Tìm hiểu sức mạnh của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những lực lượng trên không lâu đời nhất thế giới, đang sắm khoảng 100 chiếc tiêm kích tàng hình F-35…
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập từ năm 1911 và một trong những lực lượng không quân có lịch sử hoạt động lâu đời nhất thế giới với Tổng tư lệnh hiện tại là tướng Abidin Unal. Hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện kế hoạch có trị giá tới 45 tỷ USD nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân nước này.
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ có quân số thường trực khoảng 60.000 quân được trang bị hơn 660 máy bay các loại chưa bao gồm các loại máy bay không người lái, trong đó có hơn 280 máy bay chiến đấu đa phần là những chiếc tiêm kích đa năng F-16C/D và tiêm kích – bom F-4E.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một trong những thành viên sở hữu lực lượng không quân lớn nhất khối quân sự NATO và dĩ nhiên hầu hết trang bị của không quân nước này đều do Phương tây chế tạo đa phần từ Mỹ như F-16, F-4, C-130 hay F-5.
Dòng máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ là F-16C và F-16D với trang bị lên tới 236 chiếc, trong đó F-16C là biến thể một chỗ ngồi và F-16D là biến thể hai chỗ ngồi.
Video đang HOT
Máy bay tiêm kích đa năng F-16C/D của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ có thể thực hiện mọi nhiệm vụ tác chiến trên không từ không chiến, tấn công mặt đất cho đến chống hạm. Những chiếc F-16 đầu tiên được Thổ Nhĩ Kỳ đưa vào trang bị từ năm 1987 với biến thể F-16s.
Mẫu máy bay chiến đấu chủ lực thứ hai của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ là những chiếc tiêm kích-bom F-4E được đưa vào trang bị từ những năm 1970 và vẫn còn hoạt động cho tới tận ngày nay sau nhiều lần nâng cấp. Dù số lượng khá hạn chế chỉ tầm khoảng 47 chiếc nhưng F-4E cũng đóng vai trò khá quan trọng trong phi đội máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó dòng trực thăng chiếm số lượng lớn nhất trong Không quân Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là những chiếc trực thăng đa nhiệm UH-1H do hãng Bell của Mỹ chế tạo.
Bên cạnh đó, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang sử dụng những tiêm kích hạng nhẹ F-5F dành cho hoạt động huấn luyện phi công mới bên cạnh các dòng máy bay khác như T-38 Talon, KT-1 hay SF.260.
Một trong những trang bị đáng chú ý của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ là máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Boeing 737 AEW&C với phi đội hiện tại gồm 3 chiếc, có một điểm đặc biệt là một số công ty quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò nhà thầu phụ trong quá trình lắp ráp những chiếc Boeing 737 AEW&C dành cho nước này.
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng sở hữu phi đội máy bay vận tải quân sự khá đồ sộ với 43 chiếc máy bay vận tải quân sự tầm trung CASA CN-235, 19 chiếc C-130, 16 chiếc C-160T và 7 máy bay tiếp nhiên liệu trên không Boeing KC-135.
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng bắt đầu đưa vào trang bị các dòng máy bay thế hệ mới như máy bay vận tải quân sự tầm xa Airbus A400M hay máy bay không người lái MQ-1 Predator với các biến thể trinh sát và tấn công mặt đất.
Được biết, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một trong những quốc gia tham gia vào chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II của Mỹ và nước này dự kiến sẽ đưa vào trang bị khoảng 100 chiếc F-35 trong tương lai. Ngoài ra Không quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng tự mình phát triển chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 có tên TAI TFX.
Theo Kiến Thức
Tướng không quân Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận cầm đầu đảo chính
Tướng Akin Ozturk, một chỉ huy không quân Thổ Nhĩ Kỳ, bác bỏ tin cho rằng ông là người cầm đầu cuộc đảo chính bất thành tuần trước, sau khi bị buộc tội phản quốc.
Tướng không quân Akin Ozturk nằm trong số những quan chức quân đội bị bắt giữ sau đảo chính. Ảnh: Anadolu
Hãng thông tấn Anadolu cho hay hôm qua, ông Ozturk và 26 sĩ quan cấp cao bị một tòa án buộc tội phản quốc và tạm giam.
Tuy nhiên, trong tuyên bố với các công tố viên, ông khẳng định: "Tôi không phải là người lên kế hoạch hay dẫn đầu cuộc đảo chính".
"Tôi không biết ai đã lên kế hoạch hay chỉ đạo nó. Theo kinh nghiệm của tôi, tôi nghĩ rằng phong trào Gulen đã nỗ lực tiến hành cuộc đảo chính này", ông Ozturk nói với các công tố viên trước khi xuất hiện tại tòa án ở Ankara, nhắc đến tên của giáo sĩ Hồi giáo sinh sống tại Mỹ Fethullah Gulen.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc ông Gulen và "cơ cấu song song" mà ông lập ra để lật đổ chính phủ đã gây ra cuộc bạo loạn hôm 15/7 làm ít nhất 232 người chết và 1.400 người bị thương.
"Tôi không thể nói ai trong lực lượng vũ trang đã tổ chức và tiến hành nó. Tôi không có thông tin. Tôi đã đấu tranh chống lại cơ cấu trên", ông Ozturk nói thêm.
Trước đó, ông lại được dẫn lời nói với các nhà thẩm vấn rằng ông đã "hành động với ý đồ tổ chức một cuộc đảo chính".
Trong cuộc phỏng vấn tối qua với BBC, ông Gulen gọi cuộc đảo chính bất thành là "phản quốc" và kêu gọi chính phủ đưa ra bằng chứng về cáo buộc đối với ông, nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ không còn thực sự là một nền dân chủ.
9.000 cảnh sát đã bị sa thải trong cuộc thanh trừng các quan chức bị tình nghi dính líu tới cuộc đảo chính. 6.000 quân nhân cũng bị bắt và gần 3.000 thẩm phán bị đình chỉ cuối tuần qua.
Các đồng minh phương Tây đã bày tỏ quan ngại về cuộc thanh trừng này và kêu gọi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phản ứng cẩn trọng.
Anh Ngọc
Theo VNE
Tiềm lực quân đội đông thứ 6 thế giới của Thổ Nhĩ Kỳ Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có tiềm lực đứng thứ hai trong NATO và thứ 6 trên thế giới xét về quân số. Hiện nay, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá nằm trong số các lực lượng mạnh nhất tại khu vực Trung Cận Đông. Đến đầu năm 2015, quân số của các lực lượng vũ trang nước này (không tính...