Tìm giảm pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh giảm ở châu Á
Tỷ lệ sinh giảm không chỉ là một hiện tượng ở một số quốc gia châu Á mà đang trở thành một xu hướng toàn cầu.
Đây là nhận định của ông Allen Ng, Trưởng nhóm Giám sát Kinh tế vĩ mô tại Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN 3 (AMRO) trụ sở tại Singapore.
Các chuyên gia Hàn Quốc và quốc tế điều hành hội thảo. Ảnh: Đức Thắng/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ông Allen Ng đưa ra nhận định như vậy khi phát biểu tham luận tại Hội thảo quốc tế về nguyên nhân gây ra tỷ lệ sinh thấp ở châu Á và biện pháp giải quyết, diễn ra tại thủ đô của Hàn Quốc ngày 7/11.
Tại sự kiện, các chuyên gia từ một số quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Ai Cập, Singapore và Việt Nam đã cùng nhau tìm kiếm câu trả lời cho tình trạng mức sinh thấp. Các chuyên gia thảo luận các yếu tố như tâm lý xã hội, văn hóa, tôn giáo, sự khác biệt thế hệ và các giá trị phổ quát như gia đình theo hoàn cảnh riêng của mỗi quốc gia, cũng như giai đoạn phát triển kinh tế, lịch sử, văn hóa, chính trị và hệ thống pháp luật.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Allen, khi trình độ phát triển kinh tế tăng lên, tổng tỷ suất sinh (TFR) sẽ tiếp tục giảm. Về giải pháp, ông Allen cho rằng cần phải hiểu các chuẩn mực văn hóa và sở thích cá nhân dẫn đến ý muốn sinh con, mạnh dạn loại bỏ các chính sách chỉ xem xét lợi ích tài chính và giải quyết những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ sinh thấp.
Tham gia hội thảo theo hình thức trực tuyến, Mikito Masuda – Giáo sư kinh tế tại Đại học Komazawa (Nhật Bản) cho rằng khi mức thu nhập kinh tế của hộ gia đình trở nên thịnh vượng hơn thì họ có xu hướng giảm việc sinh con để tập trung tài chính nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và nuôi dạy con đã sinh được tốt hơn.
Cùng đóng góp vào chủ đề này trong tham luận gửi tới hội thảo, nhà nghiên cứu Phạm Thị Minh Thủy, giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Học viện Chính trị khu vực I – cho rằng cần có sự cân bằng giữa phát triển cá nhân và trách nhiệm xã hội. Thay vì áp lực kết hôn sớm, xã hội nên tạo điều kiện để người trẻ phát triển kỹ năng sống, quản lý tài chính và xây dựng mối quan hệ lành mạnh. Đây là nền tảng quan trọng cho một cuộc hôn nhân bền vững, góp phần vào giải quyết tình trạng nhân khẩu học của Việt Nam hiện nay.
Phát biểu tại hội thảo, bà Jin Seon Mi, thành viên Quốc hội của đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc, cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ sinh thấp là môi trường xã hội không ổn định và chi phí nhà ở cao. Những yếu tố này cùng với chi phí cao về giáo dục đang khiến nhiều người trẻ ngại kết hôn, xây dựng gia đình và sinh con. Ngoài ra, khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và gia đình cũng là trở ngại lớn đối với phụ nữ trong việc lựa chọn sinh con.
Theo ý kiến nhiều chuyên gia, tỷ lệ sinh thấp là xu hướng chung trên toàn cầu. Các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đang trải qua tình trạng suy giảm đáng kể về tỷ lệ sinh.
Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á cũng đang chứng kiến tình trạng khẩn cấp quốc gia về dân số do tỷ lệ sinh ngày càng giảm.
LHQ dự đoán thời diểm dân số thế giới đạt đỉnh trên 10 tỷ người
Theo ước tính mới của Liên hợp quốc (LHQ), dân số toàn cầu có thể đạt đỉnh 10,3 tỷ người trong thế kỷ này.
Người dân chen lấn chờ lên tàu hỏa tại nhà ga ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng Bloomberg (Mỹ) cho biết 1/4 quốc gia trên thế giới đã vượt qua thời kỳ đỉnh cao về dân số do tỷ lệ sinh giảm, khiến tốc độ tăng dân số chậm lại. Tuy nhiên, trong một báo cáo công bố ngày 11/7, LHQ dự đoán rằng vào giữa những năm 2080, dân số thế giới sẽ đạt mức đỉnh 10,3 tỷ người.
Một thập kỷ trước, LHQ nhận định có 30% khả năng tăng dân số sẽ kết thúc trong thế kỷ này, nhưng hiện tại con số này đã tăng lên 80%. Theo LHQ, tăng dân số ở một số quốc gia đông dân nhất thế giới như Ấn Độ, Indonesia và Nigeria sẽ giúp tổng dân số thế giới tăng thêm 2,1 tỷ người trong sáu thập niên tới.
Ngoài ra, dự báo có 9 quốc gia sẽ tăng gấp đôi dân số trong giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2054, bao gồm Angola, Cộng hòa Trung Phi và CHDC Congo.
Trong khi đó, dân số đã đạt đỉnh ở hơn 60 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản. Đối với một số quốc gia như Đức, Italy và Nga, mức đỉnh dân số thậm chí có thể đến sớm hơn nếu không có người nhập cư. Người nhập cư vốn sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng dân số ở hơn 50 quốc gia, trong đó có Mỹ, Canada và Australia trong ba thập niên tới.
Tỷ lệ sinh ở một số quốc gia đã giảm nhanh hơn dự đoán và các nhà nghiên cứu của LHQ cho rằng vào năm 2100, dân số trên Trái Đất sẽ thấp hơn 700 triệu người so với dự đoán cách đây một thập niên.
Tỷ lệ sinh tại nhiều quốc gia giảm do bất ổn kinh tế, bất ổn chính trị, khả năng tiếp cận giáo dục và thị trường lao động của phụ nữ. Hạn chế về nhập cư ở những nơi như châu Âu và tuổ.i thọ trung bình giảm tạm thời do đại dịch COVID-19 cũng góp phần kéo giảm các dự báo.
Ở những quốc gia mà dân số đã đạt đỉnh, số phụ nữ trong độ tuổ.i sinh sản - từ 15 đến 49 tuổ.i - dự kiến sẽ giảm nhanh chóng trong những thập niên tới. LHQ cho rằng đến năm 2080, trên toàn thế giới, số người trên 65 tuổ.i sẽ đông hơn nhóm dưới 18 tuổ.i.
Thượng Hải cung cấp dịch vụ hỗ trợ sinh sản theo bảo hiểm để thúc đẩy tỷ lệ sinh Trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm xuống mức thấp nhất đất nước, thành phố Thượng Hải đã đưa dịch vụ hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng vào chương trình bảo hiểm y tế từ đầu tháng 6. Người dân tham quan Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 1/10/2020. Ảnh minh họa: AFP/ TTXVN Theo báo Bưu...