Tìm được kháng thể vô hiệu hóa hoàn toàn SARS-CoV-2
Các nhà khoa học Đại học Pittsburgh phát hiện ra kháng thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19.
Các nhà nghiên cứu Mỹ tìm ra kháng thể có thể “vô hiệu hóa hoàn toàn và chính xác” virus SARS-CoV-2. Ảnh: Fox News.
Các nhà khoa học Trường Y Đại học Pittsburgh, bang Pennsylvania, Mỹ, đã phân lập được “phân tử sinh học nhỏ nhất” có thể “vô hiệu hóa hoàn toàn và chính xác” virus gây đại dịch COVID-19, Fox News đưa tin.
Thành phần kháng thể nhỏ hơn 10 lần so với kháng thể có kích thước đầy đủ và đã được sử dụng để tạo ra thuốc Ab8 được chia sẻ trong báo cáo do các nhà nghiên cứu công bố trên tạp chí Cell hôm 14.9. Thuốc Ab8 được xem là phương pháp phòng ngừa tiềm năng chống virus SARS-CoV-2.
Theo báo cáo, Ab8 “có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa và điều trị” lây nhiễm SARS-CoV-2 ở chuột và hamster trong các cuộc thử nghiệm. Thuốc cũng không liên kết với tế bào trong cơ thể người, dấu hiệu cho thấy thuốc sẽ không có tác dụng phụ không mong muốn ở người.
“Ab8 không chỉ có tiềm năng như một liệu pháp điều trị COVID-19 mà còn có thể được sử dụng để giúp mọi người không bị lây nhiễm SARS-CoV-2″ – đồng tác giả John Mellors, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y tế Đại học Pittsburgh nói.
Video đang HOT
“Các kháng thể có kích thước lớn hơn đã hoạt động chống lại các bệnh truyền nhiễm khác và được dung nạp tốt, cho chúng tôi hy vọng rằng nó có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân COVID-19 và bảo vệ những người chưa từng bị nhiễm bệnh và chưa miễn dịch” – đồng tác giả nghiên cứu nói thêm. Nghiên cứu này còn có đồng tác giả khác là Xianglei Liu của Đại học Pittsburgh.
Các nhà nghiên cứu Mỹ cũng đang nghĩ về cách dùng thuốc này, trong đó cho rằng có thể hít hoặc tiêm nông thay vì tiêm tĩnh mạch.
Theo các nhà nghiên cứu Đại học Pittsburgh, nhóm nghiên cứu tại Trung tâm về Phòng thủ sinh học và Các bệnh mới nổi thuộc Đại học Y Texas và phòng thí nghiệm Quốc gia Galveston đã thử nghiệm Ab8 và phát hiện thuốc này ngăn chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào. Trong các thử nghiệm trên chuột, những con được điều trị bằng Ab8 có lượng virus lây nhiễm ít hơn 10 lần so với những con không được điều trị.
Không rửa tay trước khi... đi vệ sinh, sai lầm nghiêm trọng nhiều người mắc
Nghe thì thật là vô lý, nhưng sự thực là rửa tay trước khi đi vệ sinh thậm chí còn quan trọng hơn sau khi đi vệ sinh, theo Bright Side.
Vi khuẩn không chỉ hiện diện trong nhà vệ sinh, mà ở khắp nơi trong không gian sống. Điều này có nghĩa rằng, nếu không rửa tay trong một thời gian dài, vi khuẩn chắc chắn sẽ bám vào tay.
Khi sử dụng nhà vệ sinh, bàn tay có thể chạm vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể, nơi vi khuẩn dễ xâm nhập và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, rửa tay trước khi đi vệ sinh thậm chí còn quan trọng hơn sau khi đi vệ sinh, theo Bright Side.
Ngoài ra, một số thói quen đi vệ sinh sau cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nhiều người mắc:
1. Thói quen đi vệ sinh quá lâu
Theo tiến sĩ Gregory Thorkelson, bác sĩ khoa tiêu hóa, gan và dinh dưỡng tại Đại học Pittsburgh (Mỹ), thói quen đi vệ sinh lâu hơn 15 phút có thể gây hại cho sức khỏe cho dù đó là nguyên nhân nào. Trong thực tế bạn chỉ nên đi vệ sinh khi có một sự thôi thúc cần phải tiểu hoặc đi tiêu. Bởi nếu bạn không có sự thôi thúc này thì có nghĩa là cơ thể không có phân hoặc nước tiểu, và cơ thể buộc phải cố gắng hoàn thành việc đi tiểu hoặc đi tiêu bằng cách rặn. Thói quen rặn có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh trĩ do phồng mạch máu xung quanh hậu môn gây sưng, đau, thậm chí ra máu.
Nếu thường xuyên đi tiêu quá hơn 10-15 phút, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như giảm nhu động ruột và làm chậm sự chuyển động của ruột.
2. Dùng lực quá mức khi đi vệ sinh
Dùng lực quá mạnh khi đi vệ sinh thực ra không có chút lợi ích nào cho sức khỏe. Bởi vì cố gắng dùng toàn lực khi đi đại tiện, các cơ liên quan sẽ bị co thắt mạnh, không chỉ gây áp lực vùng bụng tăng cao, mà huyết áp cũng sẽ không ngừng tăng có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử.
Dùng quá sức khi đi đại tiện dễ dẫn tới hiện tượng nứt hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón. Thay vì cố rặn mạnh, những người bị táo bón nặng, cố gắng thay đổi thói quen sinh hoạt, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau quả và đi vệ sinh mỗi ngày. Nếu không có cải thiện, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thuốc hỗ trợ.
3. Đọc báo, nghịch điện thoại
Vừa đi vệ sinh vừa đọc báo hoặc nghịch điện thoại có thể coi là cấm kỵ lớn nhất khi thực hiện nhu cầu cá nhân này. Do khi đi vệ sinh, tư tưởng ý thức đều tập trung hết vào sách báo hoặc điện thoại, từ đó gây ức chế ý thức bài tiết, làm rối loạn chỉ huy của não đối với việc dẫn truyền thần kinh bài tiết, kéo dài thời gian đại tiện.
Thời gian ngồi bồn cầu quá lâu khiến tuần hoàn máu tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, dễ sinh bệnh trĩ, thậm chí làm mất đi tính mẫn cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện, lâu dần sẽ gây táo bón, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới ung thư đường ruột.
Ngoài ra, nếu như bạn bị táo bón thường xuyên, phân sót sẽ đè nén cơ thể trong thời gian dài, như vậy sẽ dẫn tới máu ở tiền liệt tuyến của nam giới tắc nghẽn, làm bệnh viêm tiền liệt tuyến nghiêm trọng hơn.
4 . Tiểu tiện sau khi đã "nhịn" lâu
Sau khi nhịn quá lâu đột ngột tiểu tiện dễ khiến thần kinh phế vị hưng phấn quá độ, nước tiểu trong bàng quang nhanh chóng bị thải ra hết dẫn tới huyết áp giảm, nhịm tim chậm lại, dễ gây choáng váng, nếu không cứu chữa kịp thời rất có khả năng nguy hiểm đến tính mạng.
Ôm nhau nhiều khiến chúng ta khoẻ hơn và những lý do bất ngờ Virginia Satir - một nhà trị liệu người Mỹ tuyên bố rằng 12 cái ôm mỗi ngày có thể khiến chúng ta khoẻ mạnh hơn. Ôm ấp dường như là một cách phổ quát để thể hiện tình yêu, hạnh phúc và thậm chí là nỗi buồn của một người. Tuy nhiên, hoá ra ôm nhau còn có một loạt lợi ích liên...