Tìm hiểu về khái niệm “nghiện game”
Thời gian qua, chúng ta đã được theo dõi hàng trăm bài báo bàn luận xung quanh vấn đề “ nghiện game”. Thậm chí game còn được ví với khái niệm ma túy số với khả năng biến con người từ chỗ “con ngoan trò giỏi” trở thành “ kẻ vô ích cho xã hội”, điều này không khỏi khiến các bậc phụ huynh đứng ngồi không yên mỗi lần thấy con cái mình “ tý toáy” trước màn hình vi tính.
Những quan niệm quá đơn giản và một chiều như trên khiến không ít game thủ – những người yêu bị gắn mác “con nghiện”, bất chấp việc họ còn lâu mới đạt được ngưỡng ấy. Vậy sự khác nhau cơ bản giữa “nghiện game” và “ham game” là như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nghiện game và ham game rất dễ bị nhầm lẫn.
Thay đổi sở thích theo tuổi tác
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết một game thủ thực thụ và kẻ nghiện game chính là sự thay đổi sở thích theo tuổi tác. Nói một cách dễ hiểu thì với người bình thường, dù ham mê game đến đâu chăng nữa thì giai đoạn “máu lửa” cũng chỉ gói gọn lại trước thời kỳ 23, 24 tuổi (hoặc cùng lắm là 30).
Thông thường, sau khi ra trường và kiếm việc làm thì hầu hết game thủ (kể cả các cao thủ eSport) cũng bắt đầu phai nhạt dần nhu cầu chơi game hàng ngày, họ bắt đầu xếp món ăn này xuống dưới nhiều nhu cầu khác như kiếm tiền, xây dựng gia đình cũng như các mối quan hệ xã hội khác. Không ít tín đồ ảo đều nhận thấy rõ rằng càng ngày mình càng “chán” game khi tuổi tác lớn dần, một số còn đoạn tuyệt hoàn toàn cả chuyện online yahoo chứ không riêng gì trò chơi trực tuyến.
Video đang HOT
Càng lớn tuổi, game sẽ càng ít quan trọng với người bình thường.
Còn với những ai nghiện game thì ngược lại, bất chấp tuổi tác cao đến đâu họ vẫn coi thế giới ảo như nhu cầu không thể thiếu. Điều này lý giải vì sao có người đã xây dựng gia đình, vợ con đề huề nhưng vẫn “mài đũng quần” ngoài quán net, cá biệt một số bỏ cả nhà, tiêu hết tiền lương vào nhân vật in-game.
Thời gian chơi
Đây là dấu hiệu thường được người ta nhắc tới khi định nghĩa thế nào là “nghiện game”. Một số bài báo trước đây trích dẫn lời các bác sỹ trong nước rằng cứ chơi quá… 2 tiếng một ngày là nghiện, rõ ràng thời gian chơi là yếu tố quan trọng để thấy sự đam mê quá độ hay không, nhưng 2 tiếng đồng hồ thì quá ít ỏi và bình thường.
Theo nhiều game thủ nhận định trên diễn đàn, một người thông thường có thể chơi tới 4 tiếng đồng hồ 1 ngày mà họ vẫn giữ được cuộc sống cân bằng. Số khác có thể chơi nhiều hơn nhưng đa phần là “cắm auto” còn bản thân chỉ thực sự online trong 2, 3 tiếng. Nói cách khác, 4 ~ 5 giờ chơi một ngày là ngưỡng phù hợp với tầng lớp “ham game”.
Gamer kỳ cựu cũng thường chơi không quá 4, 5 tiếng/ngày.
Còn riêng khi đã “nghiện”, kể cả ngồi lỳ cả ngày cũng không xi nhê gì, thế mới có những chuyện như ngất hay đột quỵ ngoài quán net vì thức thâu đêm cày kéo. Để đưa ra một mốc thời gian là rất khó nhưng nếu cứ phải chơi 6, 7 tiếng liên tục mới thấy “hơi đã” thì triệu chứng nghiện bắt đầu lộ nguyên hình.
Mối quan tâm bên ngoài
Thế giới ảo đối với bất kỳ gamer kỳ cựu nào đều quan trọng và chiếm giữ một phần trái tim, họ có thể “sáng mắt” khi thấy ai đó chơi tựa game mình yêu thích và sẵn sàng ngồi thao thao bất tuyệt với họ về cốt truyện, cách chơi… cá biệt có người còn chơi đi chơi lại vài lần một game mới hài lòng. Thế nhưng nếu bảo họ bỏ ăn bỏ uống, bỏ cả kỳ thi hoặc công việc thì gần như không bao giờ.
Thế nhưng với kẻ nghiện game thì khác, “Cháu chỉ cần chơi game là đủ” – đó là câu nói của một cậu bé trước bác sỹ khi được cha mẹ đưa tới bệnh viện tâm thần. Lời tâm sự trên là hoàn toàn chính xác, vì khi đó người ta không còn thiết gì cuộc sống thực, tất cả những người thân như cha mẹ, anh chị em đều xếp sang một bên, điều ấy lý giải vì sao khuyên bảo kẻ nghiện chỉ tốn công vô ích.
Với dân nghiện, game là nhu cầu duy nhất.
Nói một cách dễ hiểu, người ham game vẫn còn nhiều mối quan tâm chứ không chỉ mình game (kể cả nó chiếm vị trí cao hơn cả), còn kẻ nghiện game thì trước mắt họ chỉ có đúng một nhu cầu là làm sao được chơi thoải mái, không ai ngăn cản.
Triệu chứng trầm cảm
Bệnh nhân trầm cảm thường có nét mặt đơn điệu, mất gần hết các hứng thú và sở thích, mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi, chú ý và trí nhớ kém. Đây cũng là dấu hiệu của 99% các con nghiện game, một trường hợp điển hình từng tâm sự rằng sau khi đứng dậy khỏi máy tính, anh không nhận biết được thế giới xung quanh mình là thật hay ảo, mỗi bước đi đều mông lung như kẻ mộng du.
Ăn kém, ngủ ít, gầy và sút cân nhanh, các bậc phụ huynh có thể theo dõi điều này để thấy rằng con em mình đã nghiện game hay chưa. Điều trớ trêu là nhiều người ham chơi game nhưng vẫn ăn uống tốt, béo khỏe và sinh hoạt bình thường mà cứ ngồi vào máy tính vài tiếng là thế nào cũng bị quy là đã “nghiện”, âu cũng do các phương tiện truyền thông đang thổi phồng căn bệnh này lên quá lớn.
Triệu chứng trầm cảm khó xảy ra với người ham game bình thường.
Nói chung, người ta thường đưa ra hàng chục dấu hiệu nhận biết đâu là người nghiện game (ngủ gật ở lớp, bỏ học chơi game, đau đầu khô mắt, kết quả học tập kém…) nhưng gói gọn lại, tất cả vẫn nằm trong phạm trù 4 điều kể trên. Có thể coi chúng như thước đo hoàn hảo nhất để biết bạn hoặc ai đó đã đến giai đoạn “nguy hiểm” hoặc “đáng báo động” hay chưa.
Theo Game Thủ
Cha đẻ The Sims khởi động dự án
Maxis, cha đẻ của những dòng game xây dựng và quản lý nổi tiếng như Simcity và The Sims đã đăng thông báo tuyển nhân sự, liệu sản phẩm tiếp theo của họ có thể bức phá khỏi những khái niệm cũ kỹ?
Vừa qua, Maxis đã chính thức đăng bản tuyển nhân sự để "phục vụ dự án chiến lược" của họ trong năm 2012 và dự kiến sản phẩm sẽ trình làng vào đầu năm 2013. Theo như bản thông báo này, Maxis cần tuyển đội ngũ kỹ sư đồ họa với chuyên môn về dựng hình với nhiều năm kinh nghiệm. Qua những thông tin trên, có thể mường tượng được sản phẩm tiếp theo của Maxis sẽ ứng dụng công nghệ đồ họa mới nhất.
Maxis là cha đẻ của dòng game The Sims và The SimCity, những sản phẩm đã gắn liền với những người yêu thích các game xây dựng và quản lý. The Sims đã thăng hoa cùng The Sims 2 và vô số bản update, đưa người chơi từ đi du lịch khắp nơi đến trở về thời trung cổ. Tuy nhiên, SimCity lại không có được kết thúc tốt đẹp thế. Sau phiên bản SimCity 4, dòng game xây dựng thành phố huyền thoại đã không thể tiếp tục nâng cấp cho mình, và điều ấy chính là kết thúc buồn cho những fan hâm mộ của dòng game này.
Maxis cũng dần chìm vào quên lãng kể từ ngày về với gia đình Electronic Arts, khi sản phẩm được trông đợi là Spore mang hy vọng sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành sản xuất game đã không hoàn thành sứ mệnh của mình. Lần này, Maxis đã trở lại với những gì cổ điển nhất và đó là điều để những fan hâm mộ SimCity chờ đợi.
Hy vọng chúng ta sẽ sớm được chạm tay vào một siêu phẩm của Maxis, như cách họ đã xây dựng The Sims và SimCity.
Theo Game Thủ
Những dấu hiệu cho thấy bạn là một người chơi game lành mạnh Hãy cùng tìm hiểu xem mình hiện đang là một game thủ lành mạnh hay là một con nghiện game nhé! Thời gian chơi mỗi ngày từ 2-4 tiếng Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá mức độ nghiện game của mình chính là lượng thời gian mà bạn thường bỏ vào game hàng ngày. Qua đây, chúng ta...