Tìm đối tượng giả danh nhân viên Shopee lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng
Do mất cảnh giác nên một người phụ nữ đã bị một đối tượng giả danh nhân viên hỗ trợ chăm sóc khách hàng của sàn thương mại điện tử Shopee lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng.
Ngày 24/3, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, đã tiếp nhận và xử lý đơn trình báo của một bị hại trú tại huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về việc bị các đối tượng lừa đảo qua mạng, chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng.
Trước đó, vì muốn kiếm thêm thu nhập, chị Nguyễn Thị H đã tìm kiếm việc làm thêm thông qua mạng xã hội Facebook. Qua quảng cáo trên Facebook, chị H thấy có thông tin tuyển trung gian chốt đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee nên chị H đã chủ động liên hệ tới một số điện thoại đã được ghim sẵn trên Facebook thông qua nền tảng Zalo.
Tin nhắn lừa đảo của đối tượng với nạn nhân.
Video đang HOT
Chủ tài khoản Zalo trên tự xưng là Nguyễn Hữu Nghĩa, chuyên viên hỗ trợ chăm sóc khách hàng của sàn thương mại điện tử Shopee, đang tuyển dụng cộng tác viên đặt hàng theo yêu cầu để tăng doanh thu; nếu chị H đồng ý làm cộng tác viên đặt hàng, chuyển tiền mua sản phẩm thì sau khi hoàn tất công việc này, sẽ được hoàn trả vốn và trả hoa hồng từ 9 đến 10%. Để tạo sự tin tưởng đối với chị H, đối tượng này đã gửi hình ảnh Chứng minh nhân dân cá nhân, mã số thuế của Shopee cho chị H xem.
Sau khi được chị H đồng ý làm cộng tác viên, đối tượng đã yêu cầu chị H cung cấp thông tin cá nhân như: tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng… để làm thủ tục đăng ký hồ sơ. Khi hoàn tất thủ tục đăng ký, đối tượng gửi cho chị H một đoạn thông báo xác nhận đăng ký thành công kèm mã số cộng tác viên.
Tiếp sau đó, đối tượng hướng dẫn cách thức thực hiện các giao dịch ảo thanh toán hóa đơn qua mạng bằng cách: đối tượng gửi link sản phẩm cho chị H nhưng chị H không được mua hàng mà chỉ chuyển số tiền bằng giá của sản phẩm vào số tài khoản ngân hàng của đối tượng cung cấp, sau đó chị H sẽ được hoàn lại số tiền gốc và kèm theo tiền hoa hồng.
Trong 3 lần giao dịch đầu, chị H chuyển khoản tổng số 6,9 triệu đồng và được đối tượng chuyển hoàn lại toàn bộ số tiền gốc trên kèm tiền hoa hồng từ 9-10%. Đến lần giao dịch thứ 4, chị H chuyển khoản 8,05 triệu đồng nhưng lần này không được hoàn lại tiền và được đối tượng hứa hẹn, hướng dẫn thực hiện thêm các thao tác, nhiệm vụ để hoàn thiện thủ tục mới được tất toán. Theo hướng dẫn của đối tượng, chị H đã chuyển khoản cho đối tượng thêm 5 lần nữa với tổng số tiền hơn 107 triệu đồng nhưng vẫn không nhận được tiền hoàn trả và tiếp tục được yêu cầu chuyển thêm tiền cho đối tượng để hoàn thiện các thủ tục khác. Nhận thấy có dấu hiệu bị lừa đảo, chị H đã đến trình báo cơ quan Công an để tố giác hành vi lừa đảo của đối tượng.
Thông qua vụ án này, Công an tỉnh Bắc Giang khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng trên không gian mạng, tránh để bị mất tài sản.
Quảng Nam: Lừa đảo rao bán xe phân khối lớn trên mạng, chiếm đoạt 1,2 tỉ đồng
Rao bán các loại xe mô tô phân khối lớn trên mạng xã hội Zalo, 2 thanh niên tại Quảng Nam lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,2 tỉ đồng.
Ngày 9.12, TAND tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm xét xử 2 bị cáo Nguyễn Quốc Thông (33 tuổi) và Phạm Dưỡng (32, cùng ở xã Duy Trinh, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quốc Thông 12 năm tù và Phạm Dưỡng 7 năm tù. Theo cáo trạng, từ đầu năm 2019 đến tháng 9.2019, Nguyễn Quốc Thông và Phạm Dưỡng lừa chiếm đoạt hơn 1,2 tỉ đồng của 29 người thông qua hình thức rao bán các loại xe mô tô phân khối lớn trên mạng xã hội Zalo.
Hai bị cáo Thông và Dưỡng tại phiên tòa ngày 9.12. Ảnh C.X
Để không bị phát hiện, Thông tìm cách mua lại tài khoản ngân hàng của nhiều người khác, khi nào lừa được tiền sẽ chuyển sang tài khoản của Dưỡng để Dưỡng đi rút tiền.
Khi có người hỏi mua xe, Thông yêu cầu đặt cọc số tiền từ 20 - 30% giá trị của xe và cung cấp số tài khoản để người mua chuyển tiền. Đến ngày hẹn giao xe, Thông giả làm nhân viên giao xe gọi điện cho người mua thông báo xe đang chuyển đến điểm hẹn, đồng thời yêu cầu thanh toán số tiền còn lại mới được nhận xe.
Khi người mua chuyển tiền vào tài khoản, Thông liền chặn số điện thoại và chặn Zalo để người mua không thể liên lạc được. Với thủ đoạn lừa đảo rao bán các loại xe mô tô phân khối lớn, Thông đã lừa 9 bị hại, chiếm đoạt 645 triệu đồng. Tương tự, Dưỡng cũng mua lại nhiều tài khoản ngân hàng, lừa chiếm đoạt hơn 380 triệu đồng của 17 bị hại. Ngoài ra, Thông và Dưỡng còn phối hợp lừa đảo chiếm đoạt 3 bị hại hơn 200 triệu đồng.
Người phụ nữ tá hỏa khi toàn bộ tiền biến mất sau "vài cú nhấp chuột" Nhận được tin nhắn từ đầu số lạ thông báo được nhận tiền hỗ trợ, người phụ nữ tại Hà Tĩnh làm theo các hướng dẫn, ngay lập tức gần 90 triệu đồng trong tài khoản biến mất. Ngày 9/12, Công an huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận đơn trình báo của chị N.T.S. (trú tại xã...