Tìm hiểu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
Ngày 02/02/2016, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12 về việc ban hành Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Quy chế số 51), thay thế Quyết định số 59/2006-QĐ-VKSTC-V7 ngày 06/02/2006 (Quy chế số 59).
Quy chế số 51/2016 gồm 7 chương, 25 điều, (giảm 5 điều so với Quy chế số 59), nhưng nội dung có nhiều điểm mới, cụ thể, chặt chẽ, chi tiết hơn so với Quy chế số 59.
1. Về công tác tiếp công dân
Về nơi tiếp công dân: Tại khoản 2 Điều 3 của Quy chế quy định rõ nơi tiếp công dân của VKS bao gồm địa điểm tiếp công dân tại trụ sở VKS và nơi làm việc khác do VKS có trách nhiệm tiếp công dân quy định và phải được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được tiếp.
Về việc từ chối tiếp công dân: Khoản 6 Điều 3 bổ sung quy định người tiếp công dân được từ chối tiếp công dân trong các trường hợp quy định tại Điều 9 Luật tiếp công dân năm 2013, cụ thể là: (1) Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; (2) Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân; (3) Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài; (4) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Về việc xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tiếp nhận qua tiếp công dân, được quy định tại khoản 4 Điều 4 của Quy chế, theo đó, có một số điểm mới sau:
- Đối với khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Trường hợp nhận được đơn khiếu nại, tố cáo không do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trực tiếp chuyển đến (nhờ người khác gửi hộ đơn) thì thực hiện việc phân loại và xử lý đơn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật thì người tiếp công dân giải thích, hướng dẫn để người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền và yêu cầu công dân chấm dứt việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Về việc tiếp công dân của Viện trưởng VKS các cấp, được quy định tại Điều 6 của Quy chế. Theo đó:
Viện trưởng VKS các cấp định kỳ mỗi tháng trực tiếp tiếp công dân ít nhất 01 ngày và chỉ tiếp trong các trường hợp: (1) Vụ việc đã được giải quyết bằng văn bản có hiệu lực pháp luật nhưng công dân đề nghị kiểm tra lại; (2) Vụ việc công dân đã gửi đơn nhiều lần, có dấu hiệu oan, sai, được dư luận quan tâm nhưng chưa được xem xét, giải quyết.
Viện trưởng VKS các cấp tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp: (1) Vụ việc có tính chất gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau; (2) Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Ảnh minh họa
2. Về công tác tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn
Việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn được tách ra thành một chương riêng (Chương III). Trong đó, có quy định mới tại khoản 5 Điều 10 về việc xử lý đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu. Cụ thể:
- Đối với đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân (TAND) đã có hiệu lực pháp luật, thì xử lý theo quy định tại các Chương về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS), Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS), Luật Tố tụng hành chính (TTHC) và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Video đang HOT
- Đối với đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, thì xử lý theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.
- Đối với đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của VKS cấp mình, thì đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (gọi chung là Đơn vị 12) chuyển đến các đơn vị có trách nhiệm hoặc người có thẩm quyền để xem xét; trường hợp đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác, thì chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết.
- Đối với đơn yêu cầu bồi thường oan, sai theo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của VKS cấp mình, thì chuyển đến đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Đơn vị 7) để xem xét.
3. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền
- Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của VKS được quy định tại Điều 12, có bổ sung một số quy định mới như:
Thẩm quyền của VKS về giải quyết khiếu nại của cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động kiểm sát thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định, hành vi của một chủ thể mới là Kiểm tra viên (KTV).
Trong mọi trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng VKSND tối cao là quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật.
- Về phân công nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của VKS các cấp
Quy chế số 51 đã phân công tất cả các đơn vị nghiệp vụ, kể cả Đơn vị 12 của VKS các cấp đều có nhiệm vụ chủ trì và có sự phối hợp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cụ thể:
- Đối với khiếu nại, tại khoản 1 Điều 13 quy định:
Đơn vị 12 có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu giúp Viện trưởng VKS cấp mình giải quyết khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Viện trưởng VKS cấp dưới thuộc thẩm quyền và kết quả giải quyết khiếu nại của VKS cấp dưới thuộc thẩm quyền trong TTHS, TTDS, TTHC và các khiếu nại khác khi được Viện trưởng giao.
Đơn vị kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (Đơn vị 8) có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị 12 tham mưu giúp Viện trưởng giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; khiếu nại hành vi, quyết định quản lý, giáo dục phạm nhân; khiếu nại hành vi, quyết định của KTV, Kiểm sát viên (KSV), Phó Viện trưởng VKS cấp mình; hành vi, quyết định của Viện trưởng VKS cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả giải quyết khiếu nại của VKS cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
Đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự (Đơn vị 11) có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị 12 tham mưu giúp Viện trưởng giải quyết khiếu nại hành vi, quyết định của KTV, KSV, Phó Viện trưởng VKS cấp mình; hành vi, quyết định của Viện trưởng VKS cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả giải quyết khiếu nại của VKS cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính.
Các đơn vị nghiệp vụ khác có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị 12 tham mưu giúp Viện trưởng giải quyết khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của KSV, KTV, Phó Viện trưởng VKS cấp mình trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra (CQĐT) cùng cấp, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam; khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Thủ trưởng CQĐT cùng cấp, Cấp trưởng Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và các quyết định tố tụng của CQĐT cùng cấp đã được VKS phê chuẩn; kết quả giải quyết của Thủ trưởng CQĐT cùng cấp đối với khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của cán bộ điều tra, Điều tra viên (ĐTV), Phó Thủ trưởng CQĐT; kết quả giải quyết của Cấp trưởng Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Cấp phó, cán bộ điều tra.
- Đối với tố cáo, khoản 1 Điều 16 quy định:
Đơn vị 12 có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu giúp Viện trưởng giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Viện trưởng VKS cấp dưới thuộc thẩm quyền trong TTHS, TTDS, TTHC; Phó Viện trưởng VKS cấp dưới thuộc thẩm quyền trong TTDS, TTHC và các tố cáo khác khi được Viện trưởng giao.
Đơn vị 8 có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị 12 tham mưu giúp Viện trưởng giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của KTV, KSV, Phó Viện trưởng VKS cấp mình; hành vi vi phạm pháp luật của Viện trưởng VKS cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
Đơn vị 11 có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị 12 tham mưu giúp Viện trưởng giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của KTV, KSV, Phó Viện trưởng VKS cấp mình; hành vi vi phạm pháp luật của Viện trưởng VKS cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính.
Các đơn vị nghiệp vụ khác có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị 12 tham mưu giúp Viện trưởng giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của KTV, KSV cấp mình trong TTHS, TTDS, TTHC; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Phó Viện trưởng cấp mình trong TTHS; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam.
4. Về xử lý đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
Đơn đề nghị xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật về bản chất là một dạng “đơn đề nghị” mà pháp luật về tố tụng không có quy định bắt buộc phải giải quyết. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 9 Luật Tiếp công dân năm 2013 thì trước khi từ chối tiếp công dân, các cơ quan nhà nước phải kiểm tra, thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra những vụ việc khiếu nại, tố cáo đã giải quyết hết thẩm quyền, có hiệu lực pháp luật nhưng công dân vẫn có đơn đề nghị xem xét lại. Do đó, Quy chế số 51 đã quy định tại Điều 14 việc thụ lý, giải quyết đối với đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nếu đủ điều kiện, nhưng không được coi là phát sinh thêm một cấp giải quyết mới. Việc thụ lý, kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong những điều kiện sau: Đơn bức xúc, kéo dài; đơn về những vụ việc có dấu hiệu oan, sai; đơn có sự chỉ đạo xem xét của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đơn được các cơ quan báo chí và dư luận quan tâm; đơn có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở Trung ương hoặc địa phương.
Vì là loại đơn đề nghị, pháp luật về tố tụng chưa có quy định, nên Quy chế số 51 không quy định về thời hiệu gửi đơn, thời hạn xử lý và thủ tục thụ lý đơn. Viện kiểm sát các cấp khi tiếp nhận loại đơn này, không cần phải xác định thời hiệu, không thông báo thụ lý đơn. Căn cứ vào tính chất của từng vụ, việc cụ thể, Viện trưởng VKS quyết định việc xử lý, xem xét kiểm tra trong thời hạn phù hợp.
5. Về kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
Về thẩm quyền kiểm sát: Khoản 1 Điều 17 của Quy chế quy định VKS các cấp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền cùng cấp và cấp dưới theo quy định của pháp luật. Theo đó, các VKSND cấp cao có thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động xét xử đối với TAND cùng cấp và cấp dưới.
Về phân công nhiệm vụ kiểm sát: Khoản 2 Điều 17 đã bổ sung quy định về giao Đơn vị 12 nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu giúp Viện trưởng VKS cấp mình kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS, TTDS, TTHC; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại đối với hành vi của người có thẩm quyền của TAND trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Đây là quy định mới của Quy chế số 51, Đơn vị 12 có nhiệm vụ chủ trì tất cả các hoạt động kiểm sát (kể cả kiểm sát theo vụ việc và kiểm sát theo tình trạng); các đơn vị nghiệp vụ khác không thực hiện nhiệm vụ kiểm sát theo vụ việc, nhưng vẫn có nhiệm vụ phối hợp với Đơn vị 12. Riêng các Đơn vị 8 và Đơn vị 11 thì ngoài việc vẫn giữ nguyên nhiệm vụ kiểm sát theo vụ việc, còn phải thực hiện thêm nhiệm vụ kiểm sát theo tình trạng và khi kiểm sát phải phối hợp với Đơn vị 12.
Về căn cứ áp dụng các biện pháp kiểm sát: Khoản 2 Điều 18 quy định căn cứ cho VKS các cấp áp dụng các biện pháp kiểm sát yêu cầu đối với cơ quan tư pháp khi có một trong hai căn cứ sau: (1) Có cơ sở xác định dấu hiệu vi phạm hoặc có căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; (2) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Riêng đối với biện pháp trực tiếp kiểm sát thì không buộc phải áp dụng hai căn cứ nêu trên, không nhất thiết phải qua khảo sát nắm dấu hiệu vi phạm hoặc kết luận vi phạm, VKS các cấp có thể thường kỳ hoặc bất thường tiến hành trực tiếp kiểm sát đối với các cơ quan tư pháp.
Quy chế số 51 đã bổ sung thêm biện pháp trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thi hành án hình sự, không giới hạn chỉ được trực tiếp kiểm sát trong TTHS như trước đây.
Riêng trong TTDS và TTHC, Quy chế số 51 không quy định áp dụng biện pháp “Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo”. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Thông tư liên tịch số 02 và khoản 3 Điều 31 Thông tư liên tịch số 03 ngày 31/8/2016 của VKSND tối cao và TAND tối cao, quy định việc phối hợp giữa VKSND và TAND trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật TTDS và Luật TTHC năm 2015 thì VKS có quyền yêu cầu Tòa án cùng cấp và Tòa án cấp dưới cung cấp hồ sơ, tài liệu về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho VKS khi thuộc một trong những trường hợp sau đây: (a) VKS nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (b) VKS đã yêu cầu theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; (c) VKS có căn cứ xác định việc Tòa án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong khi giải quyết.
Tại điểm b khoản 3 Điều 18 còn bổ sung thêm trường hợp áp dụng các biện pháp kiểm sát khi tiến hành kiểm sát việc giải quyết khiếu nại đối với hành vi của người có thẩm quyền của TAND trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Tại điểm c, khoản 3 Điều này cũng quy định rõ “Một biện pháp kiểm sát có thể được áp dụng đồng thời đối với vụ việc cụ thể và đối với tình trạng vi phạm pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp”.
Việc ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát: Theo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 18, thì sau khi kết thúc một trong các biện pháp kiểm sát, nếu có căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thì có thể được ban hành kiến nghị ngay; thậm chí, thông qua nghiên cứu đơn, văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc các nguồn thông tin khác và hồ sơ, tài liệu liên quan, nếu có đủ căn cứ kết luận vi phạm có thể ban hành kiến nghị ngay mà không cần thiết phải áp dụng các biện pháp kiểm sát.
Tại điểm b khoản 4 Điều 18 đã bổ sung quy định khi kết thúc biện pháp trực tiếp kiểm sát phải ban hành kết luận về kết quả kiểm sát; nếu có căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì tùy theo mức độ vi phạm mới tiếp tục ban hành kiến nghị hoặc kháng nghị. Nếu kết luận xác định cơ quan được kiểm sát không có vi phạm hoặc có vi phạm nhưng không đáng kể hoặc ít nghiêm trọng, thì không cần thiết phải ban hành kiến nghị nữa.
Tại điểm d, khoản 4 Điều 18 bổ sung quy định khi ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát phải ấn định cụ thể thời hạn mà các cơ quan được kiểm sát phải trả lời hoặc thực hiện trong trường hợp pháp luật tương ứng trong từng lĩnh vực không có quy định cụ thể về thời hạn này.
Về kiểm tra việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị: Tại khoản 5 Điều 18 bổ sung thêm quy định về kiểm tra việc thực hiện các kháng nghị, kiến nghị đã được ban hành sau khi kết thúc các biện pháp kiểm sát (phải xây dựng kế hoạch và ban hành quyết định; kết thúc kiểm tra phải có kết luận).
(Trích bài viết: “Những điểm mới của Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp” của Tiến sĩ Nguyễn Kim Sáu, Vụ trưởng Vụ kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Vụ 12), VKSND tối cao. Tạp chí Kiểm sát số 05/2017).
Theo kienthuc
Hà Nội thiếu nghiêm túc chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình phê bình UBND Hà Nội ra quyết định thu hồi đất của người dân trái quy định, thiếu nghiêm túc chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về xử lý, khắc phục sau thanh tra khiếu nại, tố cáo của một số công dân tổ 6 (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) liên quan đến việc thu hồi đất.
Phó thủ tướng phê bình lãnh đạo UBND Hà Nội đã ra quyết định thu hồi đất của các hộ dân trái quy định của pháp luật và thiếu nghiêm túc chấp hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng; quy định của pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, khắc phục, xử lý các vi phạm trong vụ việc trên.
Quyết định thu hồi đất trái pháp luật đã bị hủy bỏ. Theo đó, đất phải được giao trả cho các hộ dân sử dụng nhưng UBND Hà Nội không giao trả mà giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Nam Từ Liêm quản lý là không có cơ sở.
Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phê bình UBND Hà Nội. Ảnh: Thắng Quang.
Phó thủ tướng yêu cầu UBND Hà Nội giao trả đất cho các hộ dân sử dụng theo đúng quy định của pháp luật và kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan theo đúng ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 8722/VPCP-V.I ngày 17.8.2017 của Văn phòng Chính phủ. Trong đó có cả trách nhiệm của lãnh đạo UBND Hà Nội trong việc ra quyết định thu hồi đất trái pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng trước ngày 1.9.
Liên quan đến vụ việc này, trước đó năm 2012, UBND Hà Nội ra quyết định thu hồi đất đất của các hộ dân tại tổ 6 (phường Mễ Trì) giao cho Công ty Phú Hòa. Đến tháng 8.2016, UBND quận Nam Từ Liêm đã thực hiện cưỡng chế thu hồi. Người dân cho rằng quyết định thu hồi trái luật nên đã có khiếu nại đến Thanh tra Chính phủ.
Ngày 14.4.2017, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận giải quyết khiếu nại của người dân. Theo kết luận, UBND phường Mễ Trì xác nhận nguồn gốc đất do UBND phường quản lý, sử dụng là không đúng thực tế sử dụng đất.
"Việc Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND Hà Nội chấp thuận địa điểm, phê duyệt dự án đầu tư trái với quy hoạch đã được Bộ Xây dựng và Thủ tướng phê duyệt. Việc ban hành quyết định thu hồi đất của các hộ dân để giao cho Công ty Phú Hòa thuê là không đúng quy định của pháp luật", kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Ngày 14.8.2017, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã yêu cầu Chủ tịch UBND Hà Nội "nghiêm túc và khẩn trương" hủy bỏ quyết định thu hồi đất ngày 23.8.2012; bồi thường thiệt hại cho các hộ dân do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có).
Đồng thời kiểm điểm các cá nhân tập thể có liên quan đến sai phạm trên; làm rõ việc UBND phường Mễ Trì nhận 300 triệu đồng của Công ty Phú Hòa hỗ trợ sau cưỡng chế thu hồi đất, có biện pháp xử lý theo quy định pháp luật.
Theo Thắng Quang (Zing)
Kỳ họp thứ 6 HĐND Hà Nội sẽ "chất vấn 1 phút, trả lời 3 phút" Chiều 27.6, Thường trực HĐND TP.Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về kỳ họp thứ 6 HĐND TP khóa XV. Tại đây, ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP.Hà Nội cho biết, trong kỳ họp thứ 6, HĐND TP sẽ xem xét, thảo luận các báo cáo, tờ trình về nhiều lĩnh vực công tác thực...