Tìm hiểu quân hàm sĩ quan quân đội một số quốc gia trên thế giới (P1)
Đa phần các quốc gia trên thế giới đều sử dụng số lượng sao và vạch để nhận diện cấp bậc sĩ quan, tuy nhiên ở một số nước lại là những biểu tượng đặc biệt.
1. Thiếu úy
Quân hàm Thiếu úy Quân đội Nhân dân Việt Nam
Thiếu úy (Second Lieutenant/ Junior Lieutenant) bắt nguồn từ tiếng Pháp có nghĩa là người nắm quyền chỉ huy lính bộ binh và kỵ binh. Từ năm 1789, khi cuộc Đại Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ, Thiếu úy là quân hàm thấp nhất trong các bậc quân hàm cấp úy của quân đội Pháp. Ở nước Đức, từ Thiếu úy là do từ “Đại biểu” trong tiếng Pháp trải qua một quá trình biến đổi mà thành vào khoảng năm 1500, ban đầu người ta sử dụng nó để gọi các chỉ huy quân sự nào đó hoặc cán bộ trong biên chế. Tại nước Nga, quân hàm Thiếu úy được thiết lập trong thời đại Sa hoàng Peter I.
Quân hàm Thiếu úy quân đội Pháp
Ngày nay, quân hàm Thiếu úy được sử dụng rộng rãi trong hệ thống các cấp bậc quân hàm của hầu hết quốc gia trên thế giới nhưng cũng có vài ngoại lệ. Ví dụ ở Ba Lan thì quân hàm cấp úy thấp nhất là Trung úy, còn ở Romania thì quân hàm Thiếu úy dành riêng để phong cho các nữ sĩ quan, đối với các nam sĩ quan thì quân hàm thấp nhất của họ là Trung úy.
2. Trung úy
Quân hàm Trung úy Quân đội Nhân dân Việt Nam
Trung úy (Lieutenant/ First Lieutenant) – xuất phát từ gốc tiếng Pháp có nghĩa là “Người đại diện”, “Chức phó”. Từ Trung úy được sử dụng như tên gọi một chức vụ trong quân đội lần đầu tiên xuất hiện tại Pháp. Năm 1444, người đứng đầu đảm nhiệm chức vụ đội phó được gọi là Trung úy và đến cuối thế kỷ 15, Trung úy trở thành tên gọi chức danh của đại đội phó. Từ thế kỷ 17, Trung úy dần trở thành quân hàm của hải – lục – không quân trong quân đội Pháp và một số nước khác. Còn ở Nga thế kỷ 17, quân hàm Trung úy được sử dụng để phong cho đại đội trưởng
Quân hàm Trung úy quân đội Anh
Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng cấp bậc Trung úy trong hệ thống quân hàm của mình, thông thường quân hàm này tương ứng chức vụ trung đội trưởng hoặc đại đội phó.
Video đang HOT
3. Thượng úy
Quân hàm Thượng úy Quân đội Nhân dân Việt Nam
Thượng úy (Senior Lieutenant/ Captain) – cấp bậc trung gian giữa Trung úy và Đại úy do Peter Đại đế đặt ra, chỉ tồn tại trong quân đội một số quốc gia thuộc khối XHCN cũ hay chịu ảnh hưởng của Liên Xô/ Nga, cấp bậc này được dịch là “Trung úy cấp trên” và đôi khi cũng được gọi luôn là Đại úy.
Quân hàm Thượng úy quân đội Triều Tiên
Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng như một số quốc gia khác, đây là quân hàm cao nhất dành cho sỹ quan chỉ huy cấp trung đội và có thể đảm nhiệm chức đại đội trưởng hoặc đại đội phó.
4. Đại úy
Quân hàm Đại úy Quân đội Nhân dân Việt Nam
Đại úy (Captain) bắt nguồn từ tiếng Latinh có nghĩa là “Thủ lĩnh”, nghĩa phái sinh là “Chỉ huy quân sự”. Quân hàm Đại úy được bắt đầu sử dụng tại Pháp từ thời trung cổ, là quân hàm cao nhất của chỉ huy quân khu độc lập, khi đó quân hàm Đại úy sánh ngang với quân hàm Nguyên soái.
Sau đó, từ Đại úy dần bị mất đi nghĩa gốc của nó, từ năm 1558 bắt đầu sử dụng để phong cho đại đội trưởng, người chỉ huy quân khu độc lập được gọi là Tổng đại úy. Ở nước Nga thế kỷ 16 thời kỳ Boris Godunov, chỉ huy quân sự là người nước ngoài được gọi là Đại úy. Từ năm 1647, Đại úy là quân hàm cấp 1 phong cho đại đội trưởng theo biên chế mới của trung đoàn. Đến thế kỷ 18, tất cả các đại đội trưởng quân đội chính quy đều được phong quân hàm Đại úy.
Quân hàm Đại úy quân đội Nga
Ngày nay quân đội mọi quốc gia đều sử dụng quân hàm này, Đại úy là quân hàm cao nhất đối với cấp úy trong tất cả các hệ thống quân hàm, thông thường đây là cấp bậc của đại đội trưởng. Đối với những nước quy định cấp úy có 4 bậc thì quân hàm này còn có thể được gọi là “Senior Captain” để phân biệt với “Đại úy 3 sao” (Thượng úy).
(Còn tiếp)
Theo Đại Lộ
Cảnh sát Hồng Kông thời "Đại bàng" mất uy tín
Cảnh sát Hồng Kông (HK) từng nổi tiếng là một trong những lực lượng làm việc hiệu quả nhất, chuyên nghiệp nhất châu Á, lập thành tích cao về công tác trấn áp tội phạm. Những hoạt động của cảnh sát HK khi xử lý tình hình nhóm biểu tình đòi dân chủ suốt một tuần qua, thậm chí có lúc chẳng làm gì cả, đã khiến họ bị nhóm biểu tình chỉ trích: cảnh sát từ bỏ sự trung lập để làm vừa lòng Bắc Kinh.
Cảnh sát Hồng Kông trực chiến
Những nỗi quan ngại về cách cảnh sát xử lý tình huống ngày càng tăng, dưới thời thanh tra trưởng Andy Tsang, người được một số sĩ quan cảnh sát và giới truyền thông HK đặt biệt danh là "Đại bàng".
Nhận chức thanh tra trưởng từ đầu năm 2011, ông Tsang bị các học giả, các nhà hoạt động xã hội và một số sĩ quan mô tả là một người cứng rắn, vì từ lúc ông được giao nhiệm vụ, họ nhận thấy ông tăng áp dụng các chiến thuật để quản lý phong trào đòi dân chủ tại đặc khu hành chính HK thuộc Trung Quốc (TQ).
Đỉnh điểm là tối 3.9, khi cảnh sát bị chỉ trích là không bảo vệ nhóm biểu tình khỏi bị nhóm chống biểu tình tấn công ở khu Mong Kok.
Thực tế là cảnh sát đôi lúc can thiệp, nhưng chỉ là vài giờ sau khi hai nhóm biểu tình và chống biểu tình ẩu đả bạo lực. Người biểu tình và khách qua đường nói cảnh sát chỉ đứng nhìn tình hình hỗn loạn.
Nhà hoạt động xã hội Adrian Wan nói: "Các sĩ quan cảnh sát chẳng làm gì để ngăn chặn bọn giang hồ tấn công người biểu tình đòi dân chủ", trong khi nữ lập trình viên Irene Tong nói: Nay, họ chỉ quan tâm bảo vệ quyền lực hơn là bảo vệ công dân".
Ngày 4.10, quan chức phụ trách an ninh HK là Lai Tung-kwok, kịch liệt phủ nhận việc cảnh sát "bảo vệ trị an có chọn lọc". Ông giải thích sự phản ứng của cảnh sát vấp phải những rào chắn do nhóm biểu tình dựng nên, buộc một số cảnh sát phải dùng xe điện ngầm để đến hiện trường vì xe cảnh sát không thể vào các con phố bị chặn.
Ông nói: "Tôi muốn nhắc lại, rằng cảnh sát sẽ tiếp tục thi hành nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp, vô tư và sẽ không ưu ái bất kỳ cá nhân, tổ chức nào".
Người chống biểu tình đánh người biểu tình
Khi trả lời phỏng vấn của báo The Wall Street Journal (WSJ), một sĩ quan cảnh sát giấu tên cho biết: người biểu tình bức xúc mạnh với cảnh sát.
Ông còn cho biết thêm "Khi có tin người biểu tình bị tấn công ở Mong Kok bị hành hung, tinh thần chung của anh em là chia vui, anh em cho nhau xem ảnh một người biểu tình đẫm máu và cười vang".
Ông nói tiếp: "Cách phản ứng của anh em là "không phải chúng tôi không muốn giúp các bạn. Chúng tôi sẽ giúp các bạn, nhưng trước tiên, chúng tôi sẽ để bọn xấu đánh nhau với các bạn một chút đã"!
Ông còn giải thích: nhiều anh em "kiệt sức sau ca làm việc quá 18 giờ từ lúc cuộc biểu tình bắt đầu, và họ cũng tức việc người biểu tình chặn các tuyến đường khẩn cấp dành cho xe cộ, và người biểu tình còn "tự làm luật".
Ông nói: "Ai cho phép các người làm việc này, đây là việc của các người hả ?". Đó là một cảm giác phẫn nộ mà cảnh sát không thể bỏ qua được".
Cảnh sát đã xếp nhóm biểu tình (chống việc TQ chỉ cho phép vài ứng cử viên họ phê duyệt được tham gia cuộc tranh chức đặc khu trưởng HK vào năm 2017) vào diện "tụ tập đông người trái phép", theo chủ trương của chính quyền HK và của Bắc Kinh.
Dưới thời "Đại bàng" Tsang, một cựu cảnh sát 40 tuổi giàu kinh nghiệm giám sát các tổ chức tội phạm, cảnh sát đã bắt nhiều người biểu tình, và áp dụng nhiều chiến thuật kiểm soát đám đông nghiêm khắc.
Thanh tra cảnh sát "Đại bàng" Tsang
Như năm 2012, người biểu tình và vài nhà báo bị xịt hơi cay, nhân chuyến thăm HK của Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào.
Hoặc trong cuộc biểu tình đòi dân chủ ngày 1.7.2014, cảnh sát bắt các nhà tổ chức biểu tình vì lý do...đi bộ quá chậm.
Và ngày 28.9, cảnh sát xịt hơi cay vào người biểu tình, khiến chỉ càng tăng thêm sự ủng hộ giành cho người biểu tình.
"Như thế vẫn trong luật, cảnh sát có quyền làm thế, nhưng đã là một sự phản ứng cứng rắn hơn", theo nhà phân tích chính trị HK Suzanne Pepper, nói về những thay đổi về chiến thuật thời ông Tsang.
Bà lưu ý, từ lúc ông Tsang nắm quyền, nhiều nhà hoạt động dân chủ bị giám sắt chặt, như nghị sĩ Leung Kwok-hung "Tóc Dài" bị tù một tháng hồi đầu năm nay, với tội danh "gây rối trật tự và phá hoại" trong một cuộc biểu tình
Còn tiếp...
Theo Một Thế Giới
Cảnh sát Mỹ xử trí ra sao trước khi bắn hạ 'đối tượng nguy hiểm'? Theo ông Jim Pasco, giám đốc điều hành Hiệp hội Cảnh sát Mỹ, một cảnh sát "chỉ được dùng tới vũ khí như biện pháp cuối cùng". Hiện tại, cảnh sát Mỹ chỉ được phép nổ súng nhằm vào dân thường nếu họ cảm thấy bản thân thực sự đang trong nguy hiểm. ảnh minh họa "Cảnh sát chỉ được sử dụng thứ...