Tìm lại ván lướt sóng trôi dạt 8.000 km sau hai năm
Sau khi ván lướt sóng bị cuốn trôi ở Hawaii năm 2018, Doug Falter phát hiện nó ở một hòn đảo của Philippines, cách xa hàng nghìn km.
Khi sóng lớn cuốn trôi tấm ván, Falter hy vọng một người đánh cá nào đó ở Vịnh Waimea, bang Hawaii, Mỹ, sẽ nhặt được nó mà không bao giờ tưởng tượng nó sẽ được tìm thấy ở cách xa hơn 8.000 km tại miền nam Philippines.
Hơn hai năm sau khi bị mất tấm ván màu xanh nhạt, Falter mớt biết tin nó được tìm thấy gần hòn đảo Sarangani xa xôi qua tin nhắn trên mạng xã hội. Giovanne Branzuela, giáo viên tiểu học ở Sarangani, rất vui khi hoàn lại tấm ván cho chủ cũ.
“Tôi không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy ảnh nó, cứ ngỡ đó là một trò đùa”, Falter, 35 tuổi, nói. “Tôi cứ đinh ninh sẽ không bao giờ tìm lại được tấm ván”.
Doug Falter (trái), bên tấm ván khổng lồ màu xanh nhạt ở Hawaii năm 2015 và Giovanne Branzuela (phải), bên tấm ván nay đã ngả vàng trên đảo Sarangani. Ảnh: AFP.
Branzuela mua lại tấm ván bạc màu từ một người hàng xóm cách đây vài tháng với giá 40 USD. Hàng xóm của anh mua lại từ ngư dân, những người phát hiện tấm ván trôi trên biển hồi tháng 8/2018, 6 tháng sau khi Falter làm mất nó. Họ tưởng nó rơi xuống từ một du thuyền nào đó và bán cho hàng xóm của Branzuela với giá vài USD.
Video đang HOT
Dù tấm ván trôi giạt nhiều tháng trên Thái Bình Dương, tên của người sản xuất ván là Lyle Carlson vẫn hiện rõ trên bề mặt đã ngả vàng. Branzuela tò mò nên đã tìm kiếm cái tên này trên Facebook và Carson đã gửi cho anh ảnh của nó, chia sẻ trên Instagram và gắn tên Falter vào.
“Hóa ra nó đến từ Hawaii. Tôi không thể tin nổi”, Branzuela, 38 tuổi, nói. “Tôi luôn mơ ước được học và lướt trên những con sóng lớn ở đó. Bây giờ thì tôi có thể sử dụng ván của anh ấy. Tôi hứa với anh ấy sẽ chăm sóc nó cẩn thận”.
Hai người trò chuyện qua Facebook và Falter dự định tới thăm Branzuela để lấy lại tấm ván sau khi lệnh phong tỏa đi lại do Covid-19 được dỡ bỏ.
“Tấm ván này rất có ý nghĩa với tôi. Tôi đã dùng nó đạt nhiều thành tích”, Falter, nhiếp ảnh gia, người đã lướt sóng 15 năm ở Florida trước khi chuyển tới Hawaii sinh sống, nói.
“Đây là chiếc ván lướt sóng lớn đầu tiên được làm riêng cho tôi. Tôi từng dùng nó lướt qua những cơn sóng lớn nhất trong cuộc đời”, anh nói, nhắc tới cuộc thi lướt sóng lớn Eddie Aikau 2016 tổ chức ở Vịnh Waimea khi sóng có độ cao lên tới 20 mét.
Giovanne Branzuela (trái), giáo viên người Philippines, chụp ảnh cùng tấm ván lướt sóng khổng lồ từng thuộc về Doug Falter, cùng các bạn trong làng ở đảo Sarangani. Ảnh: AFP.
Falter muốn đổi cho Branzuela một tấm ván lướt sóng dành cho người mới bắt đầu học và dạy anh cách bắt sóng xung quanh Sarangani và những hòn đảo lân cận. Anh đang chia sẻ cho Branzuela video kỹ thuật lướt sóng cơ bản và quyên góp tiền để hỗ trợ trang thiết bị cho trường học của Branzuela.
“Đó là cái cớ để tôi đến Philippines và hoàn tất câu chuyện”, Falter nói. “Tôi nghĩ cái kết hoàn hảo nhất chính là dạy Branzuela cách lướt sóng”.
Mỹ yêu cầu Trung Quốc minh bạch về Covid-19
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo muốn Trung Quốc chia sẻ và minh bạch thông tin về Covid-19 khi gặp Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì ở Hawaii.
Cuộc gặp giữa ông Pompeo và ông Dương diễn ra tại thủ phủ Honolulu, bang Hawaii, Mỹ, hôm 17/6, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang đối mặt với nhiều thách thức. Đây cũng là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của quan chức cấp cao hai bên kể từ năm ngoái.
Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Dương Khiết Trì nói với Ngoại trưởng Mỹ Pompeo rằng Washington cần tôn trọng các quan điểm của Bắc Kinh về các vấn đề then chốt, ngừng can thiệp vào các vấn đề như Hong Kong, Đài Loan và Tân Cương, đồng thời nỗ lực để cải thiện quan hệ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay trong tuyên bố hôm nay. Ông Dương cho rằng sự hợp tác giữa hai quốc gia "là lựa chọn đúng đắn duy nhất".
Đáp lại, Pompeo nhấn mạnh "sự cần thiết của những thỏa thuận có đi có lại đầy đủ giữa hai nước", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết.
"Ngoại trưởng Mỹ cũng yêu cầu Trung Quốc minh bạch hoàn toàn và chia sẻ thông tin để chống đại dịch Covid-19 đang diễn ra cũng như ngăn các dịch bệnh bùng phát trong tương lai", Ortagus nói.
Trung Quốc mô tả cuộc gặp "mang tính xây dựng" và nói cả hai bên đã đồng ý tiếp tục hợp tác, nhưng không nêu chi tiết.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) bắt tay ông Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh, tháng 10/2018. Ảnh: AP.
Trong khi cuộc họp giữa Pompeo và ông Dương diễn ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành luật kêu gọi trừng phạt những người chịu trách nhiệm giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương, gồm Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc. Luật cũng kêu gọi các công ty Mỹ hoạt động tại Tân Cương đảm bảo không sử dụng nhân sự là "các lao động cưỡng bức".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó ra tuyên bố, nói rằng việc Trump ký ban hành đạo luật về người Duy Ngô Nhĩ là cố tình bôi xấu tình hình nhân quyền ở Tân Cương, "tấn công độc hại" vào các chính sách của Bắc Kinh ở khu vực Tân Cương và "can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc", dọa "sẽ đáp trả quyết liệt" hành động của Mỹ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng yêu cầu Mỹ "sửa chữa ngay những sai lầm của mình".
Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Pompeo, ông Dương cũng "kiên quyết phản đối lời nói và hành động của Mỹ can thiệp vào các vấn đề Hong Kong cũng như kiên quyết phản đối tuyên bố của các ngoại trưởng G7 về những tình hình liên quan đến Hong Kong", đề cập đến việc ngoại trưởng các nước G7 hôm 17/6 ra tuyên bố chung, kêu gọi Trung Quốc xem xét lại luật an ninh Hong Kong và bày tỏ "quan ngại sâu sắc" rằng luật này có thể sẽ đe dọa các quyền và sự tự do của đặc khu Hong Kong. G7 bao gồm các nước Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ.
Quan hệ Mỹ - Trung xấu đi kể từ khi Covid-19 khởi phát vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Mỹ cáo buộc Trung Quốc thiếu minh bạch, che giấu dịch bệnh và chậm cảnh báo, trong khi Bắc Kinh bác bỏ những cáo buộc này.
Du khách đi tù vì đăng ảnh biển Hawaii lên mạng xã hội Một du khách người New York đã bị bắt tại Hawaii (Mỹ) sau khi anh này đăng tải hình ảnh bãi biển địa phương lên mạng xã hội Instagram. Du khách trên biển Waikiki ở Hawaii. Ảnh: Reuters Kênh CNN (Mỹ) dẫn thông báo từ văn phòng chính quyền Hawaii cho biết người đàn ông 23 tuổi có tên Tarique Peters đã bị...