Tìm hiểu về xét nghiệm FSH khi đi khám sức khỏe sinh sản
Xét nghiệm FSH là một xét nghiệm nội tiết tố quan trọng trong khám sức khỏe sinh sản. Chỉ số FSH giúp xác định các vấn đề dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều, những rối loạn tại tuyến yên, buồng trứng hay tinh hoàn.
1. Đôi điều về hormone FSH
Hormone kích thích nang (FSH) là hormone được sản xuất bởi tuyến yên. Loại hormone này bị kiểm soát bởi một hệ thống phức tạp tại buồng trứng hoặc tinh hoàn, kết hợp với tuyến yên và vùng dưới đồi. Do đó, chỉ số xét nghiệm FSH có thể đánh giá tình trạng của các bộ phận này.
Đối với nữ giới, FSH có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trứng ở buồng trứng. Ở nam giới, FSH có nhiệm vụ kích thích tinh hoàn sản xuất tinh trùng trưởng thành, đồng thời sản xuất các protein liên kết với androgen. Đa phần, mức độ FSH sẽ ổn định khi nam giới bước vào tuổi trưởng thành.
Xét nghiệm FSH giúp bác sĩ đánh giá khả năng sinh sản (Ảnh: Internet)
Các chỉ số FSH tham chiếu:
- Nam giới bình thường và khỏe mạnh, chỉ số FSH là 1.5 – 12.5 mU/mL.
- Nữ giới bình thường và khỏe mạnh:
Follicule phase: 3.5 – 12.5 mU/mL
Luteral phase: 1.7 – 7.7 mU/mL
Ovulation phase: 4.7 – 21.5 mU/mL
Post menaupause: 40 – 250 mU/mL
Chỉ số này có thể giao động theo độ tuổi. Nhất là ở phụ nữ, FSH đôi khi bị rối loạn hoặc thất thường theo khả năng sinh sản và hoạt động của buồng trứng.
2. Lợi ích của xét nghiệm FSH
Do có thể xác định những vấn đề liên quan đến bộ máy sinh sản của nam và nữ, nên xét nghiệm FSH được sử dụng nhiều để xác định tình trạng vô sinh, hiếm muộn. Tuy nhiên, để có chỉ số chính xác cần thực hiện FSH cùng nhiều xét nghiệm khác như: LH, estradiol, progesterone.
- Với nam giới, các chỉ số FSH có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân tình trạng yếu tinh trùng, tinh trùng ít, bất sản sinh dục, hội chứng Klinefelters, tinh hoàn gặp vấn đề do nhiễm virus, sang chấn, bức xạ, hóa trị, khối u…
Video đang HOT
- Với phụ nữ, FSH giúp xác định nguyên nhân kinh nguyệt không đều, phát hiện các rối loạn buồng trứng hoặc tuyến yên. Phát hiện các hội chứng Kalllmann, hội chứng Turner, buồng trứng đa nang, các khối u buồng trứng và nhiều khiếm khuyết khác.
Xét nghiệm FSH có thể tiến hành nhiều xét nghiệm khác như: LH, estradiol, progesterone (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, xét nghiệm FSH kết hợp cùng LH ở trẻ nhỏ trong một số trường hợp có thể giúp phát hiện tình trạng dậy thì sớm. Xét nghiệm này rất quan trọng, bởi hiện nay tỉ lệ dậy thì sớm tương đối cao, một số nguyên nhân đến từ thực phẩm, thói quen ăn uống nhưng cũng có nhiều nguyên nhân do bệnh lý.
Xét nghiệm FSH có thể xác định được các biểu hiện ở trẻ là hiện tượng phát triển sinh lý bình thường hay do các căn bệnh gây ra. Từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác và chỉ định giải pháp điều trị phù hợp.
3. Đối tượng thường được chỉ định xét nghiệm FSH
- Nam giới hoặc nữ giới đang nghi ngờ bị vô sinh, hiếm muộn.
- Nữ giới thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt hoặc có những biểu hiện rối loạn nội tiết tố.
- Nam giới gặp trở ngại trong các cơ quan sinh sản.
- Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
- Trẻ em có biểu hiện dậy thì sớm.
Trên đây là một số thông tin về xét nghiệm FSH. Các thông tin này có thể tham khảo để các bạn hiểu hơn về hoạt động của cơ thể mình. Tuy nhiên, chỉ các bác sĩ chuyên khoa mới có thể kết luận chính xác về chỉ số FSH. Vì vậy, hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín để nhận được những lời khuyên hữu tích từ bác sĩ.
Theo Suckhoehangngay
Qui trình khám và chẩn đoán Hiếm muộn
Đầu tiên, tại bàn nhận bệnh, bệnh nhân sẽ điền vào tờ đăng ký và được hỏi các thông tin sau:
- Tên, năm sinh hai vợ chồng
- Địa chỉ
- Giấy chứng minh nhân dân, đăng ký kết hôn (CMND, ĐKKH)
- Thời gian vô sinh
- Para (tiền căn các lần mang thai trước đây)
- Nguyên nhân đi khám ...
Sau đó, bệnh nhân đóng tiền và chờ vào phòng khám.
Khi vào phòng khám, bác sĩ hỏi và tư vấn các thắc mắc của bệnh nhân. Sau đó tùy trường hợp sẽ được khám và làm các xét nghiệm cụ thể.
Nếu bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hiếm muộn và đủ điều kiện điều trị, hai vợ chồng sẽ được làm hồ sơ bệnh mới. Khi này, bệnh nhân sẽ được hỏi thêm thông tin và làm các xét nghiệm như:
- Khám phụ khoa, làm Pap's
- Siêu âm
- Xét nghiệm máu hai vợ chồng:
- HIV, HbsAg, BW
- HbeAg, AST, ALT (nếu HbsAg dương tính)
- Tinh dịch đồ
Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm
- Xét nghiệm nội tiết vợ
- Chụp HSG (chụp tử cung vòi trứng cản quang)
Các bệnh nhân vô kinh, sảy thai nhiều lần... cũng được khám và làm các xét nghiệm phù hợp.
Xét nghiệm tinh trùng (Tinh dịch đồ)
Điều kiện để làm tinh dịch đồ là người chồng có HIV âm tính và kiêng xuất tinh từ 3-5 ngày. Nếu đủ tiêu chuẩn trên, bệnh nhân được phát lọ đựng, vào phòng lấy bên cạnh phòng Xét nghiệm Nam khoa lấy tinh dịch theo cách sau:
Phân tích Tinh dịch đồ
- Nên uống nhiều nước và tiểu sạch trước khi lấy mẫu
- Rửa sạch tay và dương vật với nước sạch, không dùng xà bông
- Mở nắp lọ để nắp ngửa trên mặt bàn. Không đụng vào phía bên trong lọ và nắp lọ.
- Tự lấy (như thủ dâm). Không được dùng bao cao su thông thường, không lấy mẫu bằng cách giao hợp
- Sau khi lấy mẫu đem đến phòng xét nghiệm ngay. Nếu lấy mẫu ở nhà, giữ mẫu ấm, đem đến phòng xét nghiệm trong vòng 1 giờ sau khi lấy mẫu.
Chụp HSG (chụp tử cung-vòi trứng cản quang)
Thông thường thực hiện HSG khi hai vợ chồng đã làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản và tinh trùng của người chồng bình thường hoặc yếu nhưng trong giới hạn đủ để bơm tinh trùng.
Chụp HSG được thực hiện khi sạch kinh 2 ngày (thường rơi vào ngày 7 vòng kinh).
Bệnh nhân trước khi chụp được khám âm đạo - cổ tử cung lại và cho toa thuốc kháng sinh, giảm đau.
Tuỳ kết quả HSG mà bệnh nhân sẽ được hẹn lần khám kế tiếp
Hình ảnh tử cung-vòi trứng bình thường
Xét nghiệm nội tiết
Thông thường người vợ sẽ được làm xét nghiệm nội tiết khi:
- Tuổi>= 34-35, kinh đều: Làm xét nghiệm FSH, LH, Estradiol, thường thực hiện vào ngày 2 vòng kinh
- Kinh không đều: Làm FSH, LH, Estradiol, Prolactin, Testosterone...
Khám tiền mê, hội chẩn mổ nội soi
Khi bệnh nhân đã làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản và HSG cho kết quả tắc vòi trứng, tùy vào độ tuổi và tiền căn, bác sĩ sẽ tư vấn mổ nội soi. Hoặc có thể mổ nội soi khi siêu âm nhiều lần có u buồng trứng thực thể, polyp lòng tử cung...
Sau khi nghe giải thích và quyết định mổ nội soi, bệnh nhân tái khám đăng ký mổ vào các buổi sáng từ thứ 2 - thứ 6. Vào sáng này, bệnh nhân được khám tiền mê. Chiều cùng ngày, bệnh nhân được hội chẩn và hướng dẫn nhận lịch mổ.
Tùy từng trường hợp, khám và làm các xét nghiệm tiền mê bao gồm:
- Mổ nội soi: Vào buổi sáng, bệnh nhân tới bệnh viện để đo mạch, huyết áp, đo điện tim, hỏi về tiến sử bệnh và khám tổng quát về tim, phổi...
- Làm thụ tinh ống nghiệm:Vào buổi sáng ngày được hẹn, bệnh nhân nhịn đói làm một số xét nghiệm bao gồm:
Huyết đồ, xét nghiệm về đông máu Đường huyết, chức năng gan, thận, Albumin máu Tổng phân tích nước tiểu Đo điện tim ...
Sau khi có kết quả xét nghiệm, bệnh nhân được khám tương tự như trên.
Địa chỉ : Khoa Hiếm Muộn - Khu Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Từ Dũ
284 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 54042960(08) 54042960 - (08) 39254856(08) 39254856
Theo tudu.
Chứng đau tinh hoàn và "chuyện ấy" Đau tinh hoàn là hội chứng không xa lạ với quý ông. Nó có thể gặp ở mọi lứa tuổi, có thể đến do những tình huống bất ngờ. Có cơn đau thoáng qua, nhưng cũng có cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau buốt làm ảnh hưởng tới sức khỏe tình dục và chất lượng sống. Vậy nam giới bị đau...