Tìm kiếm thêm các kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đây là nội dung được trao đổi tại hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn trong nước và nước ngoài” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cục Tài chính doanh nghiệp ( Bộ Tài chính) tổ chức ngày 29/7.
Ảnh: VCCI
TS. Nguyên Tiên Đông, Vu trương Vu Tin dung cac nganh kinh tê (NHNN) cho biết từ năm 2014 đến nay, dư nợ tín dụng của DN không ngưng tăng trương va hiện đang duy tri ơ mưc khoang 60% tông dư nơ tín dụng của nên kinh tê.
Tính đên thơi điêm 31/5/2016, dư nợ tín dụng toàn hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đôi vơi DN tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, khu vực DN tư nhân chiếm tỉ trọng dư nợ tín dụng lớn nhất (75%) và tốc độ tăng trưởng dư nợ nhanh nhất (18%).
Đến hết quý II/2016 đã có trên 540 hội nghị đối thoại giữa các ngân hàng với các DN được tổ chức tại 63 tỉnh, thành phố của cả nước nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho trên 50.000 doanh nghiệp và hơn 160.000 đối tượng khác (hợp tác xã, tiểu thương, hộ gia đình..) trong việc vay vốn, cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất khoản vay cũ, cho vay mới…
Tổng số tiền được hỗ trợ theo chương trình từ khi triển khai đến 6/2016 đạt 880.000 tỷ đồng. Lãi suất cho vay của chương trình phổ biến ở mức 6-9%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn; 9-11%/năm đối với các khoản vay trung, dài hạn, giảm khoảng 1% so với trước đây. Gia hạn nợ, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, nâng hạn mức tín dụng, điều chỉnh giảm lãi suất cho các khoản vay cũ với dư nợ khoảng 80.000 tỷ đồng.
NHNN đa phôi hơp vơi UBND cac tỉnh, thành phố triên khai, nhân rông chương trinh binh ôn thi trương trên toan quôc. Theo đó, các TCTD sẽ tạo điều kiện về vốn, lãi suất ưu đãi cho vay đối với các DN được UBND tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ bình ổn thị trường.
Tuy nhiên, thực tế việc tiếp cận vốn, đặc biệt là vốn có lãi suất ưu đãi của DN vẫn đang là vấn đề nan giải, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 600.000 DN nhưng có tới 30% DN nhỏ và vừa vẫn “không thể tiếp cận” với nguồn vốn của ngân hàng và 30% DN khác cho biết “rất khó tiếp cận” nguồn vốn do không có tài sản thế chấp. Điều này cho thấy việc tiếp cận vốn vẫn là “bài toán khó” với DN nhỏ và vừa.
Tại hội thảo, các diễn giả đã trực tiếp chia sẻ nhiều câu hỏi của DN về một số trường hợp cụ thể trong việc tiếp cận được vốn từ Quỹ Phát triển DN nhỏ và giải đáp băn khoăn của DN bất động sản nghỉ dưỡng.
Video đang HOT
Đại diện Vietinbank cho biết khi cho vay, ngân hàng phải xem xét, cân nhắc về “lịch sử của doanh nghiệp”, do đó ngân hàng rất khó cho vay với những trường hợp có nợ xấu. Hơn nữa, trong các trường hợp cụ thể là xây dựng cơ sở nghỉ dưỡng thì chưa được triển khai tín dụng nhiều, do đó, ngân hàng rất phải cẩn trọng đánh giá lại tính khả thi của dự án.
Ông Đặng Quyết Tiến (Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính)thừa nhận, tình trạng DN nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn là có thật. Nguyên nhân là do sức khỏe nội tại của DN có nhiều vấn đề như không có tài sản đảm bảo, tinh minh bach kém, hê thông bao cao tai chinh chưa đươc thưc sư quan tâm nên sô liêu phan anh chưa chinh xac, chưa đươc kiêm toan, thiêu tin cây…
Điều này khiến TCTD thiếu thông tin khi phân tích, đánh giá và thẩm định nhu câu vay vôn, thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh của các DN; kho khăn trong viêc xư ly tai san thê châp, thu hôi nơ vay do thơi gian thưc hiên cac thu tuc phap ly keo dai, cach thưc xư ly châm trê cua cac cơ quan co thâm quyên…
Ông Hoàng Quang Phòng (Phó Chủ tịch VCCI) nhận định Chính phủ hiện rất quan tâm tới sự phát triển của cộng đồng DN. Trong đó, vấn đề trọng tâm là tháo gỡ khó khăn về tiếp cận vốn.
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra mắt Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa (SMEDF) với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi dành cho DN nhỏ và vừa; World Bank (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tham gia hỗ trợ vốn cho DN Việt Nam thông qua các dự án.
Theo đó, điều kiện để được vay vốn từ Quỹ là DN phải hoạt động trong lĩnh vực: Nông lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; cung cấp nước hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải… Mức vay tối đa 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Thời hạn vay tối đa 10 năm với lãi suất cố định trong suốt thời hạn vay vốn và luôn thấp hơn 90% lãi suất cho vay thương mại. Lãi suất cho vay vốn ngắn hạn với thời hạn vay vốn dưới 01 năm là 5,5%, còn lãi suất cho vay vốn trung và dài hạn là 7%/năm.
Tuy nhiên, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết thêm hiện Nhà nước đã có Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa, nhưng nguồn lực của Quỹ còn hạn chế, các chính sách cho vay vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để thông thoáng, phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp hơn.
Vì thế, thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tiếp cận các quỹ quốc tế hoặc các tổ chức cho vay của nước ngoài có chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa, DN dân doanh để đa dạng các nguồn vốn tiếp cận cho doanh nghiệp.
Huy Thắng
Theo_Báo Chính Phủ
Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa cần rộng rãi hơn
Đó là nhận định của TSKH. Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TP. HCM (IEM) xung quanh các giải pháp nhằm cải thiện việc tiếp cận vốn của các DN vừa và nhỏ (DNVVN).
Thực trạng huy động vốn của các DNVVN qua kênh ngân hàng hiện nay ra sao, thưa ông?
Tiếp cận tài chính là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của các DNNVV. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện các chính sách tài chính quan trọng như nới lỏng tiền tệ, ngăn chặn sự sụt giảm đáng kể trong tiêu dùng và đầu tư, song chưa có độ tập trung đặc biệt để tạo ra các hiệu ứng mạnh cho các DNNVV.
Mặc dù các ngân hàng đã cắt giảm lãi suất và giảm tỷ lệ dự trữ, nhưng trong hầu hết các trường hợp, vốn vay chưa được chuyển đến các DNNVV. Ngược lại, ngân hàng vẫn chủ yếu rót vốn cho các DN lớn để củng cố vị thế tài chính của họ, như là một biện pháp phòng ngừa nguy cơ vỡ nợ.
TSKH. Trần Quang Thắng
Theo ông, các lý do phổ biến khiến DNVVN khó tiếp cận là gì?
Đó là: các giải pháp tài chính còn chưa đầy đủ và phù hợp đối với nhu cầu của các DNVVN; kiến thức và khả năng xúc tiến các đề án thay thế tài trợ không đầy đủ; thông tin thiếu cân đối và vấn đề về đạo đức (cả bên cho vay và DNNVV: những sai sót trong quá trình đánh giá xếp hạng tín dụng, khả năng quản trị DN yếu kém); các quy định cho vay, khuôn khổ pháp lý và thuế cứng nhắc, sự quan liêu...
Những rào cản trên khiến các DNVVN vừa phải đối mặt với điều kiện tín dụng thắt chặt, vừa khó có thể tìm kiếm nguồn vốn thay thế vốn tín dụng. Do đó, cần phải phát triển cung cấp tín dụng vi mô cho các DNVVN, cũng như các DN khởi nghiệp.
Lãi suất cho vay hiện nay đối với các DNVVN, theo ông, đã hợp lý hơn so với trước đây hay chưa?
Hiện tại, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNVVN, DN ứng dụng công nghệ cao đã giảm từ 9%/năm xuống 8%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính đối với các nhu cầu vốn này cũng đã giảm từ 10%/năm xuống 9%/năm.
Như vậy, có thể thấy, mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay có phần hợp lý hơn so với trước đây, nhưng so với các nước trong khu vực, lãi suất của Việt Nam vẫn ở mức cao, khiến sản phẩm của những DN trên khó có thể cạnh tranh.
Do đó, DN cần có công cụ phòng chống rủi ro lãi suất đầy đủ, chính xác về chi phí lãi vay khi xem xét, đánh giá hiệu quả, quyết định thực hiện đối với các phương án, dự án sản xuất-kinh doanh.
DN cần tích cực, chủ động thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro về lãi suất thông qua việc khai thác, sử dụng các sản phẩm phái sinh để bảo hiểm các rủi ro bởi biến động lãi suất trên thị trường; trích lập đầy đủ các quỹ dự phòng về tài chính trong hoạt động sản xuất-kinh doanh để tạo nguồn lực dự phòng, giúp DN có thể trụ vững trước các cú sốc về lãi suất.
DN cần sử dụng thận trọng và linh hoạt công cụ đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận trong điều kiện lãi suất thấp, đồng thời hạn chế rủi ro thua lỗ khi lãi suất biến động ngoài dự đoán; thường xuyên tăng cường năng lực tự chủ về tài chính, đa dạng hóa các kênh huy động vốn, tránh việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay ngân hàng.
Các kiến nghị về giải pháp tài chính cho DNVVN cần thiết sớm đẩy mạnh là gì, thưa ông?
Chính phủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ DNNVV đổi mới. Thông qua các tổ chức tài chính thuộc sở hữu của Nhà nước để cung cấp các nguồn tài chính, cũng như bảo lãnh và bảo lãnh đối ứng cho các khoản vay hiện hành được cấp bởi các ngân hàng khác. Bảo lãnh tín dụng Nhà nước nên được sử dụng rộng rãi và được chấp nhận trong nước.
Thông qua Quỹ bảo lãnh, đề án bảo lãnh của NHNN, các cơ quan chức năng nhằm mục đích nâng cao niềm tin của người cho vay tài chính trong việc hỗ trợ sự phát triển của các DNNVV và tiếp nhận một phần các rủi ro liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp bởi khủng hoảng.
Các giải pháp khác có thể dựa trên các sản phẩm tài chính có mức lãi suất thấp, giãn thời gian trả nợ và thời gian ân hạn, giảm bớt các quy định về tài sản thế chấp, hỗ trợ cả 2 khoản vốn về đầu tư và vốn lưu động, cũng như các sáng kiến, giải pháp nhằm cải thiện việc tiếp cận tài chính cho DNNVV, DN khởi nghiệp...
Thùy Vinh thực hiện.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
VIB hưởng ứng kêu gọi giảm lãi suất cho vay Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) vừa triển khai gói ưu đãi lãi suất và quà tặng dành cho doanh nghiệp dệt may. Theo đó, khách hàng tham gia gói ưu đãi được hưởng lãi suất ưu đãi, giảm phí tài trợ thương mại tới 20% và nhận quà tặng lên tới 70 triệu đồng Chương trình được áp dụng đến hết ngày...