Tìm hiểu những loại nấm da thường gặp
Bệnh nấm da thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại rất khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Vậy bạn đã biết những loại nấm da thường gặp là gì chưa?
Thực tế, có rất nhiều loại nấm da gây ảnh hưởng và phiền toái cho người mắc bệnh. Do đó, việc hiểu rõ những bệnh nấm da là bệnh gì, để tìm đúng nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh đúng cách là điều vô cùng cần thiết.
Tìm hiểu một số loại bệnh nấm da thường gặp qua bài viết dưới đây:
Ở một số vùng nhiệt đới có tới 30 – 40% dân số mắc bệnh lang ben bởi khí hậu ẩm và ấm chính là điều kiện tốt cho nấm phát triển. Bệnh lang ben hình thành do nấm Pityrosporum Ovale gây nên.
Bệnh lang ben thường gặp ở tuổi thiếu niên và những người trẻ. Những yếu tố thuận lợi như mồ hôi, vùng da dầu, suy giảm hệ miễn dịch, mang thai và dinh dưỡng kém. Bệnh lang ben sẽ để lại những tổn thương trên da bằng những dát hình tròn hoặc hình bầu dục, phía trên có những vảy da mỏng. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng như ngực, liên bả vai, dưới vú và bẹn.
Bệnh lang ben sẽ để lại những tổn thương trên da bằng những dát hình tròn hoặc hình bầu dục – Ảnh Internet
2. Bệnh hắc lào
Để kể đến những loại nấm da thường gặp, chắc chắn không thể bỏ qua bệnh hắc lào. Đây là một loại bệnh khá phổ biến hiện nay bởi bệnh lây truyền từ người sang người trong các trường hợp: sử dụng chung đồ sinh hoạt, ngủ chung, dùng khăn tắm chung, mặc đồ chung….
Khi mới bị hắc lào, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy ngứa nhưng sau đó sẽ phát triển thành các vòng tròn màu đỏ rõ rệt, trên viền xuất hiện những mụn nước nhỏ. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có xu hướng phát triển tạo thành nhiều vòng cung.
3. Nấm kẽ là loại nấm da thường gặp
Bệnh nấm kẽ hay có tên gọi khác đó là bệnh nước ăn chân. Hai loại nấm Candida albicans và Epidermophyton là căn nguyên gây nên bệnh nấm kẽ chân.
Bệnh nấm kẽ hay có tên gọi khác đó là bệnh nước ăn chân – Ảnh Internet
Nấm kẽ chân thường xuất hiện từ kẽ ngón chân thứ 3 hoặc thứ 4. Tiếp theo đó sẽ lây lan đến toàn bộ kẽ chân, mu bàn chân, rìa bàn chân…
Những triệu chứng giúp bạn phát hiện nấm kẽ nhanh nhất đó là: vùng da bàn chân ngứa ngáy, kẽ chân bị đóng vảy, bong tróc. Phần da kẽ ngón chân có màu trắng bợt, rỉ nước hoặc ra máu. Vùng bị nấm kẽ sẽ có màu hồng hoặc đỏ hơn so với những vùng da còn lại của chân.
4. Nấm da đầu
Video đang HOT
Tiếp theo phần những loại nấm da thường gặp, chúng ta phải kể đến bệnh nấm da đầu. Biểu hiện đầu tiên của bệnh nấm này là những nốt sần nhỏ nằm phân tán trên da đầu. Sau khi bệnh tiến triển sẽ xuất hiện các vảy mỏng. Khi lớp vảy này bong ra sẽ khiến da đầu bị hói tạm thời, khiến cho người bệnh tự ti.
Có thể phát hiện bệnh từ những biểu hiện như trên chân tóc cách 2 – 3cm sẽ có những hạt tròn mềm, những hạt này có kích thước bằng hạt kê màu đen. Những người ít vệ sinh cá nhân sẽ dễ mắc bệnh hơn so với người bình thường.
Nấm da đầu khiến người bệnh tự ti – Ảnh Internet
5. Nấm da thường gặp như nấm móng
Bệnh nấm móng thường xuất hiện ở 2 cạnh bên của móng, có thể lây lan từ móng này sang móng khác nếu không được điều trị kịp thời.
Có thể phát hiện bệnh nấm móng sớm bằng cách nhìn thấy bề mặt móng lỗ chỗ hoặc hình thành rãnh, dưới những rãnh này sẽ có các vụn bột. Để lâu móng sẽ càng sần sùi và chuyển màu từ trắng sang vàng hoặc trắng đục. Khi nặng hơn những vùng da xung quanh móng có thể bị sưng đỏ, trường hợp nặng có thể mưng mủ.
Trên đây là những loại nấm da thường gặp hiện nay. Nếu muốn biết chi tiết về các loại bệnh, hãy đến các bệnh viện để được thăm khám và tư vấn trực tiếp.
Những vùng da dễ bị nhiễm nấm bạn cần biết
Nấm da là một bệnh lý da liễu phổ biển, gây nhiều rắc rối trong đời sống hàng ngày của người bệnh. Bệnh có thể lây lan từ người này qua người khác. Đặc biệt, có những vùng da dễ bị nhiễm nấm, gây ra nhiều dạng bệnh khác nhau.
Nấm da là một căn bệnh xảy ra ở nhiều dạng khác nhau. Dưới đây là những vùng da dễ bị nhiễm nấm bạn cần biết để hỗ trợ việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.
1. Móng là vùng da dễ bị nhiễm nấm
Một trong những vùng da dễ bị nhiễm nấm chính là móng. Nấm móng thường xuất hiện do trichophyton gây nên. Nấm móng có nguy cơ lây lan từ vùng da này sang vùng da khác. Đồng thời, nó thường xuất hiện ở hai bên khóe của móng hoặc ở bờ tự do của móng.
Triệu chứng của nấm móng gây ra những khó khăn nhất định trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Theo đó, móng của người bệnh ngày càng sần sùi, bề mặt móng không được bằng phẳng.
Bên cạnh đó, dưới các rãnh còn xuất hiện vụn bột, móng nhô cao hoặc có thể bị khuyết. Tình trạng này nếu không được điều trị có thể khiến màu móng chuyển thành màu trắng đục hoặc màu vàng.
Dấu hiệu nhận biết nấm móng:
- Màu móng thay đổi: từ màu trắng trong sang màu nâu
- Móng có dấu hiệu dày lên
- Móng bị biến dạng
- Móng có mùi hôi-
- Xuất hiện các mảnh vụn dưới móng
2. Nước ăn chân hay nấm kẽ
Bệnh nấm kẽ hay thường được gọi là nước ăn thường xuất hiện nhiều ở bàn chân. Những trường hợp mắc phải nấm kẽ thông thường do tiếp xúc nhiều trong nguồn nước không được đảm bảo vệ sinh. Epidermophyton và Candida albicans chính là 2 loại nấm chính gây ra bệnh nấm kẽ.
Bệnh nấm kẽ do hai nấm Epidermophyton và Candida albicans gây ra - Ảnh Internet.
Bệnh nấm kẽ thường xuất hiện vào mùa mưa hay những người thường xuyên bơi lội, làm nông. Thông thường, bệnh nấm kẽ xuất hiện ở kẽ ngón chân thứ 3 hoặc thứ 4, sau một thời gian chúng sẽ lây lan ra các vị trí còn lại của bàn chân.
Dấu hiệu nhận biết nấm kẽ:
- Ngứa nhiều ở kẽ móng
- Xuất hiện bợn trắng ở da
- Bong tróc
- Nổi mụn nước ở vị trí bị tổn thương
3. Nấm xuất hiện ở da đầu
Một trong những vùng da dễ bị nhiễm nấm tiếp theo chính là da đầu. Nấm da đầu được xem là một bệnh da liễu rất khó điều trị. Bệnh xuất hiện trên phần tóc, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Đồng thời, nó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh khi da đầu bị bong tróc dữ dội.
Nấm da đầu là một bệnh da liễu nghiêm trọng và rất khó điều trị - Ảnh Internet.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra nấm da đầu phải kể đến nấm tóc dermatophyte. Các triệu chứng ban đầu là các nốt sần nhỏ sau đó sẽ phát triển thành những mảng vảy tạo thành một mảng hói tạm thời ở đầu.
Nấm da đầu thường bắt nguồn chủ yếu từ cơ thể con người nhưng cũng có thể bị lây lan qua vật nuôi như chó mèo. Những loại nấm gây bệnh này sẽ tồn tại rất lâu ở những vật dụng bị nhiễm. Đồng thời, bệnh này thường được lây trực tiếp thông qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như gối, khăn,...
Dấu hiệu nhận biết nấm da đầu:
- Xuất hiện những vảy bong tróc trên da đầu
- Có các hạt tròn mề
- Da đầu bị tổn thương một cách trầm trọng
- Ngứa da đầu dữ dội
- Rụng nhiều tóc
- Trong trường hợp nặng có thể gây sưng phồng, viêm nhiễm, nổi mụn mủ và ra máu.
4. Vùng bẹn bị nấm
Bẹn cũng là vùng da dễ bị nhiễm nấm. Nấm bẹn thường gặp ở những người vệ sinh kém, bị các bệnh lý gây giảm hệ miễn dịch (như đái tháo đường), béo phì.
Dấu hiệu đầu tiên của nấm bẹn là da bi đo (có thể màu nâu hoặc xám ở người có da sẫm màu) với biểu hiện sưng và ngứa ở nếp ben. Sau đó, lan dân xuông vung hang, măt trong vùng đui, eo và mông. Vung da nhiễm bênh bi bong vay va viên bơ nhô cao, da co thê bong troc, nưt ne kèm theo cảm giác đau và ngứa ngáy.
5. Nấm ở râu
Nấm vùng râu hay găp ơ nam giơi với nhiều râu và lông trên măt. Ho thương nhiêm bênh nấm vùng râu khi tiêp xuc vơi vât nuôi bi nhiêm nâm. Điêu nay li giai vì sao nông dân va ngươi chăn nuôi là những đối tượng hay bị nhiễm.
Những triệu chứng nhiêm nâm tai vung râu trên măt va cô là:
- Đo va sưng nhiêu.
- Mun boc.
- Rung toc.
- Sưng hach bach huyêt.
- Da thô rap.
- Chay dich lam da trông mêm, xôp.
- Da bi mun trưng ca, viêm nang lông va cac tinh trang da khac.
Nấm da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Do đó, bạn cần vệ sinh kỹ các vùng da này để tránh bị nhiễm nấm.
Bác sĩ chỉ cách chữa 6 bệnh ngoài da cho người dân vùng lũ Nhiều loại bệnh da liễu, bệnh ngoài da người dân vùng lũ lụt, ngập úng thường mắc phải. Do vậy cần phải nhận diện đúng bệnh và điều trị hợp lý. Tay chân ngâm lâu ngày trong nước lũ, da dễ bị nhăn nheo, mềm nhão dễ bong tróc - ẢNH: BÁC SĨ CUNG CẤP Trong những ngày vừa qua, người dân các...