Tìm điểm sáng trong những doanh nghiệp thua lỗ quý III
Sự ảnh hưởng của Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp sa sút kinh doanh và thua lỗ trong quý III/2020. Tuy nhiên, trong sự khó khăn đó vẫn còn lấp ló vài đốm sáng.
Các doanh nghiệp cố gắng chèo chống trong giai đoạn thua lỗ bằng nỗ lực quản trị dòng tiền. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vosco đã ghi nhận con số dương 78,4 tỷ đồng.
Những doanh nghiệp thua lỗ
Những con tầu của đại gia ngành hàng hải – Công ty cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (Vosco, mã cổ phiếu VOS) vốn đã sẵn sự mệt nhọc dai dẳng từ những năm trước, thì nay thêm phần chông chênh trong bão táp mùa dịch.
Quý III/2020, Vosco đạt tổng doanh thu 333 tỷ đồng, giảm khoảng 2 tỷ đồng so với doanh thu cùng kỳ năm 2019; doanh thu thuần đạt 293,2 tỷ đồng, giảm khoảng 12% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Vosco trong kỳ âm 21,5 tỷ đồng, điều này khiến cho “thành tích” lỗ lũy kế 9 tháng đầu năm đẩy lên mức gần 139,5 tỷ đồng.
Video đang HOT
Kết hợp với những khoản lỗ đã tích lũy qua các năm trước, lỗ lũy kế tính đến ngày 30/9/2020 của Vosco là 862,8 tỷ đồng. Khó khăn chồng chất qua các năm khiến cho vốn góp của cổ đông tại Vosco đã bị bốc hơi tới gần 2/3, từ mức vốn 1.400 tỷ đồng giờ chỉ còn 566,9 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu theo đó đã giảm thêm 140,7 tỷ đồng so với đầu năm. Trong khi đó, nợ phải trả lại tăng nhẹ so với đầu năm, với số dư lên đến 2.426,5 tỷ đồng tại thời điểm 30/9/2020, lớn gấp 4,3 lần vốn chủ sở hữu.
Vosco nỗ lực vượt khó khăn
Trong bối cảnh nhiều khó khăn nhưng đoàn tàu của Vosco cũng không hẳn dễ bị nhấn chìm. Lợi nhuận sau thuế tuy vẫn là con số âm, nhưng mức độ lỗ đã giảm nhẹ hơn so với mức lỗ 74,4 tỷ đồng trong quý III/2019. Ngoài việc Công ty đã phần nào tiết giảm được chi phí bán hàng so với năm trước, một khoản thu nhập khác 37,8 tỷ đồng xuất hiện trong báo cáo thu nhập của Vosco trong quý III/2020 là nguyên nhân chính giúp Vosco chặn đà thua lỗ. Phần lớn khoản thu nhập này đến từ việc Công ty đã thực hiện bán và bàn giao tàu Vega Star.
Vosco tuy vậy cũng không đơn độc, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu taxi Vinasun là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (mã cổ phiếu VNS) cũng vừa trải qua những tháng ngày gian khó không kém. Doanh thu thuần quý III/2020 của Vinasun chỉ đạt 222 tỷ đồng, chỉ bằng chưa đến phân nửa cùng kỳ. Doanh thu thuần lũy kế 9 tháng đầu năm cũng chỉ bằng khoảng một nửa so với 9 tháng năm 2019 với giá trị đạt 743,7 tỷ đồng. Với sự sa sút doanh thu như trên, chưa tính các chi phí thường xuyên (chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…), doanh thu thuần thậm chí không đủ bù giá vốn trong kỳ. Theo đó, riêng lợi nhuận gộp đã bị âm 21 tỷ đồng trong quý III và âm 35,5 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Với bối cảnh này, việc thua lỗ trở thành điều tất yếu cho hãng taxi danh tiếng này với lợi nhuận sau thuế quý III/2020 âm 57 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước dương 41,4 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đầu năm âm 185,3 tỷ đồng (cùng kỳ dương 94 tỷ đồng).
Đối với ngành hàng không, Vietnam Airlines và các hãng hàng không phải cắt giảm nhiều tuyến bay để phòng chống dịch bệnh, thì Công ty cổ phần Suất ăn hàng không Nội Bài (Noi Bai Catering Services, mã cổ phiếu NCS) cũng phải nếm trải đủ đắng cay. Quý III/2020, doanh thu thuần của Công ty chỉ đạt hơn 45 tỷ đồng, giảm 72% so với cùng kỳ; theo đó doanh nghiệp này thua lỗ 25,6 tỷ đồng trong quý III.
…Nhưng không hoàn toàn tăm tối
Dù vẫn trong tình trạng thua lỗ trên sổ sách kế toán, nhưng cả 3 doanh nghiệp được đề cập ở trên đều vẫn tỏ ra cố gắng chèo chống trong giai đoạn thua lỗ bằng nỗ lực quản trị dòng tiền.
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vosco đã ghi nhận con số dương 78,4 tỷ đồng (cùng kỳ âm 4,3 tỷ đồng). Dòng tiền kinh doanh dương đồng nghĩa với “tiền tươi thóc thật” thu về trong hoạt động kinh doanh vẫn lớn hơn tiền phải chi ra, doanh nghiệp theo đó vẫn đủ năng lượng để duy trì kinh doanh và trang trải các nhu cầu chi tiêu và trả nợ thông thường để chờ đợi qua thời gian khó.
Với Vinasun và Noi Bai Catering Services, cả 2 công ty này đều đã thực hiện đẩy mạnh công tác thu nợ. Dòng tiền tăng/giảm các khoản phải thu dương 37,8 tỷ đồng cho Vinasun trong 9 tháng đầu năm 2020 (cùng kỳ âm gần 9 tỷ đồng) và dương 45,5 tỷ đồng cho Noi Bai Catering Services (cùng kỳ hoạt động này chỉ dương chưa đến 1 tỷ đồng). Tổng thể dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 9 tháng của Vinasun nhờ đó vẫn dương 75,7 tỷ đồng và của Noi Bai Catering Services cũng dương 16,8 tỷ đồng.
Riêng với Vinasun, hãng taxi này cũng tiết giảm được một phần các khoản chi từ vay tài chính, tiền chi cho lãi vay phải trả chỉ là 29,7 tỷ đồng, giảm được khoảng 4 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu nợ của Vinasun cũng đã có những diễn biến tích cực hơn, nợ phải trả tại thời điểm 30/9/2020 chỉ còn 617,4 tỷ đồng, giảm mạnh 33,9% so với đầu năm. Cán cân nợ nần của doanh nghiệp này giờ cũng khá nhẹ nhàng, với tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu giảm từ 55,1% hồi đầu năm xuống chỉ còn gần 41% vào cuối tháng 9/2020.
Vợ chủ tịch Vinasun mua 5,4 triệu cổ phiếu của con trai
Bà Ngô Thị Thúy Vân mua thỏa thuận lô 5,4 triệu cổ phiếu Vinasun do ông Đặng Thành Duy bán ra. Do đó, tỷ lệ sở hữu của gia đình ông Đặng Phước Thành tại Vinasun không đổi.
Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) Đặng Thành Duy thông báo đã bán hết 5,4 triệu cổ phiếu công ty theo phương thức thỏa thuận từ ngày 27/8 đến 18/9. Sau giao dịch trên, ông Duy không còn nắm giữ cổ phiếu nào của Vinasun. Tỷ lệ sở hữu của phó tổng giám đốc Vinasun giảm từ 8% về 0.
Ông Đặng Thành Duy sinh năm 1984, là con trai của Chủ tịch HĐQT Vinasun Đặng Phước Thành. Ông Duy được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc Vinasun năm 2012, khi 28 tuổi.
Cùng thời điểm trên, bà Ngô Thị Thúy Vân thông báo đã mua thỏa thuận đúng số lượng cổ phiếu Vinasun ông Duy bán ra. Bà Vân là vợ ông Đặng Phước Thành và là mẹ ông Đặng Thành Duy.
Dữ liệu giao dịch cho thấy trong khoảng thời gian 27/8-18/9, có đúng 5,4 triệu cổ phiếu được giao dịch theo hình thức thỏa thuận với giá trị khoảng 54 tỷ đồng. Như vậy, bà Vân đã nhận chuyển nhượng lô cổ phiếu của con trai.
Sau khi nhận sang tên khối cổ phần của ông Đặng Thành Duy, bà Ngô Thị Thúy Vân sở hữu tổng cộng 7,2 triệu cổ phiếu Vinasun. Tỷ lệ sở hữu của bà Vân tại doanh nghiệp taxi này tăng từ 2,6% lên 10,6%.
Chủ tịch HĐQT Đặng Phước Thành hiện là cổ đông lớn nhất tại Vinasun với 24,9% cổ phần. Như vậy, tỷ lệ sở hữu gia đình ông Đặng Phước Thành tại Vinasun không thay đổi sau giao dịch trên, vẫn là 35,5% cổ phần. Đây là tỷ lệ vừa đủ để phủ quyết các quyết định quan trọng của doanh nghiệp.
Quý II vừa qua, Vinasun lỗ sau thuế 111 tỷ đồng. Đây là mức thua lỗ lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp kinh doanh taxi này. Hoạt động của Vinasun gần như tê liệt hoàn toàn trong tháng 4 khi cả nước thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19.
Sau 6 tháng đầu năm, Vinasun sụt giảm doanh thu hơn 50% so với cùng kỳ 2019 còn 522 tỷ và lỗ ròng tổng cộng 128 tỷ. Năm nay, công ty dự kiến thua lỗ 115 tỷ đồng. Trong quý III, hãng taxi này ước tính sẽ lỗ thêm 6-8 tỷ đồng và hy vọng có thể phục hồi vào quý IV.
Vợ và con của Chủ tịch Vinasun trao tay nhau 5,4 triệu cổ phiếu VNS? Người nhà của Chủ tịch HĐQT CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) sẽ trao tay nhau hơn 5,4 triệu cổ phiếu VNS để không làm thay đổi tỷ lệ sở hữu tại Công ty. Cụ thể, Phó Tổng Giám đốc Đặng Thành Duy vừa đăng ký bán toàn bộ 5,4 triệu cổ phiếu, tương ứng 8% vốn từ ngày 27/8 đến 25/9 theo...