Tìm hiểu kế hoạch hiện đại hóa 16 năm để kiềm tỏa các cường quốc vũ khí của Quân đội Mỹ
Quân đội Mỹ có kế hoạch 4 giai đoạn đầy tham vọng để hiện đại hóa hoàn toàn bằng công nghệ mới, đơn vị chiến đấu mới và con người, trước năm 2035.
Xe chiến đấu Lynz của liên doanh Raytheon-Rheinmetall – ứng viên thay thế M2 Bradley.
Hiện tại, 118 chương trình của Quân đội Mỹ đang bị trì hoãn trong khi Quốc hội chưa thể thông qua các dự luật ủy quyền và Năm tài chính 2020 đã bắt đầu từ ngày 1/10/2019. Lầu Năm Góc hiện đang hoạt động theo “Giải pháp liên tục”, tức là giải pháp cho phép các đầu mối tiếp tục chi tiêu ở mức như năm ngoái, nhưng không triển khai bất kỳ chương trình mới nào cũng như phát triển các chương trình hiện có.
34 chương trình, 16 năm, 4 giai đoạn
Theo báo cáo, Chiến lược hiện đại hóa quân đội mới của Mỹ tập hợp rất nhiều ý tưởng, chương trình như 6 ưu tiên lớn, trọng tâm về phát triển vũ khí và đề ra lộ trình cụ thể. Mặc dù kéo dài 16 năm, kế hoạch này sẽ có những sản phẩm có thể được bàn giao trong 3 năm tới. Trên thực tế, về mặt kỹ thuật, việc đếm ngược đến năm 2035 đã bắt đầu, bởi vì Năm tài chính 2020 – năm đầu tiên của Giai đoạn I – đã bắt đầu vào ngày 01/10/2019.
Giai đoạn I (2020-2022): Trọng tâm vũ khí siêu âm, năng lượng định hướng và không gian.
Quân đội sẽ bắt đầu triển khai 34 chương trình ưu tiên hàng đầu. Người ta liệt kê 31 đề mục trong ngân sách 2020, từ tên lửa tầm xa đến mạng không dây, kính nhắm mục tiêu chuyên dụng…, nhưng với việc tạo ra một Văn phòng điều hành các chương trình ưu tiên, có 3 mảng được đặc biệt chú ý, đó là vũ khí siêu âm, năng lượng định hướng và các chương trình không gian.
Lính Mỹ sẽ được trang bị ống nhòm-kính nhìn đêm đời mới (ENVG-B). (Nguồn: ASC Army Mil)
Video đang HOT
Bên cạnh thiết bị và vũ khí, Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục thử nghiệm khái niệm xung đột trong tương lai của mình – Chiến dịch Đa miền (Multi-Domain Operations). Trọng tâm của nỗ lực này là các cuộc diễn tập thực binh của các đơn vị mới gọi là Lực lượng Đặc nhiệm Đa miền (Multi-Domain Task Forces), một trong số đó đã hoạt động ở Thái Bình Dương và lực lượng thứ hai vừa được thành lập ở châu Âu.
Quân đội cũng sẽ bắt đầu tái bố trí toàn cầu, không chỉ thành lập các đơn vị mới như các Lực lượng Đặc nhiệm Đa miền mà còn có khả năng thay đổi địa điểm chúng được triển khai để ngăn chặn sự xâm lược của các cường quốc vũ khí khác.
Giai đoạn II (2023-2025): Tái trang bị và Tái tổ chức
Quân đội bắt đầu tổ chức lại các đơn vị trong toàn lực lượng để thực hiện chiến thuật Đa miền mới và phù hợp các thiết bị mới sẽ bắt đầu đi vào sản xuất. Đây là khoảng thời gian mà Quân đội muốn bắt đầu sử dụng quy mô lớn các mô phỏng thực tế ảo (VR) và các công cụ thực tế tăng cường được phát triển bởi Môi trường Huấn luyện Tổng hợp, mà Quốc hội muốn cắt giảm trong năm 2020. Đây cũng là thời kỳ mà vũ khí ưu tiên cao nhất của Quân đội – vũ khí siêu thanh tầm xa bố trí trên mặt đất được đưa vào sử dụng.
Quân đội đã trao hai hợp đồng vũ khí siêu thanh quan trọng vào cuối năm 2019 để tránh bị mắc kẹt trong năm tài chính 2020. Trung tướng Neil Thurgood, chuyên gia điều hành chương trình, cho biết, nếu “Giải pháp liên tục” kéo dài qua ngày 1/1/2020, ông sẽ phải bắt đầu trì hoãn các phần của chương trình để bảo tồn các dự án cốt lõi của nó.
Giai đoạn III (2026-2028): Kìm tỏa đối thủ cạnh tranh ở châu Âu
Đây là giai đoạn tiến hành sản xuất hàng loạt một số vũ khí đắt nhất, bao gồm xe chiến đấu có người lái tùy chọn mới (OMFV) thay thế xe M2 Bradley; máy bay trinh sát tấn công tương lai (FARA) thay thế cho OH-58 Kiowa.
Những vũ khí mới này sẽ được trang bị cho các đơn vị mới và được biên chế lại ở mọi cấp, từ các lữ đoàn chiến đấu – đơn vị chiến đấu trong chiến tranh ở Afghanistan và Iraq – cho đến các Quân đoàn Dã chiến (Field Army) sẽ được thành lập mới tại các địa bàn trọng yếu. Đến năm 2028, Quân đội sẽ thành lập Lực lượng Chiến dịch Đa miền đầu tiên và bắt đầu xây dựng lực lượng tiếp theo.
Điều đó có nghĩa là Quân đội Mỹ sẽ có đủ lực lượng hiện đại để tiến hành các chiến dịch đa miền quy mô lớn nhằm chống lại một số kẻ thù rất mạnh. Mặc dù chiến lược này không chỉ rõ chiến trường nào, nhưng có thể dự đoán rằng, Quân đoàn Dã chiến đầu tiên sẽ được thành lập để tham gia cuộc chiến trên bộ ở châu Âu nhằm bảo vệ các đồng minh dễ bị tổn thương như các nước vùng Baltic.
Giai đoạn IV (2029-2035): Sẵn sàng “tất tay” với đối thủ ở Thái Bình Dương
Trong giai đoạn này, theo chiến lược trên, Quân đội sẽ hoàn thành việc thành lập lực lượng tiếp theo được tối ưu hóa cho một cuộc chiến hải quân ở Tây Thái Bình Dương. Mặc dù đều được trang bị nhiều công nghệ quan trọng giống nhau, chẳng hạn như mạng chỉ huy và kiểm soát có khả năng chống tin tặc và gây nhiễu, thành phần của các lực lượng chắc chắn sẽ khác nhau – ví dụ như ít xe tăng hơn và nhiều tên lửa tầm xa hơn.
Với vai trò hỗ trợ cho Hải quân và Không quân, bằng hỏa lực bố trí trên các hòn đảo ở Thái Bình Dương, lực lượng này có nhiệm vụ “khóa” các tàu chiến và máy bay của đối thủ cạnh tranh, gây thương vong và hạn chế sự điều chuyển để các lực lượng khác có thể tiêu diệt chúng.
Quân đội Mỹ sẽ sở hữu vũ khí siêu thanh.
Và theo kế hoạch quy mô và tham vọng này, công cuộc hiện đại hóa chưa kết thúc vào năm 2035, mà sẽ vẫn tiếp diễn, vì còn phải tiếp tục thử nghiệm và hoàn thiện các khái niệm vận hành, dựa trên các công nghệ mới và những thay đổi của môi trường tác chiến.
Theo người đứng đầu Bộ Tư lệnh Quân đội Tương lai – Tướng John Murray, từ thời Tổng thống Reagan, Quân đội Mỹ chưa được phát động đợt hiện đại hóa nào. Quân đội, theo ông, phải trở thành một tổ chức được hiện đại hóa liên tục và bền bỉ.
Theo baoquocte/Breaking Defense
Lộ diện 3 mẫu trực thăng tấn công tương lai của Mỹ
Ba trong số 5 nhà thầu tham gia chương trình trực thăng trinh sát/tấn công tương lai của quân đội Mỹ đã giới thiệu nguyên mẫu và giá thầu tại Hội nghị Hiệp hội Quân đội Mỹ.
Năm công ty đang cạnh tranh với nhau để chế tạo trực thăng trinh sát tấn công tương lai của quân đội Mỹ (FARA). 3 trong số 5 nhà thầu đã công khai mô hình và giá thầu của họ, Business Insider cho biết.
Tập đoàn Bell Helicopter đã hợp tác với Collins Aerospace để giới thiệu mẫu trực thăng 360 Invictus tại Hội nghị Hiệp hội Quân đội Mỹ (AUSA) ở Washington D.C. 360 Invictus được thiết kế dựa trên công nghệ của mẫu trực thăng hạng trung 525 Relentless.
360 Invictus có thể bay với tốc độ 333 km/h, bán kính chiến đấu khoảng 250 km. Trực thăng được trang bị pháo 20 mm, giá phóng tên lửa được thiết kế với khoang chứa bên trong thân để giảm lực cản.
Nguyên mẫu 360 Invictus của Bell Helicopter. Ảnh: Business Insider.
Tập đoàn AVX hợp tác với L3 Harris giới thiệu mẫu CHH tại AUSA. Đây là mẫu trực thăng với rotor đồng trục, kết hợp với 2 động cơ cánh quạt nhỏ lắp bên cánh phụ để tăng tốc độ. So với các đối thủ, mẫu CCH có 3 cấu hình khác nhau cho từng nhiệm vụ.
Một trong các cấu hình, trực thăng có thể chở theo 6 binh sĩ được kỳ vọng sẽ hấp dẫn các đơn vị đặc nhiệm. Cấu hình chiến đấu có thể mang theo 8 tên lửa. Ghế ngồi cũng có thể được thay thế bằng các thùng nhiên liệu, cho phép nó bay xa hơn nhiều so với các trực thăng khác.
Sikorsky, công ty con của Lockheed Martin, giới thiệu mẫu trực thăng Raider X trong một thông cáo báo chí hôm 14/10. Raider X được thiết kế dựa trên S-97 Raider, dù nó lớn và cao cấp hơn. Raider-X sử dụng công nghệ rotor đồng trục của mẫu thử nghiệm X2, kết hợp với động cơ đẩy cánh quạt ở đuôi.
Raider-X có thể đạt tốc độ tới 463 km/h, vượt xa yêu cầu của quân đội và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau ở tốc độ cao. Giống như các đối thủ, Raider-X được thiết kế với kiến trúc mở để nâng cấp trong tương lai.
Nguyên mẫu CCH của AVX. Ảnh: Business Insider.
Các nhà thầu khác gồm Karem, Northrop Grumman và Raytheon vẫn chưa giới thiệu mẫu trực thăng và giá thầu của họ.
Chương trình FARA nhằm thay thế mẫu trực thăng trinh sát OH-8 Kiowa đã ngưng hoạt động vào năm 2014, dẫn đến khoảng trống trong năng lực trinh sát/tấn công của quân đội Mỹ. 5 công ty đã được chọn vào tháng 4 để phát triển nguyên mẫu. Giữa năm 2020, quân đội sẽ chọn 2 nhà thầu có kết quả tốt nhất để chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Quân đội Mỹ đang theo đuổi mẫu trực thăng có khả năng đạt tốc độ cao, vượt trội so với các đối thủ tiềm năng, sống sót cao trong các mối đe dọa phi đối xứng bằng cách lấp đầy hoặc giảm thiểu các lỗ hổng trong trinh sát và tấn công hàng không của quân đội.
Khi quân đội đưa ra quyết định cuối cùng về nguyên mẫu, quá trình sản xuất có thể bắt đầu vào cuối năm 2020, đưa vào chiến trường loại trực thăng tấn công mới vào năm 2030.
Theo Zing.vn
Lộ diện mẫu súng trường tương lai của quân đội Mỹ 3 mẫu súng trường tương lai của quân đội Mỹ sử dụng đạn 6,8 mm, loa che lửa đầu nòng thế hệ mới cùng loại kính ngắm có thể tự điều chỉnh theo nhiệt độ và tốc độ gió. Trong cuộc họp bên lề sự kiện Hiệp hội Quân đội Mỹ diễn ra từ ngày 13-16/10, quân đội Mỹ đã thu hẹp danh...