Tìm hiểu những phân loại vắc xin quai bị phổ biến nhất
Trước khi có chương trình tiêm phòng, quai bị là 1 bệnh rất phổ biến ở trẻ em bởi tốc độ lây lan nhanh. Sự ra đời của vắc xin quai bị đã giúp kiểm soát các đợt bùng phát bệnh trong cộng đồng. Hãy cùng tìm hiểu các phân loại vắc xin quai bị phổ biến nhất.
1. Phân loại vắc xin quai bị đơn
1.1. Khái niệm phân loại vắc xin quai bị đơn
Vắc xin quai bị đơn là loại vắc xin chỉ có tác dụng ngăn ngừa duy nhất bệnh quai bị. Nó thường là vắc xin chứa virus sống. Virus đã được thích nghi và nhân giống trong nuôi cấy tế bào phôi gà. Chế phẩm của phân loại vắc xin quai bị đơn thường thuộc dạng bột vô trùng đông khô. Vì thế cần pha chế vắc xin trước khi tiêm.
Phân loại vắc xin quai bị đơn được chỉ định để tiêm phòng ở trẻ trên 12 tháng tuổi. Nó không được khuyến khích cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng vì cơ thể trẻ có thể vẫn còn đang giữ lại kháng thể phòng bệnh từ người mẹ. Điều này sẽ cản trở phản ứng miễn dịch, ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin.
Vắc xin quai bị đơn không được khuyến khích cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng (Ảnh: Internet)
1.2. Tác dụng phụ
Phân loại vắc xin quai bị đơn có thể có các tác dụng phụ như:
- Ngứa hoặc châm chích ở chỗ tiêm.
- Sốt.
- Phát ban, đỏ da, đặc biệt là xung quanh tai.
Khi nào tình trạng Phát ban đỏ trên da ở mức nguy hiểm? Cần phải gặp bác sĩ?
- Mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường.
- Có các phản ứng dị ứng như khó thở, khó nuốt, ngứa bàn chân hoặc bàn tay, sưng mắt hoặc bên trong mũi,…
Các tác dụng hiếm gặp có thể bao gồm:
- Xuất hiện vết bầm tím trên da.
- Sốt cao.
Video đang HOT
- Nhức đầu nghiêm trọng.
- Cáu gắt, hoang mang.
- Đau hoặc hoặc sưng tinh hoàn và bìu ở nam giới.
- Cổ cứng.
- Nôn mửa.
1.3. Lưu ý khi sử dụng vắc xin quai bị đơn
- Nếu bạn có tiền sử dị ứng thì hãy cho bác sĩ biết. Đặc biệt là khi bạn quá mẫn cảm với trứng. Bởi vì vắc xin quai bị sống được sản xuất trong nuôi cấy tế bào phôi gà.
- Các nghiên cứu ở phụ nữ cho thấy rằng phân loại vắc xin quai bị đơn gây ra rủi ro tối thiểu cho trẻ sơ sinh khi được sử dụng trong thời kỳ cho con bú.
- Ở những người có hệ miễn dịch yếu có thể làm giảm tác dụng của vắc-xin hoặc có thể làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ.
2. Phân loại vắc xin quai bị kép
2.1. Các loại vắc xin quai bị kép phổ biến
Hiện nay, vắc xin quai bị đơn rất hiếm khi được sử dụng, thay vào đó là vắc xin kép. Vắc xin quai bị kép hay còn được gọi là vắc xin quai bị phối hợp. Ngoài việc chủng ngừa bệnh quai bị thì vắc xin quai bị kép còn có tác dụng phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm khác. Phân loại vắc xin quai bị kép phổ biến nhất hiện nay chính là MMR và MMRV.
Ngoài việc chủng ngừa bệnh quai bị thì vắc xin quai bị kép còn có tác dụng phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm khác (Ảnh: Internet)
- Vắc xin MMR bảo vệ cơ thể khỏi 3 bệnh là sởi, quai bị và rubella.
- Vắc xin MMRV bảo vệ cơ thể khỏi 4 bệnh là sởi, quai bị, rubella và thủy đậu.
Đây là những căn bệnh rất dễ lây lan. Chúng có thể truyền từ người này sang người khác khi ho, hắt hơi hoặc chỉ qua hít thở.
2.2. Liều dùng vắc xin quai bị kép
Vắc xin quai bị kép thường ở dạng “giảm độc lực” của mỗi loại vi rút. Có nghĩa là chúng là dạng sống của vi rút đã được làm yếu trong các phòng thí nghiệm y tế. Thuốc có thể được tiêm cho trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi. Lý tưởng nhất là:
- Liều đầu tiên khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi.
- Liều thứ hai khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi.
2.3. Tác dụng phụ
- Đau nhức, mẩn đỏ hoặc phát ban ở vị trí tiêm.
- Sốt.
Sau khi tiêm vắc xin quai bị kép thì trẻ có thể gặp tác dụng phụ như sốt (Ảnh: Internet)
- Sưng các tuyến ở má hoặc cổ.
- Có thể xuất hiện các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, sưng mặt và cổ họng, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt hoặc suy nhược.
- Các phản ứng nghiêm trọng hơn có thể bao gồm co giật do sốt cao, ra máu hoặc bầm tím bất thường do tiểu cầu thấp,…..
Phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể gặp phải những nguy cơ gì?
Cách phòng tránh quai bị tốt nhất là tiêm vaccin MMR. Tuy nhiên, với phụ nữ bạn nên tiêm loại vaccine này trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Vậy phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể gặp phải nguy cơ gì?
Phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể dẫn đến nguy cơ gì? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thông thường vắc xin thường chứa virus sống nên không được chỉ định cho phụ nữ mang thai. Bởi nguy cơ virus sống từ vắc xin có thể truyền cho thai nhi.
Vắc xin MMR cũng không ngoại lệ. Chính vì thế nó không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai. Và bạn cần tránh mang thai ít nhất 1 tháng sau khi tiêm phòng.
1. Vắc xin MMR là gì?
MMR là một loại vắc xin phối hợp phòng 3 loại bệnh do virus là sởi, quai bị và Rubella. Về bản chất MMR chứa virus sống giảm độc lực giúp cơ thể tạo kháng thể miễn dịch giúp chống lại virus gây ra ba loại bệnh trên.
Lịch tiêm chủng vắc xin MMR là một quy trình tiêm gồm 2 mũi. Mũi thứ nhất tiêm khi trẻ được 12 - 15 tháng tuổi. Hoặc sau 15 tháng tuổi để tránh tương tác với các kháng thể mẹ truyền sang con. Mũi thứ 2 được tiêm khi trẻ được 4 - 6 tuổi.
2. Tại sao phụ nữ nên tiêm vắc xin phòng quai bị?
Ở Việt Nam có nhiều trường hợp người trưởng thành chưa được tiêm vắc xin MMR phòng quai bị. Đó là lý do khiến họ trở thành đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm quai bị khi tiếp xúc với mầm bệnh.
Quai bị là bệnh lý rất dễ lây truyền từ người sang người qua con đường hô hấp hoặc tiếp xúc gián tiếp. Đối với phụ nữ quai bị nguy hiểm nhất khi bạn đang mang thai. Nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc thai nhi dị tật.
Chính vì thế phụ nữ cần có kế hoạch tiêm vắc xin MMR trước khi mang thai để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh. Trong trường hợp phụ nữ mang thai vô tình tiêm phải vắc xin MMR cũng có thể gặp phải những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
Tại sao phụ nữ nên tiêm vắc xin MMR? - Ảnh: Internet
3. Nguy cơ thường gặp khi phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR
Nhiều trường hợp phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR mà không hề hay biết do chưa có dấu hiệu thai kỳ. Điều này rất nguy hiểm bởi vắc xin có thể tác động đến thai nhi hoặc gây suy giảm hệ miễn dịch ở người mẹ.
3.1. Nguy cơ tác động đến thai nhi do vô tình tiêm vắc xin MMR khi mang thai
Có nhiều trường hợp bà bầu vô tình tiêm vắc xin MMR nhưng không xuất hiện các dấu hiện xấu. Đặc biệt, tính đến thời điểm hiện tại chưa có trường hợp nào mắc phải hội chứng quai bị bẩm sinh liên quan đến tiêm vắc xin MMR khi mang thai.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn có thể chủ quan. Bởi những nguy cơ có thể tiềm ẩn và chỉ bộc phát sau khi em bé chào đời.
Thông thường khi phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR. Hoặc mang thai trong vòng 4 tuần sau khi tiêm vắc xin sẽ được thông báo những nguy cơ lý thuyết có thể xảy ra với thai nhi. Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu để thực hiện đình chỉ thai kỳ.
Các chuyên gia cho biết lây truyền từ mẹ sang con các dạng virus quai bị và sởi do tiêm vắc xin MMR khi mang thai chưa từng được ghi nhận. Tuy nhiên virus vắc xin Rebella được tìm thấy trong sữa mẹ.
Phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám - Ảnh: Internet
3.2. Nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch đối với người mẹ khi vô tình tiêm vắc xin MMR trong thai kỳ
Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh tiêm vắc xin MMR khi mang thai có thể gây nguy cơ cho người mẹ hay không. Nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên tiêm chủng vắc xin này cho bà bầu.
Bởi hệ miễn dịch ở bà bầu thường yếu ớt hơn so với người khỏe mạnh. Chính vì thế nếu phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể tạo điều kiện cho virus sống trong vắc xin tấn công cơ thể.
4. Phải làm gì khi phát hiện vô tình tiêm vắc xin MMR khi mang thai?
Nếu phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR. Hoặc phát hiện có thai sau khi tiêm vắc xin khi chưa được 3 tháng, bạn cần đến ngay trung tâm y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa sản để được thăm khám và tư vấn tiền sản sớm.
Đoc thêm bài viết: Dấu hiệu tiền sản giật và những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với mẹ bầu.
Bên cạnh đó thai phụ sẽ được tư vấn xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ kháng thể IgM, IgG đối với Virus quai bị, rubella. Nếu nồng độ hai loại kháng thể cao, thai phụ có thể phải chọc ối để kiểm tra bào thai có bị nhiễm virus hay không.
Mặc dù cho đến hiện nay chưa có nghiên cứu thích hợp về ảnh hưởng của vắc xin MMR đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần cẩn trọng bởi virus trong vắc xin hoàn toàn có thể gây hại cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Cần làm gì nếu bị sốt sau khi tiêm vắc xin quai bị? Trong hầu hết trường hợp, vắc xin quai bị không gây ra các tác dụng phụ. Nếu có thì chúng thường rất nhẹ như sốt hoặc phát ban. Vậy cần làm gì nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc xin quai bị? 1. Tiêm phòng quai bị có sốt không? Hiện nay có 2 loại vắc xin quai bị phổ biến nhất...