Tìm hiểu nguyên nhân khiến vùng kín bị ngứa
1. Bệnh vùng da “ tam giác mật”: Tổn hại do nấm da lan rộng tới vùng “tam giác mật”dẫn đến hiện tượng ngứa. Các bệnh eczema và neurodermatitis vùng này khiến “tam giác mật” càng trở nên nghiêm trọng, có thể do vùng da gần đó không được về sinh sạch sẽ khiến cho nước bẩn và các chất bẩn chứa vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển.
Ngoài việc nó gây ngứa tại chỗ còn ảnh hưởng không tốt tới cơ quan sinh sản và gây hiện tượng teo da.
2. Nấm vùng “tam giác mật”: Các hiện tượng ngứa ở cả phía trong và phía ngoài, đỏ tấy, khí hư gây mùi khó chịu v.v… , đây là những triệu chứng thường gặp do vùng này bị nhiễm khuẩn nấm.
3. Ngứa do thuốc kích thích và hoá chất: Việc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các loại như xà bông kiềm tính, bao cao su, băng vệ sinh, đồ lót sợi hoá chất v.v… sẽ làm kích thích cục bộ tạo nên hiện tượng ngứa vùng “tam giác mật”.
4. Các bệnh khác: Những bệnh như nấm âm đạo, lang ben hoặc giảm sắc tố âm đạo, vẩy nến, viêm da, v.v… có thể dẫn đến bị ngứa vùng “tam giác mật”.
5. Dị ứng thuốc: Các chị em bị dị ứng khi sử dụng sulfa hoặc một số loại thuốc khác, thường phát sinh hiện tượng ngứa tại phía ngoài của vùng “tam giác mật”, ngoài việc gây ngứa nó còn có thể gây nên hiện tượng sói mòn hoặc sưng tấy v.v…
6. Chất kích thích bài tiết: Do khuẩn nấm, cầu khuẩn, vi trùng dẫn đến bệnh viêm đường sinh dục, kích thích bài tiết khí hư và gây ngứa. Những kích thích trong điều trị đường niệu ( đái dắt, không kiểm soát được nước tiểu) cũng có thể dẫn đến ngứa vùng “tam giác mật”.
Theo SKDS
Món ăn thuốc từ cá thu
Cá thu, cá chim, cá nhụ, cá đé là 4 loại cá quý được đánh bắt trên biển, có giá trị dinh dưỡng cao (tứ quý ngư). Cá thu được chế biến rất đa dạng với nhiều thực đơn hấp dẫn như cá thu kho riềng, cá thu sốt cà chua, cá thu kho tộ, cá thu kho tiêu... Đặc biệt, cá thu còn có công dụng chữa nhiều bệnh.
Theo Đông y, cá thu vị ngọt, bình, không độc vào tỳ vị can thận. Thuộc nhóm bổ khí kiện tỳ. Có công năng chủ trị bổ ích nguyên khí, hoà dưỡng tạng phủ, cường thận, kiện cốt. Dùng cho mọi trường hợp suy nhược, thiểu dưỡng, khí hư, huyết hư, mệt mỏi, lao bỏng nặng, suy kiệt ăn kém, gầy yếu sút cân, đau đầu chóng mặt, mỏi mắt. Liều dùng: 100 - 200g.
Cá thu kho tiêu gừng: Cá thu (làm sạch, bỏ ruột) thêm gừng tươi, bột tiêu, gia vị kho nhừ ăn thường ngày. Có tác dụng bổ dưỡng tạng phủ nguyên khí. Dùng cho mọi giới tuổi, đặc biệt là người cao tuổi, phụ nữ có thai, sau đẻ, trẻ em, người bị tiêu chảy, kiết lỵ dài ngày.
Cá thu hầm hoài sơn sâm kỳ: Cá thu 200g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 200g, hoài sơn 15g. Cá thu làm sạch, bỏ ruột, cho cùng các vị thuốc, thêm gia vị hầm nhừ, sau bỏ bã thuốc. Tác dụng bổ dưỡng tạng phủ, ích khí kiện tỳ. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, tiêu chảy dài ngày, phụ nữ huyết trắng, rong kinh, rong huyết, các trường hợp thoát vị, sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung, suy kiệt thiểu dưỡng.
Có thể thêm trong thực đơn này bạch truật 15g, vẫn để nguyên hoàng kỳ hoặc bỏ hoàng kỳ thành thực đơn cá thu hầm sâm, truật, hoài sơn.
Hỗ trợ điều trị vảy nến: Mỗi ngày dùng 150g cá thu, dùng liên tục có thể làm giảm thuốc thuộc nhóm corticoid mà không mất hiệu quả chữa bệnh nhờ omega-3, có tác dụng ức chế chất sinh viêm trong bệnh vảy nến như leucotrien 3 và 5.
Làm đẹp da, giảm mụn: Cá thu là thực phẩm chức năng có tác dụng làm giảm bớt mụn trên mặt, xẹp nhanh các mụn bọc do omega-3 giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
Theo SKDS
Viêm khớp vảy nến Viêm khớp vảy nến là một bệnh mãn tính có đặc tính là viêm ở da (vảy nến) và xương khớp. Nó cũng có thể gây viêm những vùng khác như mắt, tim, phổi và thận. Bệnh thường xảy ra sau tuổi 40, bất kể đàn ông hay phụ nữ. Sau đây là một số liệu pháp hỗ trợ cho việc điều trị...