Tìm hiểu về dị ứng tinh dịch ?
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề dị ứng tinh dịch và khả năng thụ thai để có thể phát hiện sớm nhất, tránh ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bản thân và người bạn đời.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề dị ứng tinh dịch và khả năng mang thai để có thể phát hiện sớm nhất, tránh ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bản thân và người bạn đời.
Dị ứng tinh dịch là gì?
Dị ứng tinh dịch là hiện tượng mà hệ miễn dịch của bản thân hoặc của người khác giới bắt giữ một trong các thành phần của tinh dịch (bao gồm tinh trùng, protein, enzym), điều này tạo nên các phản ứng tiêu cực cho cơ thể như cảm giác bỏng rát, ngứa ngáy, sưng nè…có khi dẫn tới việc vô sinh.
Theo thống kê, cho biết có tới 20%-40% các cặp vợ chồng gặp phải hiện tượng dị ứng tinh dịch, trong đó có khoảng 5-25% cặp đôi phải đối mặt với vấn đề sinh sản do việc dị ứng tinh dịch gây ra.
Biểu hiện của dị ứng tinh dịch
- Các triệu chứng dị ứng tinh dịch xuất hiện 20-30 phút sau khi cơ thể tiếp xúc với tinh dịch, có khi kéo dài đến vài ngày.
Video đang HOT
- Những người bệnh có cơ địa dị ứng như dị ứng da, dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa … thì dễ có khả năng bị dị ứng với tinh dịch.
- Triệu chứng nhẹ: mẩn đỏ, ngứa, bỏng rát, phồng rộp tại nơi tiếp xúc với tinh dịch cả ngoài da lẫn bên trong âm đạo.
- Triệu chứng nặng: mẩn ngứa, mề đay, khó thở, nhất là có cả trường hợp xuất hiện cơn hen …
Dị ứng tinh dịch ảnh hưởng tới khả năng mang thai
Bình thường trong tinh hoàn có hàng rào máu – tinh hoàn. Bản chất của hàng rào máu – tinh hoàn là sự liên kết bền vững của các tế bào cơ và tế bào Sertoli. Hàng rào này ngăn cản không cho tinh trùng và các sản phẩm thoái hóa của nó vào trong cơ thể, tách biệt môi trường ống dẫn tinh và máu. Nhờ có hàng rào này mà tinh hoàn không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài và không sinh ra các kháng thể kháng tinh trùng. Nhưng khi hàng rào này bị phá vỡ là điều kiện thuận lợi để tinh trùng và các sản phẩm thoái hóa của nó đi vào cơ thể rồi tiếp xúc với các tế bào có thẩm quyền miễn dịch và gây mẫn cảm với chúng.
Các tê bao bach câu, hông câu va cac thanh phân trong mau se xâm nhâp vào môi trương sinh tinh, môt sô tê bao bach câu không nhân biêt đươc tinh trung la “ngươi quen” ma coi no như ke xâm pham – khang nguyên, nên chung “ra tay” tân công nhưng con tinh trung nay – sinh ra các kháng thể kháng tinh trùng (KTKTT). Mưc đô tân công co thê tư nhe tơi năng như lam hong mang boc ngoai tinh trung (mang plasma), tơi năng hơn co thê la thưc bao tinh trung (ăn tinh trùng). Trên vi thê, thây hinh anh kêt tu tinh trung thanh đam ngưng kêt, trên kinh hiên vi điên tư co thê thây hinh anh cua lơp mang ngoai tinh trung không con trơn nhăn ma xuât hiên cac vêt “xươc” gô ghê hay cac KTKTT bám vào màng này.
KTKTT có thể tìm thấy trong huyết thanh của cả hai giới, huyết tương tinh dịch, trên bề mặt tinh trùng và dịch nhầy cổ tử cung. KTKTT có thể được sản sinh tại chỗ ở đường sinh dục nam hay ở cổ tử cung hoặc từ trong huyết thanh kháng thể đi vào huyết tương tinh dịch hoặc chất nhầy cổ tử cung qua đường rò rỉ. KTKTT ảnh hưởng đến sinh sản bằng cách làm giảm khả năng vận động hoặc tăng số lượng tinh trùng không hoạt động. Nó tác động đến sự xâm nhập của tinh trùng qua dịch nhầy cổ tử cung làm ảnh hưởng đến phản ứng giữa tinh trùng và noãn. Các kháng thể này không phải là nguyên nhân tạo nên sự bất thường của dịch nhầy cổ tử cung mà nó làm rối loạn sự xâm nhập và chuyển động của tinh trùng qua dịch nhầy cổ tử cung làm giảm sự xuất hiện của tinh trùng quanh dịch nhầy của trứng, dù cho tinh trùng có số lượng và vận động bình thường. Sự bất thường xâm nhập này của tinh trùng được kiểm tra ở thời điểm sau giao hợp, thường cho là hậu quả của KTKTT ở nam giới.
Trong các nguyên nhân sinh các KTKTT thì thắt ống dẫn tinh triệt sản là nguyên nhân hàng đầu. Qua các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người thắt ống dẫn tinh có kháng thể kháng tinh trùng trong máu từ 50-80%. Ngoài ra chấn thương tinh hoàn hay các thủ thuật sinh thiết tinh hoàn có thể làm tổn thương cơ chế tự bảo vệ của hàng rào máu – tinh hoàn và sinh ra các kháng thể kháng tinh trùng. Sau mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, Chlamydia,… hay tình trạng đàn ông loạn dâm cùng giới, giao hợp qua trực tràng…. Cũng làm tăng tỉ lệ kháng thể kháng tinh trùng.
Ở phụ nữ, có một số người có kháng thể kết gắn tinh trùng nên rất dễ thụ thai; ngược lại, một số khác lại có kháng thể tiêu diệt tinh trùng nên không thể nào thụ thai được. Điều đó có thể giải thích được ở những cặp vợ chồng có sức khỏe sinh sản bình thường nhưng không có con, đến khi chia tay nhau và thành lập gia đình mới thì cả hai đều có con.
Chúc bạn sức khỏe !
Theo: Kienthucgioitinh
Nỗi khổ của những phụ nữ bị dị ứng tinh dịch
Một nghiên cứu mới đây trên tờ Fertility cho biết, trên 12% phụ nữ có thể bị dị ứng tinh dịch của chồng hay bạn tình với các triệu chứng khác nhau, từ bị kích thích, ngứa, đi tiểu rát, chàm, cho đến sốc phản vệ.
ảnh minh họa
Tiến sĩ Michael Carroll, Đại học Manchester Metropolitan (Anh) cho biết việc bị dị ứng này không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của phụ nữ. Tuy nhiên, căn bệnh này thường bị chẩn đoán nhầm thành các bệnh khác nhau như viêm da và một số bệnh lây lan qua đường tình dục.
Ông cũng khẳng định sự thiếu hiểu biết là một trong những nguyên nhân khiến căn bệnh này khó điều trị.
Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 30 bị dị ứng tinh dịch nhiều nhất. Các dấu hiệu dị ứng xuất hiện ngay hoặc chỉ 1 tiếng đồng hồ sau khi tiếp xúc với tinh dịch. 12 trong tổng số 100 người tham gia khảo sát bị dị ứng tinh dịch.
Trong những xét nghiệm lâm sàng, tiến sĩ Carroll đã cho tách các tế bào tinh trùng ra khỏi tinh dịch. Bằng việc này, ông và các cộng sự đã nhận thấy những phụ nữ này dị ứng với tinh dịch, chứ không phản ứng khi tiếp xúc với từng tinh trùng riêng biệt.
Điều này chứng tỏ bệnh dị ứng tinh dịch có thể bắt nguồn từ thành phần có trong tuyến tiền liệt như glycoprotein. Vì vậy, một khi phụ nữ đã bị dị ứng tinh dịch có nghĩa là họ bị dị ứng tinh dịch của mọi đàn ông. Sử dụng bao cao su khi quan hệ là cách tốt nhất để ngăn ngừa dị ứng.
Căn bệnh này có thể khiến phụ nữ căng thẳng khi quan hệ và ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ. Đối với những người có nguy cơ cao bị sốc phản vệ khi tiếp xúc với tinh dịch, cần đến các biện pháp hỗ trợ sinh sản là cho tinh trùng tách ra khỏi tinh dịch và tiếp xúc với trứng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khẳng định, có nhiều trường hợp dị ứng tinh dịch nhưng vẫn có khả năng mang thai tự nhiên hoặc thông qua các biện pháp hỗ trợ khác.
Theo 24h
Bí quyết xử lý 5 tai nạn chốn phòng the phổ biến nhất Thượng mã phong, đứt dây thắng, gãy 'súng', thủng cùng đồ khi yêu... đều là những tai nạn khá phổ biến chốn phòng the. Dị ứng tinh dịch dễ trở thành rào cản cho quan hệ vợ chồng. Hình minh họa. Thượng mã phong Thượng mã phong (phạm phòng, trúng phong, thoát tinh, thoát dương) là một trong những tai nạn phòng the...