Tìm hiểu về các giai đoạn của ung thư dạ dày
Phát hiện sớm các giai đoạn của ung thư dạ dày sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân.
Theo nhiều nghiên cứu thì ung thư dạ dày là khối u ác tính rất nguy hiểm và có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, có thể lan xuyên qua dạ dày sang các cơ quan khác. Để phòng ngừa cũng như có thể chữa bệnh hiệu quả thì mỗi người cần nắm rõ được các giai đoạn của ung thư dạ dày.
1.Triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày
Giai đoạn đầu của ung thư dạ dày thường khó phát hiện, triệu chứng mắc bệnh ung thư dạ dày ban đầu thường không rõ ràng và thường không có cảm giác đau. Lúc ung thư dạ dày đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể thì khi đó triệu chứng xuất hiện rõ ràng.
Thông thường những triệu chứng ban đầu chứng tỏ mắc ung thư dạ dày sớm thường được biểu hiện như sau:
Bị đầy bụng sau khi ăn, khó tiêu, lúc đầu còn thưa về sau thì liên tục.
Ăn mất ngon, mới đầu chán ăn thịt mỡ và về sau thì sẽ chán ăn bất kỳ loại thức ăn nào.
Buồn nôn sau khi ăn, ngày càng tăng rồi nôn, lúc đầu nôn ít sau nôn nhiều với bất ký loại thức ăn nào.
Thay đổi đặc tính cơn đau: Đau thượng vị mất chu kỳ và có những cơn đau kéo dài.
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng ung thư dạ dày rất dễ bị nhầm lẫn (Ảnh: Internet)
Thiếu máu kèm theo đi cầu phân đen có máu.
Suy nhược, mệt mỏi, sút cân không biết rõ nguyên nhân.
Video đang HOT
- Do các triệu chứng này giống với bệnh về đường tiêu hóa nên người bệnh rất dễ nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng…
2. Các giai đoạn của ung thư dạ dày quan trọng không được bỏ qua
Bệnh ung thư dạ dày có 5 giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn đầu các dấu hiệu của bệnh thường khá mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. Các giai đoạn của ung thư dạ dày như sau:
- Giai đoạn 0
Khối u chỉ được tìm thấy trong lớp niêm mạc của thành dạ dày và giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô.
- Giai đoạn 1
Khối u chỉ xâm lấn vào lớp thứ hai của thành dạ dày phần dưới niêm mạc. Các tế bào ung thư lây lan vào các hạch bạch huyết khác nhau. Số lượng hạch bạch huyết đã bị lây lan là dưới 6.
Hoặc khối u đã xâm lấn cả vào lớp thứ hai và lớp thứ ba của thành dạ dày là lớp cơ và lớp niêm mạc dưới. Các tế bào ung thư không lây lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác.
- Giai đoạn 2
Khối u chỉ xâm lấn lớp dưới niêm mạc. Và các tế bào ung thư đã lan ra từ 7 đến 15 hạch bạch huyết.
Hoặc khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư lan ra từ 1 đến 6 hạch bạch huyết
Bệnh ung thư dạ dày có 5 giai đoạn phát triển (Ảnh minh họa: Internet)
Hoặc khối u đã thâm nhập đến lớp ngoài của dạ dày. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác.
- Giai đoạn 3
Khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư đã lan ra từ 07 đến 15 hạch bạch huyết.
Hoặc khối u đã xâm lấn đến lớp bên ngoài. Tế bào ung thư đã lan ra từ 01 đến 15 hạch bạch huyết.
Hoặc khối u đã xâm lấn vào các cơ quan lân cận như gan, đại tràng, hoặc lá lách. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các bộ phận ở xa.
- Giai đoạn 4
Các tế bào ung thư đã lan rộng đến hơn 15 các hạch bạch huyết.
Hoặc khối u đã xâm lấn cơ quan xung quanh và ít nhất 1 hạch bạch huyết.
Hoặc các tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan xa.
Mắc ung thư thực quản khi mới 28 tuổi vì thói quen uống nước mà nhiều người lầm tưởng tốt cho sức khỏe
Mọi người đều biết, uống nước là việc làm cần thiết đối với cơ thể con người hằng ngày. Tuy nhiên, nếu có thói quen uống nước không đúng cách còn có thể khiến bạn mắc ung thư thực quản.
Cơ thể con người có tới 70% là nước và cần đến 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu uống nước không đúng cách không chỉ không đem lại hiệu quả cung cấp nước cho cơ thể mà còn trở thành tác nhân gây ung thư thực quản.
Gần đây, một cô gái 28 tuổi tên là Xiaowei đang là nhân viên văn phòng trong một doanh nghiệp nhà nước có tiếng tại Trung Quốc. Thời điểm này cô muốn kết hôn, sinh con và có gia đình của riêng mình nhưng những việc này trở nên khó khăn hơn khi bác sĩ thông báo cô mắc ung thư thực quản.
Cô gái cho biết, cách đây 4 tháng cô thường xuyên thấy bị đau họng, chướng bụng dữ dội và việc uống thuốc không đem lại hiệu quả. Sau khi tới bệnh viện kiểm tra, được bác sĩ thực hiện nội soi và siêu âm mới phát hiện cô có nhiều khối u ác tính đang di căn trong cổ họng.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm máu cũng đã phản ánh rằng có hàng tá các chỉ số bất thường và kết quả sau cùng cho biết, cô gái mới chỉ 28 tuổi đang mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối. Thời điểm phát hiện bệnh đã quá muộn nên cô chỉ có thể kéo dài sự sống chứ không còn cơ hội để chữa trị.
Thói quen uống nước nóng nhiệt độ cao là một trong những nguyên nhân gây ung thư thực quản - Ảnh Internet
1. Ăn, uống đồ nóng liên tục bất ngờ trở thành nguyên nhân gây ung thư thực quản
Không phải ai cũng biết, thói quen ăn và uống đồ nóng liên tục có thể trở thành thói quen gây ung thư thực quản nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Xiaowei bị phát hiện ung thư thực quản giai đoạn cuối cũng cho biết rằng cô ăn uống rất khoa học, không sử dụng rượu bia thường xuyên. Tuy nhiên, cô có một thói quen mà rất nhiều người mắc phải đặc biệt là mùa đông có liên quan đến chế độ ăn uống.
Cô gái 28 tuổi có tật xấu thích uống đồ uống nóng. Đặc biệt nước vừa đun sôi xong, khi chỉ để nguội 1 chút cô gái đã đem uống luôn. Lầm tưởng cho rằng, nước càng sôi thì bụng sẽ lại càng ấm. Đây là sai lầm nhiều người mắc phải khi ăn uống trong mùa đông lạnh giá vì cho rằng đồ ăn, thức uống nóng đem lại hiệu quả giúp làm ấm cơ thể trong ngày lạnh.
Thói quen đi làm lại pha nước nóng để uống đến khi quen dần gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của Xiaowei. Khi cô phát hiện trong phân có máu và cổ họng đau nhức khủng khiếp thì mới tới bệnh viện để kiểm tra thì bị ung thư thực quản đã di căn.
Cô gái mới chỉ 28 tuổi đang mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối - Ảnh Internet
2. Chuyên gia nói gì với thói quen ăn đồ nóng liên tục
Bác sĩ thực hiện điều trị cho Xiaowei cho biết, việc uống nước vừa đun sôi trong một thời gian dài còn có thể gây ung thư thực quản.
Theo một báo cáo từ Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), còn cho biết thêm: uống đồ nóng trên 65 độ C sẽ sản sinh ra các tế bào ung thư cực nhanh.
Mọi người nên uống nước ấm hoặc nguội, tuyệt đối không uống nước khi vừa nấu xong. Bởi vì, bề mặt miệng và thực quản của chúng ta có một lớp niêm mạc mỏng bao phủ nhằm bảo vệ hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, lớp niêm mạc mỏng này chỉ có thể chịu được nhiệt tối đa là 50 đến 60 độ C. Do đó, nếu ăn đồ ăn nóng và uống đồ nóng vượt quá ngưỡng này sẽ làm cho lớp màng mỏng đó bị chết đi. Điều này tạo điều kiện cho các tế bào ác tính phát triển.
Ngoài ra, việc ăn và uống đồ nóng liên tục còn có thể khiến các tế bào ung thư sản sinh bất thường và do cơ thể lặp lại quá trình sửa chữa thực quản bị tổn thương. Theo thời gian, uống nước nóng và ăn thức ăn nóng lâu dài sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị suy yếu mà không thể tránh khỏi, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản lẫn dạ dày.
Mắc ung thư gan 15 năm vẫn sống khỏe mạnh, Giám đốc bệnh viện Ung bướu 81 tuổi tiết lộ 3 sự thật ít người biết về ung thư Trong những lần xuất hiện trên truyền thông, bác sĩ Kecheng đã chia sẻ những sự thật về ung thư khiến bao người ngỡ ngàng, chủ động thay đổi lối sống gấp. Vào tháng 1 năm 2006, bác sĩ Xu Kecheng, giám đốc Bệnh viện Ung thư Fuda Quảng Châu (Trung Quốc) được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan. Khi mới biết...