Tìm giải pháp quản lý chuỗi cung ứng thời kỳ hậu COVID-19

Theo dõi VGT trên

Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành cho biết không có quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á có được vị thế kinh tế nhiều thuận lợi, có khả năng “đón lõng” các chuỗi cung ứng tốt như Việt Nam.

Tìm giải pháp quản lý chuỗi cung ứng thời kỳ hậu COVID-19 - Hình 1
(Ảnh minh họa. THX/TTXVN)

Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã gây ra một “cú sốc” lớn chưa từng có, tác động trực tiếp vào sức khỏe và nền kinh tế thế giới, “bẻ gãy” hàng loạt các mạng lưới kinh doanh và làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.

Là một quốc gia đi đầu trong việc kiểm soát thành công dịch bệnh, nhưng Việt Nam cũng không tránh khỏi các tác động tiêu cực của COVID-19. Các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng quốc tế, đang tìm kiếm các giải pháp để có thể thích ứng với sự thay đổi “chóng vánh” của thế giới.

Vậy điều gì sẽ diễn ra tiếp theo trong thời kỳ hậu COVID-19? Làm cách nào nắm bắt các cơ hội của một thế giới mới đang dần định hình lại sau đại dịch và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng tốt nhất những cơ hội đó?

Để giải đáp những câu hỏi này, ngày 10/7, Mạng lưới Đổi mới sáng tạo của Việt Nam tại ba đầu cầu Australia, Nhật Bản và Đức đã đồng tổ chức buổi hội thảo trực tuyến với chủ đề Quản lý chuỗi cung ứng thời kỳ hậu COVID-19.

Tham gia hội thảo trong vai trò là một trong bốn diễn giả chính, Tiến sỹ Jason Nguyễn, Giảng viên trường Đại học VinUniversity, cho biết những năm gần đây, Việt Nam đã rất tích cực gia nhập vào một loạt các hiệp định thương mại đa biên. Điều này giúp Việt Nam trở thành một trong những “điểm đến” được nhiều nhà đầu tư nước ngoài ưa thích, mang tới các cơ hội phát triển mới cho sản xuất, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đặc biệt là các ngành công nghiệp phụ trợ, mở rộng khả năng tiêu thụ hàng hóa tới các thị trường đối tác rộng lớn hơn. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm thách thức.

Theo Tiến sỹ Jason, bên cạnh các ưu đãi hấp dẫn mà những hiệp định thương mại thế hệ mới mang lại, cũng có rất nhiều những điều kiện khắt khe đi kèm. Để có thể tận dụng được tối đa ưu thế từ các hiệp định, không chỉ trong giai đoạn hậu COVID-19 mà còn hướng tới một tương lai xa hơn nữa cho Việt Nam, các doanh nghiệp buộc phải giải được các “bài toán” vướng mắc, trong đó phần lớn nằm ở chính chuỗi cung ứng hàng hóa.

Trong phần trình bày của mình, Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong-Trung Quốc, chia sẻ đại dịch COVID-19 đã làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc của thế giới vào nguồn cung ứng hàng hóa từ Trung Quốc.

Dù chỉ có 14 trên tổng số 33 tỉnh và đặc khu tự trị của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi COVID-19, nhưng dịch đã tác động trực tiếp gây gián đoạn phần lớn chuỗi cung ứng của thế giới, do chiếm tới 80% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc ra thế giới.

[Cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19]

Phân tích những lợi thế của Trung Quốc trong việc chiếm lĩnh chuỗi cung ứng toàn cầu, Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành chỉ ra xu thế phát triển mới của thế giới trong tương lai mà Việt Nam nên nắm bắt.

Video đang HOT

Tiến sỹ cho biết Trung Quốc không chỉ là “công xưởng” của thế giới mà nơi đây còn là “cửa ngõ” của các giao thương kỹ thuật số, giúp các doanh nghiệp từ khắp các quốc gia có thể vận hành thông qua một nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tốt nhất thế giới.

Đại dịch COVID-19 càng minh chứng rõ hơn nữa lợi thế này của Trung Quốc, khi toàn bộ giao thông đi lại của con người gần như bị ngừng trệ, sản xuất và giao thương hàng hóa bắt buộc dựa chính vào các mạng lưới kỹ thuật số. Đây chính là lợi thế và xu hướng phát triển của các chuỗi cung ứng trong tương lai.

Việt Nam có chính sách ngoại thương năng động và tham vọng. Việt Nam đã trở thành thành viên của 16 hiệp định thương mại đa biên, bao gồm cả các hiệp định do Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ký kết với các quốc gia khác. Không có quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á có được vị thế kinh tế nhiều thuận lợi, có khả năng “đón lõng” các chuỗi cung ứng tốt như Việt Nam.

Vấn đề tiếp theo đối với Việt Nam chỉ là làm thế nào để tận dụng tốt nhất những cơ hội đó. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc của các chính phủ, các cơ quan nhà nước, trở thành những đầu mối gắn kết, giúp doanh nghiệp định hướng được xu thế mới, tránh xảy ra tình trạng “lỡ chuyến tàu” nếu Việt Nam tiếp tục tư duy theo một lối mòn chuỗi cung ứng cũ – tập trung chủ yếu vào lợi thế thâm dụng lao động.

Đồng quan điểm với Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành, ông Nguyễn Quang Khang, CEO Công ty CP Takahana Việt Nhật và bà Phạm Thị Nguyệt, Trưởng Đại diện của Vietnam Airlines tại Đức, nhấn mạnh nắm bắt xu thế là điều tiên quyết mà doanh nghiệp nên chú trọng. Cả hai chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp mình trong cuộc chiến chống lại tác động từ đại dịch.

Bà Phạm Thị Nguyệt cho rằng trong giai đoạn hiện nay quan trọng nhất là doanh nghiệp cần phải thích ứng với những khó khăn, chủ động tìm hiểu tình hình và đưa ra những giải pháp đột phá. Với các “case study” cụ thể của Vietnam Airlines và Takahana, thính giả của buổi hội thảo đã có thể nhìn thấy một bức tranh tổng thể về các khó khăn của doanh nghiệp trong thời COVID-19, các giải pháp và chiến lược quản trị rủi ro trong tương lai.

Bốn bài thuyết trình của hội thảo đã nhận được sự quan tâm của rất đông thính giả trong và ngoài nước. Nhiều câu hỏi được thính giả nêu ra cho các diễn giả để bàn luận, giải đáp, với sự tham gia của các đại diện đến từ Bộ Kế hoạch Đầu tư, Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo Việt Nam, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt, đại diện của ba Mạng lưới sáng tạo Việt Nam tại Australia, Nhật Bản và Đức.

Mạng lưới sáng tạo Việt Nam, do Bộ Kế hoạch Đầu tư khởi xướng và điều hành, là “đầu mối” quy tụ một hệ thống các chuyên gia, doanh nghiệp và giới khởi nghiệp Việt Nam tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm góp phần kết nối chia sẻ và hợp tác trên nền tảng kinh nghiệm, kỹ năng về khoa học công nghệ trong thời đại của nền cách mạng công nghiệp lần thứ 4, từ đó cùng nhau giải quyết các vấn đề cốt lõi của Việt Nam./.

VAFI: Xóa bỏ tận gốc suất đầu tư cao khu vực DNNN

VAFI mong muốn lấy Công ty cổ phần cảng Qui Nhơn ( CQN ), là đơn vị đầu tiên phải cam kết suất đầu tư bằng với khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Hiệp hội Các Nhà Đầu tư Tài chính VN (VAFI) vừa có văn bản gửi UB Quản lý Vốn Nhà Nước tại Doanh nghiệp cùng các cơ quan, bộ ngành kiến nghị xóa bỏ tận gốc tình trạng suất đầu tư cao tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước.

VAFI: Xóa bỏ tận gốc suất đầu tư cao khu vực DNNN - Hình 1
Cảng Quy Nhơn. Ảnh: Báo Giao thông

VAFI cho rằng, cần phải đưa suất đầu tư tại các doanh nghiệp này bằng suất đầu tư so với khối doanh nghiệp tư nhân có trình độ quản trị tốt nhằm phòng chống tham nhũng triệt để, gia tăng niềm tin cho các nhà đầu tư tài chính, từ đó đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước & niêm yết chứng khoán.

Từ kiến nghị trên, VAFI mong muốn lấy Công ty cổ phần cảng Qui Nhơn (CQN ), là đơn vị đầu tiên phải cam kết suất đầu tư bằng với khu vực doanh nghiệp tư nhân

Nêu lý do chọn CQN thực hiện đầu tiên, VAFI cho rằng vì doanh nghiệp này còn nhiều tồn tại, bất cập.

HĐQT CQN đã thổi phồng thành tích kinh doanh năm 2019, báo cáo không trung thực

Ví dụ, báo cáo tài chính 2019 của CQN cho thấy, lợi nhuận trước thuế đạt 128,5 tỷ tăng 7% so với 2018. Nhưng VAFI cho rằng con số này không chính xác mà giảm 3 tỷ so với năm 2018.

VAFI giải thích, năm 2019 khấu hao cơ bản 51.9 tỷ đồng, năm 2018 khấu hao cơ bản 62,6 tỷ đồng, như vậy khấu hao của 2019 đã giảm 10,7 tỷ và chưa hiểu lý do giảm khấu hao nhưng nếu mức khấu hao 2019 như 2018 thì lợi nhuận trước thuế 2019 chỉ là 117,8 tỷ .

Hơn nữa, trong 6 tháng đầu năm 2019, quyền quản trị doanh nghiệp thuộc về công ty Hợp thành và sau đó được chuyển giao cho Vinalines ngày 29/6/2019 (trước đó Vinalines đã có thời gian chuẩn bị tiếp quản DN khoảng 1 năm). 6 tháng đầu năm 2019 Hợp thành báo cáo lợi nhuận sau thuế đạt hơn 56 tỷ. Nếu tính khấu hao theo mức cũ 2018 thì điều hành của CT Hợp thành vẫn tăng trưởng lợi nhuận so với 2018. Còn 6 tháng cuối năm dưới sự điều hành của nhân sự Vinalines cử xuống thì lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 47 tỷ (kém 9 tỷ so với Hợp Thành) nhưng lợi nhuận do Vinalines điều hành vẫn thấp hơn cùng kỳ năm trước.

"Một vấn đề đặt ra là lượng hàng hóa năm 2019 tăng thêm gần 1 triệu tấn, doanh thu tăng gần 100 tỷ, tăng 10% so với 2018 nhưng lợi nhuận lại giảm so với 2018 ở thời kỳ Vinalines quản lý trong khi yếu tố giá cước và nhiều yếu tố cơ bản khác không thay đổi. Một điều đáng lưu ý là thông thường hàng hóa 6 tháng cuối năm bao giờ cũng nhiều hơn 6 tháng đầu năm nhưng lợi nhuận giảm mà lại giảm mạnh trong thời kỳ Vinalines điều hành CQN", VAFI đặt vấn đề.

Cũng theo VAFI, Công ty Hợp Thành còn mù mờ về khai thác cảng, lại chưa phải là nhà quản lý tài chính chuyên nghiệp nhưng có 1 vấn đề là họ quản lý được chi tiêu và khi chuyển giao sang Vinaline thì có vẻ như nhiều khoản chi tiêu không hợp lý tăng lên và hiện nay cổ đông lo là nếu không được cảnh báo, giám sát tốt thì CQN sẽ trở lại thời kỳ trước Hợp Thành: gửi giá, hoa hồng hoa khói, suất đầu tư cao, tiêu cực tham nhũng phổ biến ở nhiều cấp.....Quyền lợi của cổ đông nhà nước và tư nhân sẽ bị xâm phạm nghiêm trọng .

Những câu hỏi trên theo VAFI đã được các cổ đông đặt ra tại Đại hội cổ đông CQN ngày 26/6/2020, nhưng không nhận được câu trả lời.

Không niêm yết chứng khoán

Tiếp tục phân tích, VAFI cho biết, Nghị quyết ĐHCĐ ngày 29/6/2019 có nội dung đưa CQN lên sàn chứng khoán nhưng cho tới nay CQN không thực hiện bất kỳ công việc gì cho tiến trình niêm yết chứng khoán.

VAFI cho rằng, việc không thực hiện niêm yết của HĐQT làm mất lòng tin của nhà đầu tư vào tiến trình cổ phần hóa, niêm yết thoái vốn của Vinalines và các đơn vị thành viên, thiệt hại vật chất đáng kể cho chính Vinalines và các nhà đầu tư.

Do đó, VAFI đề nghị UB Quản lý vốn nhà nước vào cuộc và thi hành kỷ luật ở mức khiển trách các thành viên HĐQT đại diện vốn nhà nước của Vinalines theo Điểm 1 Điều 28 Nghị định 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2017 về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Đề nghị UB Quản lý vốn nhà nước vào xử phạt hành chính HĐQT càng Qui Nhơn về hành vi trốn niêm yết, không xúc tiến việc niêm yết trong năm 2019.

Lo tài sản bị ă.n chặ.n, thất thoát

Trong kiến nghị của mình, VAFI cũng chỉ ra rằng cổ đông tư nhân CQN đang lo lắng tài sản của họ có thể bị ă.n chặ.n, bị thất thoát nhiều khi HĐQT mới chuẩn bị thực hiện "Dự án Đầu tư xây dựng nâng cấp Bến số 1 Cảng Qui Nhơn".

- Cải tạo nâng cấp Bến 1 (dài 350 m) nhằm đưa tàu trọng tải lớn 30.000 DWT vào khai thác theo hướng vươn cầu tầu thêm 35 m với chiều dài 480 m nhưng tổng đầu tư được dự toán lên tới con số khủng khiếp hơn 497 tỷ VND. Con số này được cho là có vấn đề do các hạng mục thực hiện chỉ là cải tạo, nâng cấp cầu bến và nạo vét vùng nước trước bến mà chưa có đầu tư máy móc, hạ tầng, như vậy là quá cao.

Trong khi, công ty cổ phần Container VN (Viconship) xây dựng cảng mới (Cảng VIP Greenport) tại Hải Phòng có qui mô 15 ha, chiều dài cầu tầu 400 m thì phần xây dựng hạ tầng gồm san lấp tiếp mặt bằng, làm cầu tầu 400 X 24, làm bãi, làm kho, đường điện, cấp nước, văn phòng... chỉ hết 392 tỷ ( cách đây 4 năm).

Ngoài ra, VAFI còn nhận định, báo cáo nghiên cứu khả thi đưa ra tổng mức đầu tư và các chi phí cho dự án để toàn thể đại hội cổ đông xem xét tại Đại hội bất thường tháng 2/2020 không đáng tin cậy, có thể chỉ là bình phong cho các nhóm lợi ích.

Từ những vấn đề nêu trên, VAFI đưa ra 4 kiến nghị

Với Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ Tài chính ở vai trò quản lý nhà nước về đấu thầu, về quản lý vốn và tài sản nhà nước tại khu vực DNNN, DN có vốn nhà nước tiếp nhận phản ánh, kiến nghị từ VAFI để kịp thời ra các qui định sủa đổi bổ sung về đấu thầu hiện nay với mục tiêu xóa bỏ tận gốc tình trạng suất đầu tư cao tại khu vực DNNN; Quan trọng là phải ban hành được những giải pháp hữu hiệu.

Với UB Quản lý vốn nhà nước phải nghiêm khắc chỉ đạo thi hành kỷ luật những người đại diện vốn nhà nước cố tình không minh bạch thông tin, cố tình bưng bít thông tin để mưu đồ lợi ích cá nhân, cố tình trốn tránh niêm yết để cản trở tiến trình minh bạch thông tin chi tiết và rộng rãi, phải giám sát chặt chẽ dự án (500 tỷ) chuẩn bị tiến hành, chỉ đạo Vinalines đưa ra các giải pháp công khai minh bạch để suất đầu tư tại CQN bằng với khu vực tư nhân.

Ủy ban chứng khoán Nhà nước phải nghiêm khắc phạt hành chính những doanh nghiệp cố tình trốn tránh việc niêm yết; Tiếp thu các giải pháp kiến nghị của VAFI, kịp thời bổ sung mục công bố thông tin bắt buộc chuyên về mua sắm đấu thầu tại các công ty đại chúng để nhà đầu tư, cổ đông giám sát và đán.h giá được trình độ quản trị của từng doanh nghiệp được thuận tiện .

Với các cơ quan thanh tra như Kiểm Toán Nhà Nước, Thanh Tra Chính phủ, Thanh tra Bộ tài chính trong chương trình hàng năm của mình theo qui định cần bổ sung nội dung thanh tra việc thoái vốn nhà nước, việc cổ phần hóa, việc niêm yết chứng khoán và kiểm tra suất đầu tư tại khu vực DNNN khi có dấu hiệu nghi ngờ xuất đầu tư cao;

VAFI cho biết sẽ đề suất các giải pháp cụ thể để ngăn ngừa tham nhũng nhằm xóa bỏ tận gốc tình trạng suất đầu tư cao trong khu vực DNNN nhằm giảm thất thoát hàng tỷ đô la mỗi năm cho nhà nước và cho cổ đông.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên "The Glory" trước khi đột ngột qua đời vì nhồi má.u não
12:59:27 30/09/2024
Xoài Non tung ản.h nón.g hừng hực, thứ muốn khoe lại nằm ở cổ tay nhắm thẳng vào Gil Lê
11:11:29 30/09/2024
Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy th.i th.ể người đàn ông mất tích khi đang livestream
15:45:36 30/09/2024
Hôn nhân trái ngược của dàn diễn viên phim thần tượng Đài Loan (Trung Quốc)
12:47:08 30/09/2024
'Bà sui' Sóc Trăng nhảy sôi động trong đám cưới, nhiều người nhầm là cô dâu
15:01:01 30/09/2024
Cụ ông 96 tuổ.i sống trong viện dưỡng lão: Tự nấu ăn, đặt đồ online
11:32:32 30/09/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiề.n ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiề.n mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Đúng 12h30 trưa nay, thứ Hai 30/9/2024, 3 con giáp gánh vàng gánh bạc về nhà, tài lộc rực rỡ

Trắc nghiệm

16:21:40 30/09/2024
3 con giáp gánh vàng gánh bạc về nhà, tài lộc rực rỡ, quý nhân song hành, gặp khó khăn sẽ được giúp đỡ. Sự nghiệp của con giáp may mắn này sẽ vô cùng rực rỡ. Con giáp này vốn tính ngay thẳng,

Lừ.a đả.o "chạy án" để chiếm đoạt nhiều tỷ đồng, 17 bị cáo lĩnh án

Pháp luật

16:14:04 30/09/2024
Ngày 30/9, TAND TP Hà Nội tuyên án đối với 17 bị cáo trong vụ án "Đưa hối lộ", "Môi giới hối lộ" và "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố với số tiề.n nhiều tỷ đồng.

B.é gá.i mầm non tan học suốt 3 ngày không thấy bố mẹ đến đón, mở cặp sách của em ra xem, các cô giáo đều bật khóc

Netizen

16:02:57 30/09/2024
Tr.ẻ e.m vốn nên là kết tinh của tình yêu thương giữa cha mẹ, nhưng khi tình cảm giữa vợ chồng tan vỡ, có những người lại xem con cái như gánh nặng. Họ xem con mình như một món đồ phiền toái ,

Gia đình chi hàng trăm triệu đồng trồng hoa rực rỡ khắp căn nhà 4 tầng ở Hà Nội

Sáng tạo

15:27:09 30/09/2024
Trồng hoa khắp căn nhà phố, chị Trang cho biết đã tiêu tốn khoảng 400 triệu đồng cho hệ thống tưới tiêu, chậu, bồn, cây giống...

Liban khẳng định ngoại giao là giải pháp duy nhất

Thế giới

15:26:21 30/09/2024
Cụ thể, trong phiên họp nội các cùng ngày, Bộ trưởng Ziad Makary khẳng định chắc chắn là chính phủ Liban muốn ngừng bắ.n. Các nỗ lực ngoại giao để đạt được lệnh ngừng bắ.n vẫn đang diễn ra nhưng tiến trình này không dễ dàng.

Hai cầu thủ công khai "nó.i xấ.u" ông Park Hang-seo

Sao thể thao

15:20:35 30/09/2024
Thời gian gần đây, người hâm mộ bóng đá Việt Nam được phen cười bò khi bộ đôi cầu thủ Quế Ngọc Hải và Nguyễn Tiến Linh tham gia một chương trình truyền hình thực tế,

Rosé xinh đẹp, gợi cảm nhưng trông như "da bọc xương" tại show thời trang

Phong cách sao

14:59:43 30/09/2024
Sự xuất hiện của giọng ca nhóm Blackpink tại Tuần lễ thời trang Paris (Pháp) khiến người hâm mộ vừa thích thú, vừa lo lắng

Bom tấn hot nhất Steam tung cập nhật mới sau nhiều năm, game thủ thất vọng, chán nản toàn tập

Mọt game

14:29:32 30/09/2024
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện chính là Fallout 4. Không thể phủ nhận rằng mặc dù đã là một tựa game có tuổ.i đời tương đối dài, thế nhưng Fallout 4 bất ngờ trở nên rất hot trong thời gian gần đây