Tìm hiểu về LGA và PGA, vì sao CPU AMD thì “có chân” mà CPU Intel lại “không chân”?
Intel thì chân tiếp xúc nằm trên mainboard, AMD thì mấy cái chân này sẽ nằm trên CPU.
Thật ra AMD và Intel không làm CPU giống nhau không chỉ đơn giản là để tiện phân biệt đâu, chúng cũng có những lợi thế và hạn chế riêng biệt, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
*Lưu ý là cái này chỉ áp dụng với CPU desktop thôi nhé.
Intel dùng LGA trong khi AMD dùng PGA
Socket CPU chia làm 2 dạng cơ bản nhất là LGA và PGA. Để cho dễ phân biệt thì bạn cứ nhớ là LGA thì mấy cái chân tiếp xúc sẽ nằm trên mainboard, còn PGA thì các chân này sẽ nằm trên CPU. Hiện tại thì Intel dùng LGA, còn AMD thì dùng PGA
LGA
là loại mà bạn thấy trên các chuẩn socket hiện tại của Intel đấy. Ở chuẩn LGA, CPU không có chân tiếp xúc mà nó có các tiếp điểm để kết nối với chân tiếp xúc, phần chân tiếp xúc sẽ nằm toàn bộ trên mainboard, thiết kế này làm cho CPU của Intel trở nên tin cậy về mặt vật lý hơn. Ví dụ cho dễ hiểu thì bạn có thể tự nhiên đút CPU vào túi quần mà không sợ làm hỏng.
Video đang HOT
LGA cũng có hạn chế của nó. Cái này thì chắc anh em dân chơi Intel nhìn vào là hiểu ngay. Những chân tiếp xúc trên mainboard dùng socket LGA của Intel khá mong manh. Vì thế mà khi tháo lắp CPU Intel thì bạn nên cẩn thận một chút với mấy cái chân này, mình cũng từng bị cong chân socket và lấy tăm xỉa răng nắn lại được nhưng tốt nhất là bạn không nên chủ quan.
PGA
là loại chuẩn socket mà AMD dung cho các CPU phổ thông như dòng Ryzen, Athlon…, đối với dạng này thì bạn sẽ phải cẩn thận hơn một chút. Khi tháo lắp và cất giữ CPU AMD dùng chân PGA thì tốt nhất bạn nên giữ lại cái vỏ sò (vỏ nhựa kẹp CPU) của nó để cất cho an toàn. Nó không quá mong manh đâu nhưng cẩn thận vẫn hơn.
Bù lại thì mấy cái lỗ cắm chân CPU trên main AMD thì dễ thương hơn mấy cái chân trên main Intel, bạn có thể sờ thoải mái mà không sợ cong vênh như main Intel.
Tóm lại
LGA:
- Ưu điểm: CPU không có chân tiếp xúc nên bền về kết cấu vật lý.
- Nhược điểm: Chân tiếp xúc nằm trên mainboard, phần này khá mong manh nên bạn cần che chắn nó kỹ lưỡng khi không có CPU, tốt nhất là giữ cái nắp che nhựa của mainboard lại để dùng.
PGA:
- Ưu điểm: Mainboard không có chân socket nên bạn sẽ khá thoải mái khi thực hiện những thao tác với phần này như vệ sinh, tháo lắp CPU.
- Nhược điểm: Các chân tiếp xúc nằm trên CPU, không dễ cong mà có cong thì cũng dễ bẻ lại nhưng tốt nhất là nó nên được che chắn đàng hoàng.
Mất cái này thì lại được cái kia, dùng đồ AMD thì không cần lo việc cong chân socket trên mainboard. Dùng đồ Intel thì bạn có thể cầm CPU tự tin và thoải mái, miễn là dàn chân socket trên mainboard được che chắn đàng hoàng. Thế nên thật ra việc CPU phổ thông của AMD có chân cũng không hẳn là một khuyết điểm của chúng đâu nhé, đánh đổi cả thôi.
Theo Gearvn
Mindfactory.de: Doanh số Ryzen 7 3700X gần bằng doanh số tất cả CPU Intel cộng lại
Theo số liệu vủa nhà bán lẻ Đức Mindfactory, trong tháng 7 vừa rồi khi AMD chính thức bán ra CPU Ryzen 3000, với sản phẩm chủ lực Ryzen 7 3700X, tính riêng tại nhà bán lẻ này doanh số CPU AMD đã chiếm 79%, trong khi Intel chỉ bán được có 21% còn lại.
Con số này của tháng 6 tại Mindfactory là 68% đối với AMD và 32% cho Intel, doanh số cao gấp gần 4 lần của AMD trong tháng 7 chứng tỏ rằng càng ngày càng có nhiều anh em "nhảy tàu" chuyển sang xài CPU AMD cho nhu cầu của bản thân.
Cũng cần nhắc lại kẻo anh em nhầm, đây chỉ là số liệu của một nhà bán lẻ duy nhất, chứ không thể dùng thông tin này để áp cho toàn bộ thị trường CPU thế giới. Tuy nhiên nhìn vào những biểu đồ dưới đây về doanh số và doanh thu, chỉ riêng mẫu CPU Ryzen 7 3700X (cột chấm hồng trong biểu đồ) cũng đã gần bằng tất cả số CPU mà Intel bán được tại Mindfactory, điều này chứng tỏ sức hút của con chip 8 nhân với giá bán 8,7 triệu (ở thị trường Việt Nam).
Một số thị trường khác cũng ghi nhận thay đổi tích cực cho AMD. Lấy ví dụ Nhật Bản và Hàn Quốc, đầu năm 2018, thị phần CPU của họ chỉ là 18%, còn hiện tại thị phần của họ đã là 47%, gần ngang ngửa với Intel.
Theo tinh tế
Dù vẫn đang thống trị nhưng Intel liên tục bị gây sức ép bởi CPU AMD Ryzen trên mọi mặt trận Intel vẫn đang thống trị, nhưng AMD cũng từng bước chiếm lại thị phần. Trong thời gian gần đây thì chủ đề AMD vs. Intel vẫn luôn "nóng hổi vừa thổi vừa xem". Để chứng minh sự tăng trưởng của mình, AMD đã chia sẻ những số liệu mới nhất của Quý IV/2019 từ Mercury Researcher - một trong những công ty phân...