Tìm được hũ tiền cổ giá trị lớn ở Quảng Ninh
Bảo tàng Quảng Ninh vừa sưu tập được một bộ tiền cổ thuộc 3 quốc gia, Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản. Đây là bộ sưu tập có giá trị rất lớn về lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Sáng 23/2, ông Trần Trọng Hà – Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh cho biết, bộ sưu tập này được tìm thấy vào ngày 14/2, gồm khoảng 160 đồng tiền cổ, vì số tiền này thuộc cả 3 quốc gia nên nó có ý nghĩa lịch sử, văn hóa rất lớn.
Chiếc hũ đựng tiền đã bị người dân đập vỡ.
Video đang HOT
Lý giải tại sao, hũ tiền này lại có cả 3 loại tiền của 3 nước khác nhau, ông Hà nói số tiền này được phát hiện tại khu vực xã đảo Vĩnh Thực 2, TP Móng Cái là khu vực thương cảng cổ ngày xưa. Nên số tiền này cho thấy, sự giao lưu, buôn bán giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đã có từ rất lâu đời. Dựa vào đó có thể nhận định đây à hũ tiền của một thương gia Việt Nam. Đây là bộ sưu tập rất có giá trị ông Hà đánh giá. Trước đó, trong lúc người dân khai thác cát đã tìm thấy hũ tiền này, sau đó, họ đập hũ tiền và lấy đi khoảng 20kg tiền cổ trong hũ.
Khi nhận được tin, Bảo tàng Quảng Ninh đã cử cán bộ chuyên môn xuống ngay hiện trường và phát hiện chiếc hũ đã bị đập vỡ. Chiếc hũ cao khoảng 37 phân, chỗ rộng nhất rộng khoảng 20 phân. Kiểm tra xung quanh, cán bộ bảo tàng đã thu thập được khoảng hơn một trăm đồng còn sót lại, số tiền này thuộc các triều đại Lý, Trần, Lê và chủ yếu là thời Lê.
Ngay sau đó, số tiền trên đã được đưa về bảo tàng cất giữ để tiếp tục nghiên cứu. Sắp tới, bộ sưu tập sẽ được trưng bày tại một vị trí đặc biệt trong bộ sưu tập tiền cổ của Việt Nam, ông Hà khẳng định.
Theo Vietnamnet
Phát hiện nhiều di vật và kiến trúc cổ tại thành nhà Hồ
Sau hơn hai tháng thăm dò, khai quật khảo cổ học tại khu vực Thành nội và La thành, nằm trong khu di sản thành nhà Hồ, Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ và Viện khảo cổ học đã phát hiện nhiều di vật và vết tích kiến trúc cổ.
Những vết tích kiến trúc được phát hiện trong khu vực khai quật thuộc thời Trần, thời Hồ và thời Lê như: Sân lát gạch, các trụ chân tảng bằng đá được làm trên cơ sở sử dụng lại vật liệu kiến trúc của thời Hồ.
Khu vực con đường thần đạo 600 năm tuổi trong khu di sản
Tại khu vực Thành nội, sau khi khai quật xuống độ sâu 2m tính từ lớp mặt, các nhà khảo cổ còn tìm thấy vết tích rãnh thoát nước thời Hồ. Đặc biệt, tại hố khai quật số 2, góc Đông Nam khu vực trên diện tích 50m2, các nhà khảo cổ phát hiện hàng đá kè nền với chiều dài xuất lộ là 10m và còn ăn sâu vào hai vách phía Tây và phía Đông hố khai quật. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn thấy xuất lộ hàng gạch lát nền thời Hồ với những viên gạch vuông, kích thước 50 x 8cm.
Còn tại khu vực La thành, sau khi bóc các lớp đất ở độ sâu 4,5m từ lớp mặt trở xuống, các nhà khảo cổ đã xác định được bảy lớp đất cấu tạo nên La thành, chủ yếu là những lớp đất sét màu vàng, ít tạp chất nên có độ dẻo và độ gắn kết rất cao.
Theo ông Đỗ Quang Trọng, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thành Nhà Hồ cho biết, sau hơn hai tháng thực hiện, đến nay cuộc thăm dò, khai quật trong hai khu vực trên đã hoàn thành sơ bộ.
Đây là những cơ sở quan trọng giúp các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý để có được các thông tin chính xác trong việc nghiên cứu và bảo tồn di sản thành nhà Hồ trong quá trình đề cử Di sản văn hóa thế giới.
Theo Dân Trí
Dân đòi "tiên cô" tiếp tục chữa bệnh Bà Phạm Thị Chanh (đứng giữa) tại trụ sở UBND xã Thanh Vân chiều 6/12/2010) Hơn 1 tháng nay, dư luận rộ lên chuyện bà lang Phạm Thị Chanh ở thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc chữa được ung thư và hàng trăm bệnh khác. Không chỉ chữa bệnh nan y, con cái hư hỏng hay học...