Tìm hiểu về ung thư di căn
Đa số mọi người đều nhận thức rõ rằng rất khó để có thể chữa trị khỏi được khi ung thư di căn. Lúc này mục tiêu để điều trị bệnh bằng cách giảm nhẹ nỗi đau, nâng cao chất lượng cuộc sống, đối phó với các tác dụng từ ung thư và kéo dài thời gian sống.
Giải đáp thắc mắc tại sao ung thư gọi là K, nguyên nhân ung thư được gọi là K do trong tiếng anh ung thư được gọi là “cancer” và được viết tắt là Ca. Trong khi đó tiếng Việt khi đọc chữ Ca và K lại có phát âm giống nhau. Đây là lý do bệnh nhân ung thư thường được gọi là K và sử dụng ký hiệu K.
Tìm hiểu một vài vấn đề xung quanh ung thư di căn:
1. Ung thư di căn là gì?
Ung thư di căn là gì, đây là thuật ngữ được sử dụng trong y học để nói về sự di chuyển của các tế bào ung thư sang các bộ phận, khu vực khác trong cơ thể. Bản chất ung thư di căn có đặc điểm, tính chất gần giống với ung thư nguyên phát là tình trạng ung thư vẫn nằm ở vị trí ban đầu và chưa di căn. Nhưng so với ung thư nguyên phát thì ung thư di căn nguy hiểm, nhanh chóng phát tán hơn nhiều.
Ung thư nguyên phát và ung thư di căn có cùng tên gốc. Ví dụ nếu người mắc ung thư gan, khi đó các tế bào ung thư lây lan và phát triển sang phổi, đây được gọi là tình trạng ung thư gan di căn hoặc ung thư gan di căn sang phổi mà không phải là ung thư phổi.
Ung thư di căn xảy ra khi các tế bào ung thư di chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể – Ảnh Internet
2. Phát triển của ung thư di căn
Ung thư di căn phát triển khi các tế bào ung thư tách ra khỏi khối u chính và xâm nhập vào hệ thống lọc máu, hệ bạch huyết hay các mô xung quanh. Những hệ thống này đem chất lỏng xung quanh cơ thể. Do đó, khi các tế bào ung thư có thể di chuyển ra khỏi khối u ban đầu và hình thành các khối u mới khi chúng chưa định cư, phát triển ở một bộ phận khác trên cơ thể.
Video đang HOT
Thực tế cần đến vài năm sau khi ung thư di căn tồn tại và phát triển thì người bệnh mới phát hiện ra mình bị ung thư di căn.
Đa số các tế bào ung thư đều có khả năng di căn. Trong khi đó các tế bào ung thư di chuyển đến màng bụng hoặc màng phổi có thể gây ra triệu chứng nguy hiểm như gây tình trạng tràn dịch phổi, khó thở và xuất huyết đường hô hấp. Các vị trí di căn điển hình thường xuất hiện như:
- Ung thư vú thường có xu hướng di căn đến xương, gan, phổi, thành ngực và não bộ.
- Đối với ung thư phổi có xu hướng di căn đến não, xương, gan, tuyến thượng thận.
- Trong khi đó ung thư đại tràng, trực tràng lại có xu hứng lan đến gan, phổi.
- Ung thư tuyến tiền liệt sẽ di căn đến xương.
3. Một số triệu chứng điển hình của ung thư di căn
Đối với ung thư di căn thường không có các biểu lộ rõ ràng đối với các triệu chứng rõ rệt. Ngoài ra các triệu chứng của ung thư di căn còn phụ thuộc vào kích cỡ, vị trí của khối u trong cơ thể. Các dấu hiệu, triệu chứng phổ biến thường xuất hiện ở bệnh nhân bị ung thư di căn:
- Di căn ở xương: khi di căn ở xương sẽ gây ra hiện tượng đau, gãy xương ở người bị ung thư.
- Di căn ở não: hiện tượng xảy ra di căn ở não xuất hiện khiến người bệnh ung thư mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu thậm chí là co giật.
- Di căn ở gan: tình trạng di căn ở gan xảy ra khiến bệnh nhân bị vàng da, trướng bụng, sưng phồng trong bụng.
Ung thư di căn gan khiến bệnh nhân bị vàng da, sưng phồng trong bụng – Ảnh Internet
- Di căn phổi: triệu chứng di căn phổi gây ra những khó chịu ở bệnh nhân và khiến bệnh nhân bị khó thở, ho ra máu.
Ngoài ra, đau luôn là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo ung thư di căn. Tuy nhiên, đối với nhiều trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng nào của tình trạng di căn. Vì khi cơ quan chức năng trong cơ thể bị di căn, chúng sẽ gây ra phản ứng co lại cho tới khi các hạch bạch huyết bị vỡ ra hoặc trải qua sự phân li.
4. Ung thư di căn có chữa được không?
Khi biết bị ung thư, đa số người bị ung thư đều cố gắng chữa trị với mong muốn có thể khỏi bệnh và ung thư sẽ được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể họ. Tuy nhiên, đối với ung thư di căn thì quá trình chữa trị hết sức khó khăn. Bởi vì khi các tế bào ung thư đã di căn, phát triển mạnh mẽ trong cơ thể sẽ gây ra những khó khăn trong quá trình kiểm soát và làm giảm nhẹ tốc độ lây lan của chúng.
Khi đã mắc bệnh ung thư đặc biệt chuyển sang giai đoạn ung thư di căn người bệnh cần xác định sẽ phải chung sống vơi bệnh lâu dài. Thông thường các bác sĩ sẽ coi đây là căn bệnh mãn tính. Để điều trị bệnh cần kiểm soát ung thư di căn một cách tốt nhất.
Phương pháp điều trị ung thư di căn tùy thuộc vào loại ung thư bác sĩ sẽ đưa ra những hướng dẫn, lựa chọn điều trị có sẵn. Không chỉ vậy để điều trị ung thư di căn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe, điều trị đã từng thực hiện và các yếu tố khác.
Một vài phương pháp điều trị ung thư di căn gồm phẫu thuật, hóa trị, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp hormone và xạ trị. Ngoài ra, quá trình điều trị ung thư di căn còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, phụ thuộc vào loại ung thư nguyên phát ban đầu của bệnh nhân.
Quá trình di căn của tế bào ung thư
Tiến sĩ Seth Coffelt khẳng định không phải tất cả bệnh ung thư đều di căn và có thể chữa trị nếu phát hiện sớm.
Tiến sĩ Seth Coffelt, chuyên gia về hệ thống miễn dịch và ung thư di căn tại Viện nghiên cứu ung thư Beatson ở Glasgow (Scotland), cho biết phát hiện này thể hiện rõ với căn bệnh ung thư da. Với loại ung thư da không thuộc dạng u ác tính hay còn gọi là ung thư da tế bào đáy, các tế bào ung thư hầu như không lan rộng. Ngược lại, một dạng ung thư da hiếm gặp hơn (khối u ác tính), thường di căn, trừ phi, bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ung thư vú là một trong những loại ung thư rất phổ biến ở phái nữ. Ảnh: Gethealthystayhealthy
Theo tiến sĩ Seth Coffelt, "di căn" nghĩa là các tế bào ung thư tách ra khỏi khối u chính và xâm nhập vào hệ thống máu, hệ bạch huyết hoặc các mô xung quanh. Mặc dù tốc độ quá trình di căn của các loại ung thư khác nhau nhưng nhìn chung, bệnh nhân càng được chẩn đoán muộn, các khối u càng lan rộng. Bên cạnh đó, khi khối u phát triển, tế bào ung thư có thể tách ra thành một hoặc nhiều và di chuyển đến vị trí mới cách xa khối u cũ, phát triển thành một ổ mới, gọi là ổ di căn hay vị trí di căn.
Tế bào ung thư còn có thể đi theo một đường khác là bạch huyết. Đây là mạng lưới gồm các ống chia ra tương tự như mạch máu và tỏa ra khắp cơ thể, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Tế bào ung thư sau khi thoát khỏi khối u gốc có thể xâm nhập vào mạng lưới bạch huyết và mắc lại tại đây, tạo thành ổ di căn. Phải sau vài năm tồn tại và phát triển, người bệnh mới phát hiện ra mình bị ung thư di căn. Điều này khiến việc chữa trị trở nên khó khăn hơn.
Ung thư di căn có đặc điểm và tính chất gần giống với ung thư nguyên phát (tức là chưa di căn, vẫn nằm ở vị trí ban đầu) nhưng mức độ phát tán và nguy hiểm của chúng lớn hơn rất nhiều. Ung thư di căn có cùng tên gốc với ung thư nguyên phát. Ví dụ như khi bệnh nhân bị ung thư gan, các tế bào ung thư lây lan và phát triển sang phổi sẽ được gọi là ung thư gan di căn hoặc ung thư gan di căn sang phổi, chứ không phải gọi là ung thư phổi.
Qua quá trình nghiên cứu, tiến sĩ Seth Coffelt phát hiện ra các tế bào ung thư cần phải rời khỏi khối u nguyên phát để sống sót mà không bị hệ thống miễn dịch phát hiện. Sau đó, chúng có thể phát triển trong một môi trường khác. Ông cùng các cộng sự tìm hiểu hai vấn đề: "Tại sao hệ thống miễn dịch bị ngắt, nhất là tại các vị trí tế bào ung thư di căn?" và "Làm thế nào một loại tế bào miễn dịch đặc biệt có thể hỗ trợ ngăn chặn bệnh ung thư lây lan?".
Hình ảnh các tế bào ung thư ở phổi. Ảnh: Science Cancer Research
Theo đó, tiến sĩ Seth Coffelt tìm thấy một loại tế bào miễn dịch đặc biệt, gọi là Gamma Delta T. Đây là một trong một số loại tế bào miễn dịch khác nhau được gọi là tế bào T, lưu thông trong cơ thể và bảo vệ con người khỏi bệnh tật. Điều làm cho các tế bào Gamma Delta T trở nên độc đáo là khả năng phát tín hiệu để các tế bào T khác trong máu có thể tấn công những tế bào ung thư hoặc để chúng tự do "đi lại" trong cơ thể.
Nghiên cứu này cho thấy các tế bào miễn dịch của cơ thể có khả năng bảo vệ con người khỏi bệnh tật nhưng cũng bị lừa để giúp ung thư phát triển và lan rộng. Việc tăng cường các ưu điểm của những tế bào Gamma Delta T hoặc tạm dừng ảnh hưởng tiêu cực của chúng để chống lại ung thư rất quan trọng. Đây không chỉ là một lĩnh vực nghiên cứu thú vị đối với nhiều nhà khoa học mà còn giúp họ tìm ra cách điều trị một số loại ung thư bằng liệu pháp miễn dịch.
Tiến sĩ Coffelt cùng các cộng sự đang cố gắng tìm hiểu rõ hơn về quá trình truyền tín hiệu của tế bào T để tạo ra một phương pháp điều trị ung thư mới, mang lại lợi ích trên phạm vi rộng. "Nghiên cứu của chúng tôi có thể ngăn chặn ung thư di căn ở những người mắc bệnh giai đoạn đầu nhưng cũng giúp tìm ra cách điều trị cho những bệnh nhân bị ung thư di căn. Các nhà khoa học cần có thêm nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trước khi đưa ra những cách điều trị mới nhất, giúp bệnh nhân được hưởng lợi trong tương lai", tiến sĩ Coffelt cho biết.
Cuộc chiến với ung thư đã kéo dài 108 năm, vì sao chúng ta chưa thắng cuộc? Không giống như bệnh do vi khuẩn hay virus, ung thư phát sinh từ chính các tế bào bên trong cơ thể của con người và điều này khiến mọi chuyện phức tạp hơn rất nhiều. Đã hơn 1 thế kỷ trôi qua kể từ khi con người lần đầu tiên phát hiện ra tế bào ung thư. Nền y học đã có...