Tìm hiểu tàu ngầm tấn công “khủng” nhất Triều Tiên
Tàu ngầm Type 033 doTrung Quốcsản xuất là loại tàu ngầm tấn công lớn nhất, mạnh nhất của Hải quânTriều Tiên.
Triều Tiên là một trong những quốc gia sở hữu lực lượng tàu ngầm tấn công phi hạt nhân đông đảo nhất trên thế giới hiện nay. Theo một số báo cáo của các cơ quan tình báo quốc tế thì hải quân nước này biên chế khoảng 60-70 chiếc tàu ngầm. Con số này lớn hơn rất nhiều so với toàn bộ hạm đội tàu ngầm của Hải quân Hàn Quốc(gồm chừng 11 chiếc).
Tuy nhiên, trong số này, chiếm tới 70-80% là các loại tàu ngầm mini có lượng giãn nước chỉ hơn trăm tấn với năng lực chiến đấu rất hạn chế. Số còn lại là các tàu ngầm tấn công phi hạt nhân Type 033 (khoảng 22 chiếc) do Trung Quốc sản xuất. Đây được xem là những tàu ngầm lớn nhất, mạnh nhất của Hải quân Triều Tiên hiện nay.
Theo một số nguồn tin quốc tế, 22 chiếc tàu ngầm Type 033 được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong đó có 4 chiếc được lắp ráp ở Trung Quốc, phần còn lại được chuyển giao công nghệ, vật liệu cho Triều Tiên lắp ráp trong nước.
Gần đây, Hải quân Triều Tiên mới để “lộ” những hình ảnh hiếm về tàu ngầm Type 033 của nước này.
Tàu ngầm Type 033 là một thiết kế sao chép từ tàu ngầm Project 633 của Liên Xô. Tàu có lượng giãn nước 1.475 tấn khi nổi và 1.830 tấn khi lặn, dài 76,6m, rộng 6,7m, mới nước 5,2m.
Nhìn chung, về kiểu dáng thì con tàu sao chép gần như nguyên vẹn thiết kế thủy động lực học của Project 633. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có một số cải tiến để hạn chế tiếng ồn khi hoạt động.
Cụ thể theo quảng cáo từ phía Trung Quốc, độ ồn của tàu ngầm Type 033 sau khi được Trung Quốc “cải tiến” giảm xuống còn 20dB. Hệ thống định vị thủy âm trên tàu ngầm cũng liên tục được nâng cấp.
Video đang HOT
Ban đầu, tàu ngầm Type 033 sử dụng hệ thống định vị thủy âm Type 105 do Trung Quốc sản xuất, sau đó được thay thế bằng loại H/SQ2-262A. Tính năng kỹ thuật của các loại này gần như không thể kiểm chứng một cách độc lập.
Tàu được trang bị 2 động cơ diesel công suất 4.000 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 13 hải lý/h (khi lặn), tầm hoạt động gần 15.000km.
Tàu ngầm tấn công Type 033 được vận hành bởi đội hình thủy thủ đoàn 54 người (10 sĩ quan).
Vũ khí chính của Type 033 gồm 8 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm (6 ống ở đầu, 2 ống ở đuôi) có khả năng bắn 2 loại ngư lôi:
- Ngư lôi chống ngầm/chống tàu mặt nước Yu-1 nặng 2 tấn, dài 7,8m, lắp đầu đạn nặng 400kg. Yu-1 có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm 9km với tốc độ hành trình 56km/h. Ngư lôi được điều khiển bằng con quay hồi chuyển, sau được nâng cấp với đầu tự dẫn âm thanh thụ động.
- Ngư lôi chống ngầm/chống tàu mặt nước Yu-4 nặng 1,7 tấn, dài 7,75m, lắp đầu đạn nặng 309kg. Y-4 đạt tầm bắn ngắn 6km với tốc độ hành trình 56km/h. Ngư lôi được điều khiển bằng đầu tự dẫn âm thanh thụ động.
Với 2 loại ngư lôi này, tàu ngầm Type 033 của Triều Tiên hoàn toàn có khả năng đánh chìm chiến hạm lớn nhất của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, vấn đề là liệu Type 033 có đủ khả năng tiếp cận vào gần tới 10km (tầm bắn hiệu quả của ngư lôi) giữa “rừng” hệ thống phát hiện tàu ngầm, vũ khí chống ngầm tầm xa của Mỹ, Hàn hay không?
Tàu ngầm Type 033 được thiết kế dựa theo công nghệ động cơ những năm 1950 nên độ ồn khi hoạt động rất cao. Nó dễ trở thành “mồi ngon” các hoạt động chiến tranh chống ngầm từ mặt nước hiện đại, mà đây là năng lực rất mạnh của Mỹ, Hàn Quốc.
Ngoài 22 chiếc Type 033, Triều Tiên sở hữu 2 loại tàu ngầm mini do nước này tự sản xuất gồm:
- Khoảng 40 tàu ngầm trang bị động cơ điện – diesel lớp Sang-O có lượng giãn nước 370 tấn (khi lặn), dài 34m. Tàu trang bị 2 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm.
- Khoảng 10 tàu ngầm trang bị động cơ điện – diesel lớp Yono có lượng giãn nước 130 tấn (khi lặn), dài 20-22m. Tàu trang bị 2 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm.
Hai loại tàu này thích hợp cho hoạt động tuần tra ven biển, dùng cho hoạt động đột nhập đường biển. Năm 1996, Triều Tiên từng dùng một tàu ngầm Sang-O bí mật xâm nhập bờ biển Hàn Quốc thả lính do thám. Cuộc đột nhập này chút nữa đã thành công nếu như khi rút ra, chiếc tàu ngầm này không bị mắc cạn.
Theo vietbao
Trung Quốc thảm bại, Hàn Quốc thắng lớn "cuộc đấu" khinh hạm
Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã quyết định chọn một tập đoàn đóng tàu hải quân củaHàn Quốcchế tạo một chiếc khinh hạm (tàu hộ vệ) mới có lượng giãn nước từ 3.000 đến 4.000 tấn, với tổng chi phí khoảng 13 tỷ baht (khoảng 453 triệu USD)
Hôm 19-4, một Ủy ban lựa chọn của Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã công bố, họ đã chọn Tập đoàn đóng tàu và kỹ thuật hàng hải Daewoo (Deawoo Shipbuilding và Marine Engineering - DMSE) của Hàn Quốc chế tạo một chiếc khinh hạm, nguồn tin của hải quân Thái Lan cho biết.
Tập đoàn Daewoo là một trong hai tập đoàn của Hàn Quốc lọt vào vòng đấu thầu cuối cùng do Ủy ban lựa chọn Hải quân Hoàng gia Thái Lan tổ chức. Ba công ty nước ngoài khác đã bị loại ngay từ các vòng đấu thầu trước đó là các công ty của Tây Ban Nha, Italia và Trung Quốc.
Tàu hộ vệ 569 "Ngọc Lâm" - lớp 054A của hải quân Trung Quốc
Tham mưu trưởng Hải quân Hoàng gia Thái Lan Chakchai Phucharoenyot, chủ tịch Ủy ban này cho biết: Tập đoàn đóng tàu và kỹ thuật hàng hải Daewoo đã được lựa chọn là do họ đã đề xuất những đặc điểm kỹ thuật cho khinh hạm phù hợp với yêu cầu của hải quân nước này.
Hải quân cũng yêu cầu công ty này sản xuất một Hệ thống quản lý chiến đấu (CMS) có thể được liên kết với các hệ thống đã được trang bị trên các khinh hạm HTMS Naresuan và HTMS Taksin, ông cho biết.
Theo các tiết lộ ban đầu, khinh hạm được Thái Lan lựa chọn là loại DMSE DW-3000H, có chiều dài 114 m; rộng 13,8 m; lượng giãn nước 3.000 - 4.000 tấn; tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ. Tàu được trang bị pháo hạm 76 mm; 4 cụm, mỗi cụm 8 ống phóng tên lửa phòng không đặt trong các hệ thống phóng thẳng đứng; tổ hợp pháo phòng thủ tầm gần 20 mm CIWS; cannon 30 mm MSI DS30; các ống phóng ngư lôi; cấu trúc boong thượng thiết kế tàng hình của hãng Thales I-Mast 400/I-Mast 500.
Mô hình tàu hộ vệ DMSE DW-3000H của Daewoo
Theo Đô đốc Chakchai, chiếc khinh hạm này sẽ là chiếc tàu hải quân do Hàn Quốc sản xuất đầu tiên của Thái Lan. Dự kiến, tàu sẽ được biên chế hoạt động trong khoảng 2 năm nữa. Theo một nguồn tin nội bộ, hải quân nước này muốn mua khinh hạm của châu Âu hơn nhưng chúng quá đắt đỏ.
Trước đó, nội các Thái Lan đã thông qua kế hoạch mua 2 chiếc khinh hạm của Hải quân Hoàng gia với khoản ngân sách trị giá 30 tỷ baht. Hai chiếc khinh hạm sẽ được sản xuất và bàn giao lần lượt từng chiếc.
Tháng 3 vừa qua, Philippines đã hủy bỏ quyết định mua khinh hạm "Maestrale" của Italia, quay sang đàm phán với Hàn Quốc để mua tàu hộ vệ lớp "Incheon" của Tập đoàn công nghiệp nặng Huyndai. Đây là lớp tàu hộ vệ cùng thế hệ với 054A nhưng sử dụng toàn bộ các thiết bị điện tử và hệ thống vũ khí của Mỹ, được đánh giá là có tính năng vượt trội tàu hộ vệ lớp 054A của Trung Quốc.
Philippines đã quyết định mua tàu hộ vệ tên lửa lớp Incheon của hải quân Hàn Quốc
Như vậy, chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2013, 2 quốc gia Đông Nam Á đã quyết định lựa chọn mua tàu hộ vệ của Hàn Quốc đã cho thấy sức hút của tàu hộ vệ xứ sở Kim Chi là khá lớn, trong khi đó 054A của Trung Quốc mới được mỗi mình Pakistan quan tâm nhưng vẫn chê đắt vì hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không quá kém, đồng thời cũng đòi sử dụng trực thăng của Mỹ chứ không dùng Z-9.
Theo vietbao
Hải quân Hàn Quốc sẽ trở thành "ngoáo ộp" ở châu Á Tàu hộ vệ tên lửa "Incheon" đã được đưa vào phục vụ trong lực lượng hải quân Hàn Quốc. Tàu hộ vệ tên lửa "Incheon" là chiếc đầu tiên trong loạt thứ nhất bao gồm 6 - 7 tàu hộ vệ tên lửa trên 3000 tấn mà Hàn Quốc dự định chế tạo. Đây là loạt tàu quốc nội, hoàn toàn do các...