Tìm hiểu về bệnh giang mai
Giang mai là bệnh xuất hiện từ thời thượng cổ, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Với sự tiến bộ của y học, bệnh giang mai hiện có thể chữa khỏi. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh và gây khó khăn cho điều trị.
Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum (T. pallidum) gây nên. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi giao hợp không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da, niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn.
Xoắn khuẩn giang mai treponemapallidum
Tiến triển của bệnh qua các giai đoạn
Thời kì 1
Giai đoạn đầu mắc bệnh giang mai hay còn gọi là giang mai thời kỳ 1, giai đoạn này có thời kì ủ bệnh, kéo dài khoảng 6 – 8 tuần, tổn thương mới chỉ khu trú tại những vị trí mà xoắn khuẩn xâm nhập, sẽ xuất hiện những hạt nhỏ có màu đỏ bé bằng hạt gạo mọc ra trên rãnh dương vật, trên dương vật, bao quy đầu, môi lớn môi bé âm vật.
Sau đó những hạt nhỏ sẽ kết cứng lại to bằng móng tay, những mụn nhỏ có thể bị vỡ ra, chảy dịch ra ngoài, trong chất dịch đó, có chứa một lượng lớn các xoắn khuẩn giang mai, tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. Tổn thương thường không được chú ý và tự lành trong vòng 2 đến 6 tuần, tuy nhiên vi khuẩn vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Nếu không điều trị bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn 2.
Thời kì 2
Video đang HOT
Xuất hiện sau lần tiếp xúc đầu tiên từ 2 đến 6 tháng. Các biểu hiện thường nhẹ và có thể bao gồm các triệu chứng giống cúm nổi ban ở lòng bàn tay, bàn chân, cánh tay, chân săng ở vùng sinh dục và rụng tóc. Các biểu hiện trên có thể biến mất và không được chú ý đến, nhưng có thể kéo dài đến 2 năm. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển đến giai đoạn III.
Tổn thương trên tay do bị giang mai
Thời kì 3
Thường bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh, kéo dài hàng chục năm, gây tổn thương các cơ quan, phủ tạng (gan, tim, thần kinh, cơ, xương, não…), có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Giai đoạn này người bệnh ít có khả năng lây nhiễm cho bạn tình vì xoắn khuẩn đã xâm nhập và khu trú vào phủ tạng, không còn ở da, niêm mạc nữa.
Tóm lại, bệnh giang mai có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế hay các trung tâm sức khỏe sinh sản. Để tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh, khi có các dấu hiệu mắc bệnh hoặc nếu có quan hệ tình dục không an toàn với đối tượng nghi ngờ cần đến ngay cơ sở trên để xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Theo BS Thu Lan (Sức khỏe & đời sống)
Bệnh lây truyền tình dục ở nam giới
Ở mọi xã hội, các bệnh lý lây truyền đường tình dục (sexually transmited diseases - STDs) là loại bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất. Ở các nước đang phát triển, bệnh STDs thường gặp nhất là do vi khuẩn, như nhiễm lậu, có tên khoa học Neisseria gonorrhoeae, nhiễm chlamydia trachomatic và xoắn khuẩn giang mai.
Cũng ở các nước đang phát triển, bệnh STDs nằm trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao ở nam giới, gây ảnh hưởng sức khỏe và sinh sản hàng năm do các biến chứng viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn hay vô sinh. Trong số các STDs do virút, nhiễm virút gây suy giảm miễn dịch ở người (human immunodeficiency virus HIV) trở thành nguyên nhân hàng đầu tử vong ở một số nước đang phát triển trong thập kỷ qua. Trong khi đó hai bệnh STDs chủ yếu do virút khác là human papilloma virus (HPV) và viêm gan siêu vi B (hepatitis B virus) gây biến chứng ung thư dương vật, ung thư gan. Ngoài ra, các loại virút khác như nhiễm herpes sinh dục, nhiễm cytomegalovirus đang tăng rõ rệt.
Viêm niệu đạo ở nam giới
Viêm niệu đạo thường được coi là hội chứng STDs ở nam giới, biểu hiện tình trạng xuất tiết có dịch hoặc mủ chảy từ lỗ niệu đạo ở nam giới kèm theo các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu khó. Nếu không điều trị kịp thời có thể lây cho bạn tình và để lại biến chứng như: viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo, vô sinh.
Việc chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, thời gian ủ bệnh dao động từ 2 ngày đến 5 tuần, xuất hiện triệu chứng tiểu gắt, tiểu khó, tiểu buốt dọc theo đường tiểu, kèm theo chảy mủ xanh hay mủ vàng từ lỗ ngoài niệu đạo. Xét nghiệm lấy dịch mủ từ lỗ ngoài niệu đạo, nhuộm gram thấy song cầu khuẩn gram (-) nằm trong và ngoài tế bào bạch cầu đa nhân. Ngoài ra, các trường hợp khác khi nhuộm gram không thấy song cầu mà có trên 5 bạch cầu trong một vi trường có độ phóng đại 1.000 lần, thường kết luận viêm niệu đạo không do neisseria gonorrhoeae có thể tác nhân là chlamydia.
Điều trị: nếu xác định được nguyên nhân thì điều trị nguyên nhân, nếu không điều trị theo hội chứng. Điều trị viêm niệu đạo do neisseria gonorrhoeae đồng thời phải điều trị viêm niệu đạo do chlamydia.
Dùng một trong các loại thuốc sau kết hợp với một trong các loại thuốc điều trị viêm niệu đạo:
- Cefixim 200mg, uống 2 viên, liều duy nhất doxycyclin 100mg, uống 1 viên, ngày 2 lần, trong 7 ngày. Ceftriaxon 250mg, tiêm bắp, liều duy nhất doxycyclin 100mg, uống 1 viên, ngày 2 lần, trong 7 ngày.
Bạn tình của người bệnh cũng nên được xét nghiệm tìm neisseria gonorrhoeae và chlamydia và nên tiếp nhận chế độ điều trị. Chú ý: khi bạn tình đang mang thai hay đang giai đoạn cho con bú, việc điều trị không dùng doxycyclin mà thay thế erythromycin 500mg uống 1 viên, ngày 3 lần, trong 14 ngày.
Khuyến kích dùng bao cao su khi giao hợp để đề phòng và hạn chế nguy cơ lây lan. Ảnh minh họa
Viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn cấp tính trong STDs với triệu chứng thường gặp nhất của đau bìu đột ngột một bên, phù nề vùng bìu, bí tiểu, thường gặp ở nam giới dưới 35 tuổi đang độ hoạt động tình dục, chlamydia trachomatis là vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất, tiếp theo là escherichia coli and neisseria gonorrhoeae.coli và neisseria gonorrhoeae. Đồng thời bệnh liên quan với viêm niệu đạo rõ rệt.
Chẩn đoán phân biệt xoắn tinh hoàn, khối u tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu ngoại khoa, thường gặp lứa tuổi 20 - 30, biểu hiện bằng đau đột ngột, tinh hoàn nâng cao lên trong bìu, mào tinh xoay từ đằng sau lên đằng trước và không có dòng máu trong siêu âm doppler màu. Còn phân biệt u tinh hoàn cần nghĩ đến khi các triệu chứng dai dẳng sau đợt điều trị. Siêu âm xác định rõ khối u. Viêm mào tinh hoàn cấp tính biểu hiện các triệu chứng: đau vùng bìu một bên hay cả hai bên, sưng nề, tấy đỏ, tiểu khó, đau hạ vị, toàn thân sốt, ớn lạnh. Đau nhiều khi giao hợp hay xuất tinh, có thể có máu trong tinh dịch. Xét nghiệm máu, bạch cầu tăng cao. Viêm mào tinh hoàn không được điều trị biến chứng viêm mào tinh hoàn mãn tính, áp-xe vùng bìu, viêm tiền liệt tuyến, hẹp niệu đạo và vô sinh. Điều trị viêm mào hoàn cấp tính chủ yếu dùng kháng sinh trị chlamydia và escherichia coliand neisseria gonorrhoeae.coli, neisseria gonorrhoeae. Thuốc đầu tay ceftriaxon tiêm bắp 250mg sau đó dùng doxycyclin 100mg, ngày uống hai lần, mỗi lần 1 viên, dùng liên tục trong 10 ngày. Hoặc dùng cefotaxim 1g, tiêm bắp, liều duy nhất doxycyclin 100mg, uống 1 viên, ngày 2 lần, trong 10 ngày.
Cần điều trị cho bạn tình với liều lượng như trên.
Dự phòng STDs ở nam giới
Khuyến kích dùng bao cao su khi giao hợp để đề phòng và hạn chế nguy cơ lây lan. Hiểu được tầm quan trọng cần điều trị sớm khi có các dấu hiệu bất thường.
Cần tuyên truyền giáo dục cho giới trẻ về tác hại và mức độ nguy hiểm của các bệnh lây lan qua đường tình dục, nhấn mạnh về hành vi tình dục an toàn, hướng dẫn việc sử dụng bao cao su khi giao hợp.
Theo SKDS
Có thể cứu 1 triệu trẻ nhỏ nhờ xét nghiệm giang mai Các chuyên gia y tế thế giới cho biết gần một triệu trẻ sơ sinh sẽ được cứu sống mỗi năm nếu các xét nghiệm nhanh, đơn giản và rẻ tiền phát hiện bệnh giang mai được cung cấp cho thai phụ tại các nước nghèo. Hiệp hội về bệnh giang mai bẩm sinh toàn cầu cho biết xét nghiệm bệnh giang mai...