Tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Suy tĩnh mạch là bệnh mãn tính, không thể tự khỏi. Mục đích của việc điều trị là làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bao gồm cả mục đích thẩm mỹ và ngăn ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn do biến chứng.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì ?
Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch ở chi dưới, đây là căn bệnh cũng khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay, là hiện tượng máu bị suy giảm chức năng khi đưa trở về tim của hệ thống tĩnh mạch, khiến cho chúng tắc nghẽn và gây ra những triệu chứng nguy hiểm và khó khăn cho người mắc bệnh như : khó đi lại, đau chân, phù chân, ban đêm có thể bị chuột rút.
Biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Biểu hiện bệnh suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến được chia thành những giai đoạn khác nhau của bệnh, bao gồm : giai đoạn mới bắt đầu, giai đoạn tiến triển và những biến chứng của bệnh
- Giai đoạn mới bắt đầu: Suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn này, chúng ta có thể thấy một số hiện tượng sau: đau chân, mỏi chân, cảm giác đi lại rất mỏi khi đi giày cao gót. Với những người làm công việc văn phòng hay những người lái xe, thì căn bệnh này xuất hiện nhiều hơn cả. Khi đi ngủ về ban đêm, thường có cảm giác như bị kiến cắn ở vùng cẳng chân. Tuy nhiên, những biểu hiện này rất khó phát hiện và chúng chỉ thoáng qua, do đó một số người không để ý và thường bỏ qua.
- Giai đoạn tiến triển bệnh: Biểu hiện bệnh giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn này có thể là phù chân hay những cảm giác nặng nề hơn trong việc đi lại. Vùng cẳng chân của người mắc bệnh sẽ xuất hiện chàm da, và có thể thay đổi mày sắc da. Các tĩnh mạch phồng lên gây cảm giác nặng, và rất đau, khiến cho việc đi lại cũng vì thế mà trở nên khó khăn hơn.
Video đang HOT
- Giai đoạn biến chứng: Đây là giai đoạn nguy hiểm, biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng xuất hiện rõ ràng hơn. Tĩnh mạch nổi loằng ngoằng dưới da, lở loét chân …..
Những lưu ý khi điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Nhiều người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nhưng không được tư vấn đầy đủ hoặc do tìm hiểu về bệnh chưa cặn kẽ nên áp dụng những phương pháp điều trị không phù hợp. Chẳng hạn như:
1. Bôi dầu nóng, ngâm chân nước nóng
- Nhiều người bệnh tĩnh mạch thường thoa dầu nóng hay ngâm chân vào nước nóng vì nghĩ rằng làm thế sẽ bớt đau. Thực ra, đây là một quan niệm sai làm cho người bệnh đau nhức chân nhiều hơn và tăng cảm giác khó chịu. Theo phản xạ tự nhiên, khi gặp nóng các tĩnh mạch sẽ giãn nở ra, làm cho các van tĩnh mạch vốn bám vào thành tĩnh mạch hở nhiều hơn và dòng máu chảy ngược tăng. Cùng lúc, các mạch máu nhỏ ở chân cũng giãn to là tăng ứ đọng máu, gây cảm giác đau nhức và khó chịu ở chân.
2. Bỏ thói quen đi bộ
Rất nhiều người bỏ thói quen đi bộ khi biết mình bị suy tĩnh mạch. Họ cho rằng đi bộ khiến máu dồn xuống hai chân nhiều hơn và làm nặng thêm tình trạng suy tĩnh mạch. Thực ra, đi bộ là môn thể thao rất có lợi cho sức khỏe. Động tác đi bộ làm co thắt các cơ cẳng chân, ép vào các tĩnh mạch sâu, làm cho máu tĩnh mạch được đẩy về tim tốt hơn, giảm ứ đọng ở các tĩnh mạch nông, giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.
3. Dùng thuốc không rõ nguồn gốc
Nhiều người bị đau nhức chân do suy tĩnh mạch nhưng không đi khám mà tự ra hiệu thuốc mua thuốc giảm đau, kháng viêm để uống. Một số người mua thuốc trên mạng để điều trị tại nhà. Các loại thuốc này có thể có tác dụng giảm đau tạm thời nhưng không giúp khỏi bệnh và để lại nhiều tác dụng không tốt đến sức khoe.
4. Không đi tái khám và theo dõi bệnh sau phẫu thuật
Thông thường phẫu thuật xong, các triệu chứng sẽ giảm hoặc biến mất. Sau một thời gian, nhiều người thường quên mất rằng mình có bệnh, không còn tái khám để theo dõi, không tuân thủ lối sống có lợi cho tĩnh mạch cũng như biện pháp phòng tránh tái phát. Điều này có thể làm cho bệnh quay trở lại.Do đó, bác sĩ khuyên người từng bị suy tĩnh mạch sau khi đã khỏi bệnh nên duy trì các phương pháp tập luyện có lợi cho tĩnh mạch, đồng thời tái khám định kỳ ở các cơ sở chuyên khoa Mạch máu.
Theo www.phunutoday.vn
Biến chứng của răng khôn mọc lệch
Răng khôn mọc lệch ngầm gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những biến chứng do răng khôn gây ra, bạn hãy chú ý theo dõi nhé!
1. Nguyên nhân khiến răng khôn mọc lệch
Răng khôn là tên thường gọi của răng số 8 hay răng hàm lớn thứ ba. Mỗi người thường có bốn răng khôn ở bốn góc hàm. Răng khôn thường mọc lúc 18 - 25 tuổi tuy nhiên cũng có thể mọc sớm hơn (16 - 17 tuổi) hoặc muộn hơn (trên 30 tuổi), có người không thấy răng khôn mọc lên nhưng thực tế vẫn có thể có răng khôn và do răng mọc lệch, ngầm dưới xương hàm và bị mô mềm che phủ. Do đó, chỉ khi đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, bạn mới có thể biết chính xác mình có gặp vấn đề với răng khôn hay không.
Răng khôn thường có hình dạng bất thường cả ở thân răng và chân răng, do vậy nó làm cản trở quá trình mọc lên bình thường của răng.
Răng khôn mọc lệch ngầm gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng tại chỗ và sức khỏe toàn thân của người bệnh. Do vậy việc hiểu biết về nguy cơ, biến chứng do răng khôn gây ra là rất cần thiết trong việc dự phòng các bệnh răng miệng.
2. Những biến chứng do răng khôn mọc lệch gây ra
- Viêm nhiễm tại chỗ
Là tai biến hay gặp nhất, sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn tại chỗ răng khôn mọc lệch gây viêm tổ chức quanh thân răng. Bệnh nhân thấy đau, hôi miệng, sưng nề vùng lợi răng khôn, có thể thấy có mủ chảy ra, khó há miệng. Những viêm nhiễm này sẽ tái đi tái lại nhiều lần, những lần tái phát sau sẽ càng nặng nề hơn. Trong một số trường hợp không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lan rộng sang các khu vực khác như mang tai, má, xuống cổ, viêm xương, viêm màng trong tim, nhiễm trùng máu... gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Gây tổn thương răng bên cạnh (răng số 7)
Răng khôn mọc lệch ngầm thường làm hỏng răng bên cạnh. Khe hở giữa răng khôn mọc lệch và răng số 7 gây dắt thức ăn và làm sâu răng. Khi răng khôn ép vào răng bên cạnh sẽ làm tiêu một phần thân và chân răng này, đồng thời tiêu xương ở mặt xa của răng số 7.
Quá trình tổn thương có thể âm thầm kéo dài trong nhiều năm đến khi tổn thương lan rộng bệnh nhân mới đi khám thì lúc này nhiều khi răng số 7 đã hỏng, không thể giữ lại được. Trong khi đó bạn cần biết rằng, răng số 7 hay còn gọi là răng hàm lớn thứ hai là một trong những răng giữ chức năng ăn nhai quan trọng nhất trên cung hàm.
- Bị lợi trùm bám phần răng khôn, từ đó gây ra viêm lợi và đọng thức ăn, tổn thương lợi trong quá trình nhai. Trong trường hợp này, cứ để cho răng tự mọc. Khi răng mọc lên khỏi mặt lợi mà bị che khuất một phần mặt nhai thì cần đến cơ sở chuyên khoa răng để cắt bỏ lợi trùm, tránh biến chứng sau này.
Theo www.phunutoday.vn
Cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách, tránh biến chứng tàn phế Tai nạn điện giật là tai nạn rất dễ xảy ra trong đời sống hàng ngày. Trong nhiều trường hợp, nếu không biết cách phòng chống và sơ cứu hiệu quả thì người bị điện giật sẽ gặp nhiều biến chứng, thậm chí mất mạng. Trong cuộc sống có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra có thể ảnh hưởng xấu thậm chí...