Tìm lại được mặt trăng ‘mất tích’ của sao Hải Vương
Một mặt trăng nhỏ xoay quanh sao Hải Vương ‘mất tích’ cách nay hơn 20 năm, đã được nhìn thấy trở lại trong các bức ảnh do kính viễn vọng không gian Hubble chụp, hãng tin UPI dẫn lời các nhà khoa học cho biết ngày 10.10.
Mặt trăng Naiad (trong vòng tròn trắng) bên trái sao Hải Vương vừa được tái phát hiện sau hơn 20 năm – Ảnh: Viện SETI
Các nhà nghiên cứu tại Viện SETI (Search for Extraterrestrial Intelligence – Tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái đất) đã nhìn thấy Naiad, vệ tinh nằm trong cùng của sao Hải Vương.
Thiên thể nhỏ bé này có bề rộng gần 100 km, được quan sát lần cuối cùng bởi camera trên tàu vũ trụ Voyager 2 của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), cũng là lần phát hiện ra nó, vào năm 1989.
Video đang HOT
Sử dụng công nghệ giúp loại bỏ độ chói sáng của sao Hải Vương, hành tinh sáng hơn Naiad đến 2 triệu lần khiến cho sự quan sát từ Trái đất đối với Naiad gặp khó khăn, các nhà khoa học của SETI đã lần ra dấu vết của vệ tinh nhỏ bé Naiad trong loạt tám tấm ảnh được Hubble chụp lại hồi năm 2004.
“Kể từ khi tàu Voyager rời hệ hành tinh Hải Vương thì Naiad là mục tiêu khó nắm bắt”, nhà khoa học Mark Showalter của SETI cho biết trong báo cáo về phát hiện trên tại cuộc họp thường niên của nhóm nhà khoa học hành tinh thuộc Hiệp hội Thiên văn học Mỹ trong tuần này.
Được biết, sao Hải Vương là hành tinh thứ 8 và cách xa mặt trời nhất, được phát hiện vào năm 1846. Trong hệ mặt trời, nó là hành tinh lớn thứ 4 về đường kính và lớn thứ 3 về khối lượng.
Vào giữa tháng 7 năm nay, NASA công bố phát hiện mặt trăng thứ 14 của nó nhờ vào những hình ảnh ghi lại bởi kính Hubble. Mặt trăng này được đặt tên là S/2004 N 1, có bề ngang ước tính khoảng 19,3 km, là mặt trăng nhỏ nhất trong hệ thống Hải Vương tinh.
Theo TNO
NASA phóng tàu thám hiểm mặt trăng
NASA hôm nay 7/9 đã phóng tàu vũ trụ không người lái nhằm thám hiểm bầu khí quyển của mặt trăng. Đây là tàu thám hiểm mặt trăng thứ ba của Mỹ trong vòng 5 năm qua.
Tàu thám hiểm mặt trăng rời bệ phóng ở Virginia ngày 7/9.
Tàu thám hiểm khí quyển và môi trường bụi mặt trăng (viết tắt là LADEE) đã rời bệ phóng trên tên lửa đạn đạo được cải tiến của không quân Mỹ Minotaur V từ cơ sở vũ trụ Wallops của NASA ở Virginia, Mỹ, vào 11h27 tối ngày thứ bảy (giờ địa phương). Nhà bình luận NASA George Diller cho biết tàu vũ trụ hoạt động tốt và ở trong quỹ đạo ổn định nửa tiếng sau khi rời bệ phóng.
Tàu LADEE dự kiến sẽ giúp các nhà khoa học hiểu hơn về bầu khí quyển và bụi bao quanh mặt trăng.
Chuyên gia vũ trụ John Logsdon cho biết khi các nhà du hành vũ trụ Mỹ đặt chân lên bề mặt mặt trang 4 thập niên trước, họ đã nhận thấy bụi có thể là cản trở lớn cho các tàu và thiết bị vũ trụ. Ông cho biết, bụi bao quanh mặt trăng không giống cát trên bãi biển, mà rất rất nhỏ, có thể xâm nhập vào mọi thứ.
"Tất cả nhóm du hành gia Apollo đều phàn nàn bụi mặt trăng có khắp nơi", ông cho hay. Các nhà du hành người Mỹ lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969 và nhóm thám hiểm cuối cùng của kỷ nguyên Apollo đã ghé thăm mặt trăng vào năm 1972.
Chuyến bay tới mặt trăng sẽ kéo dài cả tháng trời. Và khi tiến vào quỹ đạo mặt trăng, dự kiến vào ngày 6/10, tàu sẽ lưu lại ở độ cao cách bề mặt mặt trăng 250km trong 40 ngày rồi sau đó chuyển sang vị trí thấp hơn.
Sau khi thu thập được dữ liệu về bầu khí quyển và bụi của mặt trăng trong sứ mệnh kéo dài 100 ngày, LADEE sẽ lao xuống bề mặt mặt trăng.
LADEE có thể mở đường cho các chuyến thám hiểm không người lái cho các tiểu hành tinh, tới sao Hỏa hoặc những cuộc thám hiểm mặt trăng trong tương lai, mặc dù hiện chưa có chương trình nào được lên kế hoạch.
LADEE được thai nghén khi NASA dự kiến đưa con người trở lại mặt trăng, một phần trong chương trình Constellation (Chòm sao) đã bị Tổng thống Obama hủy năm 2010 nhằm cắt giảm ngân sách. Dự án thám hiểm lớn có người lái tiếp theo của NASA là nhằm đưa con người lên sao Hỏa vào những năm 2030.
Theo Dantri
TQ sẽ đưa công nghệ bí mật lên Mặt trăng Trung Quốc sẽ tích hợp các công nghệ tối tân chưa từng có trước đây vào con tàu thám hiểm chuẩn bị đổ bộ xuống Mặt trăng. Ngày 4/9, một nhà khoa học hàng đầu của Trung Quốc tiết lộ nước này sẽ sử dụng nhiều "vũ khí bí mật" trên xe thăm dò mặt trăng Chang'e-3 dự kiến sẽ được phóng lên...