Tìm hướng đẩy nhanh hỗ trợ đào tạo nghề từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Nghị quyết 68/NQ-CP quyết định dành tới 4.500 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để thực hiện tái đào tạo nghề cho lao động trong các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn chậm, nhiều doanh nghiệp chưa hào hứng tham gia. Cần giải pháp gì để thúc đẩy triển khai đề án?
Hiện nay tiến độ làm hồ sơ thực hiện gói hỗ trợ đào tạo tại doanh nghiệp đang còn quá chậm. Ảnh minh họa
Cả nước mới có 1 địa phương phê duyệt, triển khai
Ông Đào Trọng Độ – Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – GDNN) cho biết, sau 3 tháng triển khai, Tổng cục GDNN, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã ban hành toàn bộ yêu cầu, hướng dẫn, cẩm nang, hướng dẫn thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo Nghị quyết 68.
Tổng hợp của Tổng cục GDNN cho thấy tới ngày 20/10, có trên 20 tỉnh, thành phố đã xác nhận danh sách các đơn vị đóng đủ BHXH để hưởng hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện nay mới có 1 số địa phương quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho người sử dụng lao động để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động (NLĐ).
Cụ thể là tỉnh Thái Bình đã phê duyệt kế hoạch đào tạo cho hơn 600 lao động. Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Bình đang phê duyệt kế hoạch đào tạo cho hơn 800 lao động. Các địa phương khác đang hoàn thiện hồ sơ bổ sung phương án đào tạo cho hơn 2.000 lao động nữa.
Bên cạnh đó, Tổng cục GDNN cũng tổ chức nhiều tọa đàm, hội nghị trực tuyến với các sở, cơ sở GDNN, doanh nghiệp… để triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho NLĐ.
Video đang HOT
Tổng cục cũng tổ chức nhiều buổi làm việc với các địa phương, cụm địa phương và một số tổng công ty, doanh nghiệp, tổ chức như: Tổng công ty May 10, VCCI, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các hội, hiệp hội… để phối hợp triển khai, nắm tình hình triển khai và phối hợp triển khai thực hiện chính sách.
100% các địa phương đã báo cáo triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp về chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho NLĐ. Nhiều địa phương đã thành lập các tổ công tác đi rà soát, nắm nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp và trực tiếp tuyên truyền, phổ biến chính sách đến các doanh nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp.
Tháo gỡ khó khăn
Hiện nay, Tổng cục GDNN ghi nhận một số vướng mắc khó khăn ở các địa phương, trong xác nhận hồ sơ, ví dụ như: TP. Hồ Chí Minh doanh nghiệp đóng BHXH ở 1 nơi, nhưng đào tạo ở 1 nơi.
Khó khăn thứ 2 là xác nhận đóng BHXH của doanh nghiệp để hưởng hỗ trợ đào tạo nghề. BHXH khẳng định chỉ cần người sử dụng đóng đủ BHXH 12 tháng, còn lao động có thể đóng đủ hay không không quan trọng.
Một số địa phương cũng băn khoăn tới việc giảm doanh thu, hay thay đổi công nghệ. Hiện nay Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg cũng quy định rõ 4 hồ sơ mà doanh nghiệp phải nộp cho Sở LĐTBXH. Trong đó chỉ có 1 hồ sơ quy định thời gian nộp BHXH thuộc Sở LĐTBXH, còn 3 hồ sơ khác là: báo cáo giảm doanh thu; thay đổi hướng sản xuất; giảm lao động do doanh nghiệp làm gửi báo cáo.
Lý giải về những khó khăn trên, ông Đào Trọng Độ cho rằng, khó khăn lớn nhất hiện nay là tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh và sản xuất, trả các đơn hàng tồn đọng nên chưa có điều kiện nộp hồ sơ tham gia đào tạo.
Mặt khác, nhiều địa phương khi xem xét hồ sơ còn cứng nhắc, yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thêm các hồ sơ, thủ tục ngoài quy định. Bên cạnh đó, chuyên gia, doanh nghiệp cũng chỉ ra những nguyên nhân chủ quan khiến doanh nghiệp chưa hào hứng tham gia.
Ông Nguyễn Văn Cường – đại diện Tập đoàn Mường Thanh cho biết, sau 2 năm hứng chịu tác động dịch bệnh, các kỹ năng của NLĐ tại tập đoàn cũng bị hao mòn. Vì thế, hiện nay tập đoàn đã cho các trưởng bộ phận rà soát lại lao động, đánh giá thẩm định lại các kỹ năng của NLĐ, xem họ cần gì, đạt hay không đạt yêu cầu từ đó có phương án đào tạo lại.
Hiện tại, công ty đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị xin được hỗ trợ đào tạo nghề và được chấp thuận. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn nhiều băn khoăn.
“Chúng tôi rất mong muốn tham gia chương trình nhưng muốn biết rõ quy trình đào tạo cụ thể ra sao. Sự tham gia của doanh nghiệp ở mức độ nào. Thêm vào đó, cần có sự phân bổ ngân sách hợp lý vì hiện nay ngân sách hỗ trợ đào tạo được chuyển về hết các cơ sở đào tạo, DN tham gia đào tạo không biết lấy kinh phí đâu thực hiện?”, ông Cường băn khoăn.
Bên cạnh ý kiến này, ông Dương Đức Lân – Chủ tịch Hiệp hội Đào tạo nghề và Công tác xã hội cho rằng, vấn đề tổ chức đào tạo không khó, vì chúng ta có kinh nghiệm. “Tuy nhiên vấn đề tái đào tạo nghề chuyển động chậm. Chỉ có 20 doanh nghiệp ở 20 địa phương đăng ký được phê duyệt. Vậy lý do là gì? Tính hiệu quả, tính thiết thực liệu có hay không?”, ông Lân đặt vấn đề.
Ông Lân cho rằng, giải ngân 4.500 tỷ đồng không khó, nhưng làm thế nào để việc giải ngân thiết thực thì rất khó. Muốn vậy, phải đào tạo hướng “cầu” – tức là đầu tư dựa trên nhu cầu của người học. Trong khi đó, hiện nay việc giảng dạy vẫn theo hướng ai trúng thì trúng không trúng thì thôi, kết thúc khóa giảng học sinh nhận chứng chỉ rồi về.
Đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp đáp ứng việc khôi phục sản xuất
Sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách và bước vào giai đoạn bình thường mới, nhiều doanh nghiệp từng bước khôi phục sản xuất, nhu cầu tuyển dụng lao động tăng.
Tuy nhiên, việc đào tạo lại nghề vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm, khi mới chỉ có 20 doanh nghiệp đăng ký đào tạo lại theo Nghị quyết 68 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Đào tạo nghề gắn với thực tế nhu cầu của doanh nghiệp.
PGS TS Dương Đức Lân, Uỷ viên Tiểu ban Giáo dục Nghề nghiệp, thuộc Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng: Cần phải đặt câu hỏi vì sao quá trình tái đào tạo nghề theo Nghị quyết 68 từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp lại chậm? Sao cả nước mới chỉ có 20 doanh nghiệp đăng ký theo chương trình này? Lý do là gì? Phải chăng là tính hiệu quả, tính thiết thực không cao?
"Để trả lời các câu hỏi này, việc đào tạo của các giáo dục nghề nghiệp phải đào tạo hướng "cầu". Tức là đào tạo đúng yêu cầu doanh nghiệp cần, cái lao động thiếu. Thực tế hiện nay chúng ta vẫn đào tạo theo hướng 1 giáo trình, dạy theo những gì cơ sở giáo dục nghề nghiệp có, kết thúc khóa học, học sinh nhận chứng chỉ là xong. Do đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sớm khảo sát chính 20 doanh nghiệp đã đăng ký xem quá trình làm thủ tục để đăng ký đào tạo lại còn vướng mắc gì không?", ông Dương Đức Lân đề xuất.
Có một thực tế là hiện nay, 80% lao động trong các doanh nghiệp là lao động phổ thông, chỉ cần đào tạo 1 tuần là đáp ứng được công việc. Tất cả đều làm việc theo dây chuyền, nếu đào tạo lại thì sẽ đào tạo cái gì. Liệu lao động, doanh nghiệp có nhu cầu không? Do đó, với việc đào tạo lại phải đào tạo theo hướng doanh nghiệp cần gì thì đào tạo nấy và đào tạo tại doanh nghiệp.
"Tôi cho rằng cần phải đổi mới sáng tạo trong đào tạo. Ngoài việc thống kê, lên danh sách người học, cần phải thống kê sự thiếu hụt các kỹ năng cụ thể của từng lao động để có thể soạn bài giảng phù hợp, để đáp ứng nhu cầu người học", ông Dương Đức Lân cho biết.
Còn đối với chương trình đào tạo nhân lực đáp ứng cuộc nhu cầu chuyển đổi số thì bài giản theo hướng đại trà, đồng loạt và sao đó tùy nhu cầu của doanh nghiệp có đào tạo chuyên sâu.
Ông Dương Đức Lân cho rằng, về lâu dài, để nguồn nhân lực Việt đáp ứng các chuẩn mực của lao động toàn cầu, chúng ta cần một đề án về phát triển giáo dục nghề nghiệp. Đề án này sẽ giúp doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các chuyên gia có cái nhìn tổng thể về Giáo dục nghề nghiệp, từ đó, có các kiến nghị về chính sách để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao một cách bài bản.
Còn PGS.TS Trần Quốc Toản, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đối với địa phương, việc thu hút người lao động quay trở lại là bài toán của chính sách. Hiện nay, số lượng lao động quay trở lại chưa được 100%. Vậy một dấu hỏi cần xem xét tại sao lao động không quay trở lại được 100%, lý do vì sao.
Việc thu hút lao động gắn liền với việc gắn bó lâu dài. Việc lao động ồ ạt trở về quê vừa qua cho thấy việc chăm lo đời sống lao động chưa tốt. Đơn cử, như ở TP Hồ Chí Minh, số lao động tự do rất lớn, nhưng có bao nhiêu lao động có ý định gắn bó lâu dài ở thành phố hay chỉ hết tuổi lao động, họ lại về quê? Đáng chú ý có 70% lao động là thuê trọ trong nhà dân, chật chội, nên khi bị ngừng, nghỉ việc là cuộc sống khó khăn.
Khôi phục lại hoạt động doanh nghiệp cần 4 chính sách, đó là lao động nhập cư; chính sách xã hội và an sinh xã hội; y tế phòng chống dịch và thích ứng đào tạo; đào tạo lại nguồn nhân lực.
"Để doanh nghiệp khôi phục sản xuất, nhất là khi lao động quay trở lại không gắn bó với nghề cũ và chuyển nghề thì yêu cầu tiếp theo sau khi ổn định chỗ ở là đào tạo nghề. Tuy nhiên, việc đào tạo này gắn liền với doanh nghiệp, dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp. Chính sách đào tạo lại nghề theo Nghị quyết 68 đã có cách đây 4 tháng, nhưng mới có 20 doanh nghiệp đăng ký đào tạo lại. Vì vậy, các địa phương cần yêu cầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp xem lại kế hoạch tuyên truyền, thủ tục đã thuận lợi chưa?", ông Trần Quốc Toản cho biết.
Khẩn trương chi hỗ trợ cho người lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan trong việc triển khai chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động đến kê khai hưởng BHTN, BHYT, BHXH tại BHXH TP Hồ...