Tìm hiểu về công nghệ cảnh báo điểm mù trên ô tô
Điểm mù trên xe ô tô được hiểu là những vùng, khoảng trống mà lái xe không thể nhìn thấy được trong khi điều khiển phương tiện.
Tầm nhìn của lái xe ô tô phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và các bộ phận như: kính chắn gió, bảng tablo hoặc cột chữ A. Bên cạnh đó, các màn hình trần, tựa đầu ở hàng ghế sau hay các miếng dán decal ở cửa kính cũng là các nguyên ngân làm giảm tầm nhìn của tài xế.
Lịch sử công nghệ cảnh báo điểm mù trên xe ô tô
Hệ thống cảnh báo điểm mù
Công nghệ cảnh báo điểm mù (BSM – Blind Spot Monitor) do George Platzer đề xuất, lần đầu xuất hiện trong báo cáo gửi Hiệp hội Kỹ sư ô tô S.A.E năm 1995. George Platzer nhận thấy các trung tâm dạy lái ô tô không hướng dẫn các học viên cách nhận biết điểm mù khi cầm lái, cho dù cách này không hề khó và đơn giản nhất chính là điều chỉnh gương chiếu hậu phù hợp nhằm giảm số điểm mù xuống thấp nhất.
George Platzer đã nhận bằng sáng chế cho phát minh BSM và sau đó, BSM đã được trang bị trên nhiều sản phẩm khác nhau của Ford Motor. Các nhà sản xuất ô tô đã lựa chọn tích hợp hệ thống cảnh báo điểm mù trên gương chiếu hậu như là một giải pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, mỗi nhà sản xuất lại có tiếp cận công nghệ ô tô mới này theo các cách khác nhau là hệ thống cảnh báo điểm mù chủ động và bị động:
- Hệ thống cảnh báo điểm mù bị động: Để giảm chi phí sản xuất, các hãng xe hơi thường đặt một gương cầu lồi ở góc gương chiếu hậu. Lúc này, lái xe có thể quan sát được những vùng bị che khuất mà gương chiếu hậu thông thường không thể kiểm soát.
Hệ thống cảnh báo điểm mù được chia làm 2 loại là chủ động và bị động
- Hệ thống cảnh báo điểm mù chủ động: Hệ thống giám sát điểm mù bao gồm các bộ phát sóng điện tử được gắn trên gương chiếu hậu, quanh thân xe hay cản sau để phát ra sóng điện từ khi ô tô đang di chuyển. Ngoài ra, lái xe có thể lắp đặt thêm camera trên 2 gương chiếu hậu. Nếu một chiếc xe ở phía sau hoặc bên hông chạy quá sát xe của bạn thì bộ phát điện từ sẽ nhận và gửi tín hiệu về bộ điều khiển. Lúc này, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo như: phát âm thanh, rung vô-lăng, đồng thời hình ảnh sẽ hiển thị trên màn hình trung tâm giúp lái xe dễ dàng quan sát, thậm chí nhiều dòng xe ô tô còn đưa ra hướng dẫn giúp lái xe xử lý tình huống đang gặp phải.
Hệ thống cảnh báo điểm mù trên các mẫu xe ô tô
Video đang HOT
Năm 2007, hãng xe hơi Thụy Điển dã giới thiệu công nghệ cảnh báo điểm mù trên sedan Volvo S80. Hệ thống sẽ tự động cảnh báo có xe ô tô khác nằm trong vùng che khuất tầm khi chuyển làn và đèn LED trên cột chữ A sẽ nháy liên lục nếu xe của bạn có khả năng bị va chạm.
Tuy vẫn còn nhiều hạn chế nhưng Mazda trở thành hãng xe hơi Nhật Bản đầu tiên trang bị màn hình cảnh báo điểm mù (Blind Spot Monitoring) cho Mazda X-9 Grand Touring vào năm 2009. Sau đó, đến năm 2013, hệ thống trên được nâng cấp nhiều và tiếp tục được lắp đặt trên 2 mẫu CX-9 Touring và Grand Touring. Hiện nay, công nghệ cảnh báo điểm mù đã xuất hiện nhiều trên các mẫu xe của hãng như: Mazda3, Mazda CX-5, Mazda CX-3. Ngoài ra, người đồng hương Mitsubishi cũng nối gót Mazda khi trang bị hệ thống này cho mẫu Pajero Sport.
Hệ thống cảnh báo điểm mù trên xe Audi có tên gọi Audi Side Assist
Với tên gọi Audi Side Assist, hãng xe sang Đức phát triển công nghệ này với các bộ phát sóng điện từ có khả năng phát hiện các phương tiện từ phía sau trong khoảng 50m. Nếu bạn chuyển làn trong điều kiện nguy hiểm thì đèn báo trên gương chiếu hậu sẽ nhấp nháy để cảnh báo.
Lưu ý dành cho lái xe: Kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn cho thấy bạn không nên tin tưởng tuyệt đối vào các công nghệ trên xe bởi chúng chỉ hỗ trợ bạn cầm lái an toàn hơn. Có thể, bạn sẽ thấy phiền phức với các âm thanh bất ngờ xuất hiện trong xe vì chúng quá nhạy hoặc gặp nhiều hạn chế trong điều kiện giao thông ở Việt Nam.
Công nghệ cảnh báo điểm mù sẽ trở thành trang bị tiêu chuẩn bắt buộc trên xe hơi, tương tự như hệ thống phanh tự động sẽ là trang bị tiêu chuẩn của 10 “ông lớn” ô tô trong tương lai gần. Dẫu vậy, kinh nghiệm về ô tô của bản thân mới chính là yếu tố quyết định tất cả.
Theo Danhgiaxe
Công nghệ an toàn có thể vô dụng do tài xế Việt không hiểu
Một số công nghệ an toàn trên ô tô hiện đại có thể khiến không ít tài xế bối rối, thậm chí "tắt cho đỡ phức tạp", vô tình làm giảm độ an toàn của chiếc xe.
Một số tính năng tự động giúp xe trở lại làn nếu bắt đầu có hiện tượng văng bánh, hoặc tự động phanh nếu các cảm biến phát hiện khả năng có ai đó "ôm hôn thân mật" từ phía sau. Các công nghệ an toàn như kiểm soát hành trình chủ động, hiển thị áp suất lốp hay camera lùi đang ngày càng trở nên phổ biến.
Kiểm soát độ bám đường
Hệ thống kiểm soát độ bám đường sẽ giảm năng lượng truyền tới các bánh, bằng cách phanh, khi thấy có hiện tượng trượt. Xe sẽ phanh riêng biệt theo từng bánh để sao cho mức độ bám đường tổng thể ở mức tối đa.
Hệ thống kiểm soát độ bám đường
Kiểm soát độ bám đường đặc biệt hữu ích khi đi qua bề mặt đường trơn trượt. Hệ thống phát hiện sự khác biệt tốc độ bánh trước và sau- nếu bánh sau quay nhanh hơn bánh trước, có nghĩa là bánh sau đã mất ma sát, hệ thống sẽ giảm công suất động cơ hoặc cắt hoàn toàn cho đến khi bánh sau đạt đủ độ bám đường. Tắt "Traction Control" trong trường hợp này, có nghĩa bạn tăng khả năng trượt của xe, và giảm độ an toàn của mình và người đi cùng.
Cảnh báo điểm mù
Tính năng phát hiện điểm mù từng bị chỉ trích bởi không hiệu quả, nhưng hệ thống này đều có những giá trị xứng đáng với việc trả thêm tiền. Trong vài ứng dụng, hệ thống cảnh báo điểm mù sẽ quan sát xa hơn về phía sau để phát hiện những xe đang tiến sát bạn với tốc độ cao hơn xe của bạn, cảnh báo bạn nếu ai đó đang "bay" tới ở làn đường mà bạn định đi vào.
Sử dụng radar và camera, hệ thống này sẽ bật sáng đèn hoặc biểu tượng hoặc hình tam giác trên gương chiếu hậu ngoài để cảnh báo rằng xe khác đang chạy tới, có thể nằm trong phạm vi khuất tầm nhìn của tài xế. Nhiều hệ thống còn phát âm thanh cảnh báo nếu bạn tìm cách chuyển hướng hoặc bật xi-nhan cho thấy bạn đang "cãi lại" hệ thống. Thậm chí có hệ thống tiên tiến còn tự động phanh hoặc đánh lái đưa xe trở về giữa làn.
Thực tế, điểm mù của một chiếc xe hơi rất rộng, đủ cho xe 2 bánh và ôtô lọt vào mà bạn không phát hiện ra cho đến khi một tiếng "rầm" vang lên. Với xe không trang bị hệ thống này, tài xế phải thường xuyên kiểm tra điểm mù, đặc biệt khi chuyển làn và quay đầu xe. Với những xe trang bị, hệ thống thường hiển thị cảnh báo trên gương chiếu hậu bên ngoài. Tính năng này xứng đáng được đánh giá cao khi mua xe.
Cảnh báo chệch làn và hỗ trợ giữ làn đường
Cảnh báo chệch làn sẽ "lên tiếng" nếu bạn lái chiếc xe ra khỏi làn mà không bật đèn xi-nhan. Sử dụng camera hoặc laser để nhận diện vạch kẻ đường, hệ thống có thể phát ra âm thanh, hoặc nháy đèn, và/hoặc rung vô-lăng hoặc ghế lái.
Nhằm phát hiện khi bạn rời khỏi làn đang đi, công nghệ hỗ trợ giữ làn tự động nhẹ nhàng chỉnh vô-lăng để đưa bạn trở lại đúng làn.
Khi biểu tượng này bật sáng tức là bạn đang có vấn đề không giữ xe chạy đúng làn mà chệch sang làn bên cạnh, có thể gây ra tai nạn. Tính năng đáng giá này nhiều khi không được các tài xế đánh giá đúng tầm quan trọng. Thậm chí tại Mỹ, theo kết quả khảo sát của tạp chí danh tiếng Consumer Reports công bố hồi đầu năm 2016, có tới hai phần ba chủ xe "tắt béng" tính năng này đi trên những xe mà LDW có thể tắt/bật.
Móc cài ghế trẻ em
Móc cài ghế trẻ em là tiêu chuẩn quốc tế trên ôtô con để đảm bảo ghế trẻ em được cài đặt dễ dàng và chắc chắn hơn. Hệ thống gồm móc cài nằm thấp hơn móc khóa dây bảo hiểm thông thường ở ghế xe cùng móc cài trên cao.
Hiện nhiều người Việt chưa quan tâm đúng mức tới thiết bị an toàn này. Trẻ em đi ôtô thường được người lớn bế trong lòng, hoặc tự ngồi mà không có ghế riêng, và thậm chí không cả thắt dây an toàn. Ghế trẻ em sẽ rất hữu dụng, đặc biệt khi được lắp đặt đúng cách giúp bảo vệ trẻ em trong những trường hợp xe bị va chạm.
Cảnh báo áp suất lốp TPMS
Hệ thống cảnh báo áp suất lốp (TPMS) là thiết bị cảm biến tinh vi được thiết kế để đo lường và hiển thị áp suất lốp xe theo thời gian thực. Nó cảnh báo cho người lái ngay lập tức bất kỳ thay đổi bất thường nào của nhiệt độ hoặc áp suất lốp cho dù xe di chuyển hay đang đỗ.
Ở Việt Nam chỉ những xe dòng cao cấp mới được trang bị hệ thống cảnh báo áp suất lốp. Đối với những xe không có, người dùng có thể lắp thêm. Thiết bị này khá đa dạng trên thị trường với nhiều giá và chất lượng khác nhau. Hiện ngày càng nhiều người sử dụng ôtô ở Việt Nam quan tâm tới thiết bị này và sẵn sàng trả tiền để trang bị cho xe của mình.
Cảm biến áp suất được gắn trên từng bánh (thường nằm ở vị trí van) và chịu trách nhiệm gửi thông tin về màn hình hiển thị của TPMS hoặc kết nối với điện thoại di động.
Cảm biến khoảng cách và cảm biến lùi
Cảm biến khoảng cách sẽ cảnh báo khả năng va chạm với người, xe cộ xung quanh. Cảm biến lùi giúp cảnh báo vật cản phía sau ngoài tầm quan sát của tài xế. Với tình hình giao thông đông đúc như ở Việt Nam, không ít tài xế cảm thấy phiền phức khi lái xe với cảm biến khoảng cách, bởi thiết bị liên tục phát âm thanh có thể gây khó chịu đặc biệt khi gặp tắc đường.
Cảm biến khoảng cách và cảm biến lùi đều có thể vô hiệu hóa, có thể bằng một nút bấm. Nhưng tính năng này được sinh ra nhằm giúp bạn lái xe an toàn hơn, vì thế không nên vô hiệu hóa.
Theo Autobikes
BMW X6 2020 chính thức ra mắt, lưới tản nhiệt có thể phát sáng Thiết kế của X6 thế hệ mới có nhiều nét tương đồng với BMW X5. Xe sử dụng khối động cơ I6 3.0L 335 mã lực và động cơ V8 twinturbo 4.4L sản sinh công suất 523 mã lực. Hơn 10 năm trước, BMW đã cho ra mắt chiếc "SUV Coupe" BMW X6 đầu tiên. Tính từ thời điểm đó, đã có hơn...