Tìm hiểu chế độ ăn kiêng Paleo
Chế độ ăn kiêng Paleo giúp cơ thể bạn khỏe mạnh , ít mỡ và tràn đầy năng lượng. Đồng thời, nó còn được chứng minh là giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, béo phì, ung thư, tiểu đường… bởi chế độ ăn không chứa các chất béo bão hòa, đường và thực phẩm chế biến sẵn.
Nếu bạn muốn bắt đầu chế độ ăn kiêng kiểu Paleo, dưới đây là những lưu ý cần thiết giúp bạn ăn kiêng đúng, phù hợp và hiệu quả:
Thực phẩm không nên ăn
Ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc; cây họ đậu, thực phẩm từ sữa; đường chế biến; các loại dầu và thực phẩm từ hạt cải, đậu nành, ngô, dầu thực vật, hướng dương, hạt nho; các gia vị chứa gluten, đường, chất bảo quản hay hương vị và màu nhân tạo; soda có đường, đồ uống tăng lực. Bạn nên tránh dùng các loại đồ uống có cồn trong thời gian ăn kiêng. Nếu bạn không tránh được việc uống rượu trong những dịp đặc biệt, bạn có thể uống 1 ly rượu vang đỏ.
Thực phẩm có thể ăn
Bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn của mình các loại thịt gia cầm và trứng, cá và hải sản, rau củ, trái cây (3 – 4 lần/tuần) như các loại quả mọng, các loại hạt, bơ, dầu dừa, dầu ô liu, dầu hạt macadamia, nước dừa, trà không đường, các loại thực phẩm lên men như kim chi, dưa cải bắp muối hay nước uống lên men từ trà đen.
Video đang HOT
Thực phẩm có thể ăn với số lượng ít
Nhiều người tuyệt đối nói không với các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là những người dị ứng với gluten hoặc lactose, có vấn đề về tiêu hóa hoặc ruột. Những thực phẩm như bơ, kem chưa tách béo, phomai Parmesan hay Pecorino, pho mai sữa dê hoặc cừu, sữa chua không đường không làm từ sữa bò sẽ dễ tiêu hóa đồng thời chứa nhiều dinh dưỡng hơn. Bạn có thể bổ sung các chất làm ngọt tự nhiên như mật ong, đường chiết xuất từ cây dừa, cây thích và các loại trái cây khô. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng chúng càng ít càng tốt trong thời gian ăn kiêng.
Cách sử dụng các loại dầu ăn
Dùng để nấu nướng ở nhiệt độ cao: dầu dừa, dầu hạt macadamia, mỡ lợn, mỡ vịt, bơ, dầu ô liu nguyên chất có thể dùng để nấu nướng ở nhiệt độ dưới 170 – 180 độ C như xào, hầm hay nướng.
Không chế biến ở nhiệt độ cao hoặc thêm vào khi món ăn đã hoàn thành: dầu ô liu nguyên chất, dầu macadamia, dầu quả bơ, hạt bí, dầu vừng, hạt dẻ, dầu dừa chưa tinh luyện và bơ.
Theo tiền phong
5 tác hại không ngờ tới của mì ăn liền
Tiện lợi và ngon miệng, mì ăn liền đã trở thành một phần của lối sống hiện đại nhưng kèm theo nó là các vấn đề về sức khỏe như ung thư, suy dinh dưỡng...
Thiếu dinh dưỡng
Mặc dù sau mỗi lần ăn mì ăn liền, bạn cảm thấy rất no, nhưng thực chất, cảm giác no này là do carbohydrate đem lại. Mì ăn liền chỉ chứa nhiều năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột. Dùng nhiều mì ăn liền không những khiên bạn có nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất... mà lại còn có nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.
Bệnh tim mạch
Thường xuyên dùng mì ăn liền, ban co nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn binh thương. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Hư thận, hại xương
Một thành phần co măt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thân.
Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giup bạn ngon miệng nhưng chất này lai khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.
Ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, quá nhiều muối, chất béo bão hòa... Va hâu hêt cac nghiên cưu đêu kêt luân mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiêu trong thơi gian dài.
Dị ứng
Trong mì ăn liền thường chứa một phụ gia gọi là MSG (monosodium glutamate monohydrate), đây là loại phụ gia tổng hợp mùi vị, khiến cho món mì trở nên ngon miệng hơn, kích thích vị giác tối đa. Thế nhưng, trên thế giới cũng đã ghi nhận trường hợp di ứng MSG do dùng nhiều mì ăn liền. Các triệu chứng bao gồm:
- Cảm giác nóng rát ở ngực, lưng và tay
- Buồn nôn, khó thở, uể oải
- Đau đầu, đau ngực
- Tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt
- Bị tê tay chân.
Theo Trí thức trẻ
6 sự thật nguy hiểm về thực phẩm chế biến sẵn Thực phẩm chế biến sẵn đang ngày càng được ưa chuộng bởi chúng rẻ tiền, dễ ăn và được phục vụ chu đáo. Thật không may, nếu sử dụng thường xuyên những loại thực phẩm này, bạn sẽ phải đối mặt với những nguy cơ lớn về sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet 1. Tăng nguy cơ bệnh tim và bệnh tiểu đường...