Tìm giải pháp kiểm soát sự biến động giá các mặt hàng nông sản
Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã giám sát nguồn cung, giá bán nông sản, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp để kịp thời báo cáo, tham mưu giải pháp nhằm hạn chế sự biến động giá cả trên thị trường.
Tỉnh Tây Ninh siết chặt quản lý sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp kém chất lượng, hàng giả. Ảnh: Thanh Tân/TTXVN.
Nguồn nguyên liệu chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, do nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 từ năm 2019, xung đột quân sự Nga – Ukraine từ đầu năm 2022 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng và đẩy giá vật tư tăng cao. Từ đó dẫn đến nguyên liệu, vật tư đầu vào cho sản xuất trong nước tăng và làm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nông nghiệp tăng.
Cụ thể, giá phân bón tăng cao, như phân urê tăng 136 – 143%, DAP tăng 143 – 164%, kali tăng 180 – 200% so với tháng 12 năm 2021. Giá nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi tăng 30 – 45%, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng từ 30 – 35% so với tháng 12/2021. Sản xuất thuốc, vaccine thú y gặp nhiều khó khăn hơn. Giá dầu diesel 0.05S tăng trên 8.000 đồng/lít, làm cho chi phí nhiên liệu cho khai thác tăng thêm 2.640 tỷ đồng/tháng; cộng thêm giá các mặt hàng khác tăng theo 10 – 20%, kéo theo chi phí chuyến biển tăng cao.
Trước thực trạng trên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, ngành nông nghiệp đã chủ động, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các giải pháp, như: Hướng dẫn địa phương điều chỉnh kế hoạch tổ chức sản xuất, mùa vụ phù hợp với điều kiện thời tiết và theo tín hiệu thị trường, giúp người nông dân có thu nhập ổn định và có lãi. Chuyển đổi sang tư duy kinh tế nông nghiệp theo hướng tích hợp đa giá trị, đa ngành; phát triển nông nghiệp tuần hoàn.
Tổ chức lại sản xuất, nhất là liên kết sản xuất; tăng cường chế biến, nhất là sơ chế, bảo quản và chế biến sâu; thúc đẩy hợp tác, liên kết theo chuỗi ngành hàng để phù hợp với yêu cầu của thị trường và giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh. Phát huy công tác khuyến nông cộng đồng hướng đến “giảm chi phí – tăng chất lượng”; hướng dẫn người dân canh tác hiệu quả, giảm vật tư đầu vào, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp.
Tăng cường minh bạch hóa thông tin giá cả, thị trường nhằm hạn chế thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường; truyền thông nâng cao nhận thức, khuyến cáo về sản xuất nhằm đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, hạn chế tình trạng dư thừa hàng hóa trên thị trường.
Hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nông sản, tổ chức kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc sản địa phương tới thị trường các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thông qua các diễn đàn trọng điểm. Tổ chức xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản chất lượng cao, an toàn, hữu cơ, sản phẩm “OCOP” thông qua các sự kiện lớn như hội chợ, triển lãm và các phiên chợ, điểm giới thiệu. Phối hợp triển khai các hoạt động hợp tác với các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp phân phối, logistic lớn để hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, HTX nông nghiệp; thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua các kênh phân phối hiện đại, nâng cao ý thức về đảm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và hạn chế các vấn đề bất ổn về giá cả…
Video đang HOT
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, dù đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn thẳng vào thực tế thì vẫn còn những tồn tại, hạn chế, đó là: Giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất tăng cao làm chi phí sản xuất và giá sản phẩm nông nghiệp tăng, giảm sức cạnh tranh của nông sản. Kết nối tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn; nhiều địa phương còn hạn chế về nguồn lực, cơ chế, chưa có kịch bản tổng thể phát triển thị trường và sản phẩm phục vụ tiêu thụ nội địa theo đặc thù và lợi thế so sánh của địa phương, nên còn lúng túng trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
Nguyên nhân là do chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, vật tư đầu vào còn phụ thuộc vào nhập khẩu, nên chịu tác động biến động giá nguyên liệu thế giới. Việc sản xuất không theo định hướng quy hoạch tại nhiều vùng, địa phương vẫn còn phổ biến, dẫn đến nguồn cung sản phẩm vượt quá nhu cầu thị trường, gây ra hiện tượng mất cân đối cung – cầu.
Cơ chế chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong nước thời gian qua đã được Trung ương quan tâm điều chỉnh theo hướng tăng cường hỗ trợ cho các đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các HTX; nhưng trong triển khai thực tiễn, cách làm còn hạn chế về nội dung, định mức hỗ trợ.
Bên cạnh chú trọng thị trường xuất khẩu, còn chưa quan tâm khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của thị trường tiêu thụ trong nước. Kinh phí dành cho nội dung phát triển thị trường trong nước theo Chương trình cấp Quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2022 của Chính phủ chỉ chiếm hơn 19% tổng kinh phí của cả Chương trình. Trong nhóm phát triển thị trường trong nước, hỗ trợ riêng trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 7,5%.
Cần những giải pháp lâu dài
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Bộ NN&PTNT đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương, các địa phương đánh giá cân bằng cung – cầu nông sản, điều tiết xuất nhập khẩu vật tư đầu vào. Tăng cường kiểm tra công khai giá, chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi.
Kiểm soát chặt chẽ nguồn cung nông sản, triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu cung cầu nông sản làm công cụ theo dõi sản lượng cung cầu, qua đó đưa ra các kịch bản và giải pháp can thiệp cần thiết điều tiết cung cầu từng nhóm hàng và từng khu vực trong các tình huống.
Thúc đẩy liên kết sản xuất, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tập trung, liên kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu, đẩy mạnh chế biến, chế biến sâu bảo quản, nâng cao giá trị gia tăng. Thúc đẩy sản xuất theo chuỗi sản phẩm, xây dựng mã định danh, mã số vùng trồng, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng và giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá nguyên liệu và giá thành sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động nhập khẩu (về nguồn hàng, ưu tiên về giá, chất lượng, vận chuyển, lưu thông) nhằm đảm bảo nguồn cung, ổn định giá cả, tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân yên tâm tái đàn, phục hồi sản xuất.
Đồng thời, thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giống, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất; tăng cường sử dụng thức ăn tinh, giảm thức ăn thô và tận dụng tối đa phụ phẩm trong sản xuất, chế biến nông sản.
Ông Lê Thanh Vân, đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau cho rằng, cần tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản, khai thác tối đa các kênh thương mại điện tử, hạn chế khâu trung gian. Ngành nông nghiệp cần tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương, các địa phương tổ chức kết nối, giới thiệu doanh nghiệp liên kết hợp đồng tiêu thụ, bảo quản, chế biến nông sản. Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ trong nước, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm nông sản gặp khó khăn tại địa phương. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại.
Tăng cường công tác thông tin, dự báo tình hình cung cầu nông sản. Xây dựng các chương trình truyền thông dài hạn, phạm vi toàn ngành và phát triển các công cụ dự báo thị trường nông sản.
“Đề nghị Bộ Công Thương điều chỉnh bổ sung nguồn lực cho nhóm nhiệm vụ phát triển thị trường trong nước nhằm đảm bảo tăng tỷ lệ các hoạt động: Tư vấn, điều tra nghiên cứu về văn hóa gắn với sản phẩm. Nghiên cứu phát triển thị trường, phổ biến thông tin thị trường. Tập huấn kỹ năng kinh doanh nông sản, nhất là kỹ năng bán hàng. Xây dựng các ấn phẩm quảng bá những tác dụng về dinh dưỡng, sức khỏe cho người tiêu dùng đối với một số sản phẩm nông sản có tiềm năng, lợi thế tiêu thụ tại thị trường trong nước”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.
Điều chỉnh sản xuất nông nghiệp theo tín hiệu thị trường
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương, các địa phương đánh giá cân bằng cung - cầu nông sản, điều tiết xuất nhập khẩu vật tư đầu vào; tăng cường kiểm tra công khai giá, chất lượng phân bón... Đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ nguồn cung nông sản, triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu cung cầu nông sản...
Liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV về giải pháp ổn định thị trường, kiểm soát sự biến động giá của một số mặt hàng nông sản, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, ngành hướng dẫn địa phương điều chỉnh kế hoạch tổ chức sản xuất, mùa vụ phù hợp với điều kiện thời tiết và theo tín hiệu thị trường, giúp người nông dân có thu nhập ổn định và có lãi. Đồng thời, chuyển đổi sang tư duy kinh tế nông nghiệp theo hướng tích hợp đa giá trị, đa ngành; phát triển nông nghiệp tuần hoàn.
Thu hoạch rau tại trang trại của gia đình nông dân Nguyễn Văn Công ở xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh (tư liệu): Vũ Sinh/TTXVN
Ngành tổ chức lại sản xuất, nhất là liên kết sản xuất; tăng cường chế biến, nhất là sơ chế, bảo quản và chế biến sâu; thúc đẩy hợp tác, liên kết theo chuỗi ngành hàng để phù hợp với yêu cầu của thị trường và giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh. Các địa phương phát huy công tác khuyến nông cộng đồng hướng đến "giảm chi phí - tăng chất lượng"; hướng dẫn người dân canh tác hiệu quả, giảm vật tư đầu vào, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp.
Ngành tăng cường minh bạch hóa thông tin giá cả, thị trường nhằm hạn chế thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường; truyền thông nâng cao nhận thức, khuyến cáo về sản xuất nhằm đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, hạn chế tình trạng dư thừa hàng hóa trên thị trường.
Về hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng các địa phương tổ chức kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc sản tới thị trường các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh thông qua các diễn đàn trọng điểm, như: Sơn La (mận, xoài, bơ, chanh leo, na, nhãn, mắc cọp), Hòa Bình (sản phẩm chế biến từ cam và chanh, măng sơ chế, chè), Lào Cai (trái cây, thủy sản), Bắc Giang (nhãn, vải), Lạng Sơn (na), Quảng Ninh (rau củ quả thủy canh, thủy sản chế biến), Đồng Tháp (thanh long, ổi, cam, chanh, xoài, nhãn, khoai, dưa vàng, rau củ, các loại bún miến), Lâm Đồng (rau, củ, quả), Vĩnh Long (khoai lang, rau quả)...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản chất lượng cao, an toàn, hữu cơ, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thông qua các sự kiện lớn như hội chợ, triển lãm và các phiên chợ, điểm giới thiệu. Bộ phối hợp với các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp phân phối, logistics lớn để hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hợp tác xã; thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua các kênh phân phối hiện đại, nâng cao ý thức về đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và hạn chế các vấn đề bất ổn về giá cả.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho rằng, giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất tăng cao làm chi phí sản xuất và giá sản phẩm nông nghiệp tăng, giảm sức cạnh tranh của nông sản. Việc kết nối tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn.
Nhiều địa phương còn hạn chế về nguồn lực, cơ chế, chưa có kịch bản tổng thể phát triển thị trường và sản phẩm phục vụ tiêu thụ nội địa theo đặc thù và lợi thế so sánh của địa phương, nên còn lúng túng trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương, các địa phương đánh giá cân bằng cung - cầu nông sản, điều tiết xuất nhập khẩu vật tư đầu vào; tăng cường kiểm tra công khai giá, chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ nguồn cung nông sản, triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu cung cầu nông sản làm công cụ theo dõi sản lượng cung cầu, qua đó đưa ra các kịch bản và giải pháp can thiệp cần thiết điều tiết cung cầu từng nhóm hàng và từng khu vực trong các tình huống.
Về thúc đẩy liên kết sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tập trung, liên kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu, đẩy mạnh chế biến, chế biến sâu bảo quản, nâng cao giá trị gia tăng. Đồng thời thúc đẩy sản xuất theo chuỗi sản phẩm, xây dựng mã định danh, mã số vùng trồng, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá nguyên liệu và giá thành sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động nhập khẩu nhằm đảm bảo nguồn cung, ổn định giá cả, tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân yên tâm tái đàn, phục hồi sản xuất. Đồng thời, thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giống, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất; tăng cường sử dụng thức ăn tinh, giảm thức ăn thô và tận dụng tối đa phụ phẩm trong sản xuất, chế biến nông sản.
Bên cạnh việc tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản, khai thác tối đa các kênh thương mại điện tử, hạn chế khâu trung gian, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, các địa phương tổ chức kết nối, giới thiệu doanh nghiệp liên kết hợp đồng tiêu thụ, bảo quản, chế biến nông sản; tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ trong nước, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm nông sản gặp khó khăn tại địa phương. Cùng với đó, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Bộ Công Thương điều chỉnh bổ sung nguồn lực cho nhóm nhiệm vụ nghiên cứu phát triển thị trường trong nước, phổ biến thông tin thị trường; tư vấn, điều tra nghiên cứu về văn hóa gắn với sản phẩm; tập huấn kỹ năng kinh doanh nông sản, nhất là kỹ năng bán hàng...
Áp lực 2 chiều 'phủ bóng' lên triển vọng ngành chế biến và sản xuất thịt Giá lúa mỳ, ngô và khô đậu tương dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm 2022, kéo theo chi phí nguyên vật liệu đầu vào thức ăn chăn nuôi tăng. Trong khi đó, giá lợn hơi trong nước dự kiến giảm là những thách thức lớn đối với ngành sản xuất và chế biến thịt, khiến lợi nhuận doanh nghiệp đã và có...