Tim Cook thất thu do Apple không đạt doanh số
CEO Apple được trả tổng cộng 8,7 triệu USD trong năm 2016, giảm mạnh so với mức 10,3 triệu USD năm ngoái.
CEO Apple Tim Cook có mức thu nhập thấp hơn năm ngoái do công ty sản xuất iPhone không đạt mục tiêu cả về doanh số và lợi nhuận.
Trong năm 2016, Cook nhận về tổng cộng 8,7 triệu USD, thấp hơn 15% so với mức 10,3 triệu USD của năm ngoái, theo tài liệu trình lên Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) hôm thứ 6 (6/1).
Apple có một năm không thành công, ảnh hưởng đến thu nhập của các lãnh đạo cao cấp như Tim Cook. Ảnh: Firstpost.
“Apple không đạt mục tiêu đề ra cả về doanh số và lợi nhuận, dẫn đến các khoản tiền trả cho các thành viên trong ban lãnh đạo chỉ đạt mức 89,5% so với mục tiêu”, đại diện Apple chia sẻ trong thông báo chính thức hàng năm của mình.
Trên thực tế, lương chính thức của Tim Cook trong năm qua tăng 50%, từ mức 2 triệu USD lên 3 triệu USD nhưng tiền thưởng cho vị này sụt giảm.
Trong năm tài khóa 2016, Apple thu về 45,7 tỷ USD trên tổng số 215,6 tỷ USD doanh thu, so với mức 53,4 tỷ USD lợi nhuận và 233,7 tỷ USD doanh thu một năm trước đó.
Mặc dù vậy, 6 lãnh đạo cao cấp trong hệ thống của Apple vẫn bỏ túi hơn 100 triệu USD trong năm vừa qua. Nhóm 6 người này bao gồm Tim Cook, CFO Luca Maestri, Giám đốc bán lẻ Angela Ahrendts, Eddy Cue – Phó chủ tịch phụ trách phần mềm Internet và dịch vụ, Bruce Sewell – Phó chủ tịch mảng pháp lý và bảo mật toàn cầu và Dan Riccico – Phó chủ tịch sản xuất phần cứng.
Đức Nam
Theo Zing
Video đang HOT
Apple đang mắc lại sai lầm của 20 năm trước
Apple đang trở về chiến lược khiến họ rơi vào khủng hoảng 20 năm trước, nhưng lần này, họ không còn Steve Jobs để lèo lái trước khó khăn.
Sau thành công những năm 80, Apple bắt đầu khủng hoảng vào cuối thế kỷ 20. Quý IV/1996, Apple mất 30% doanh số.
Cuộc khủng hoảng hai mươi năm trước
Apple lúc đó có quá nhiều sản phẩm, và đó là sai lầm. Có đến hàng tá phiên bản Macintosh, nhưng lại không thể nói với mọi người về khác biệt của các phiên bản.
Các nhà đầu tư mất kiên nhẫn. Apple mất tập trung.
"Rất điên loạn", Phill Schiller mô tả trong hồi ký về Steve Jobs. "Hàng đống sản phẩm, đa phần là rác rưởi, thực hiện bởi một đội ngũ ảo tưởng".
Steve Jobs từng cứu Apple một phen trông thấy vào 20 năm trước. Ảnh: Reuters.
Đến tháng 9/1997, Jobs cắt giảm 70% số mẫu sản phẩm, và ngưng nhiều hoạt động phụ trợ như kinh doanh máy in, máy chủ.
"Các bạn là những thiên tài", Jobs nói với nhóm sản phẩm. "Đừng phí thời gian với các thiết bị rác rưởi".
Sự thay đổi chiến lược đột ngột này đã cứu Apple khỏi khoảng thời gian khó khăn nhất. Đến tháng 1 năm sau đó, Jobs đã tuyên bố công ty đạt được quý có lợi nhuận đầu tiên sau nhiều năm.
Hồi sinh
Sự trở lại của Steve Jobs đã thiết lập một nền văn hóa mới trong Apple: tập trung vào một số ít sản phẩm, và hoàn thiện chúng đến hoàn hảo.
Apple từ đó trở thành ông hoàng không ngai. iPod, iPhone, iPad gây chấn động thế giới, và thay đổi cách con người tiếp cận với công nghệ.
Khi Steve Jobs qua đời vào năm 2011, dường như mọi chuyện chững lại. Nhiều tin đồn cho rằng John Ive đã bước một chân ra khỏi Apple. Dựa trên những gì Apple đã làm trong năm nay, cả cố tình lẫn vô ý, các fan có quyền lo ngại về một Apple không còn cả Jobs lẫn Ive.
Ngựa quen đường cũ
Hai mươi năm sau, Apple đang trở về con đường cũ. Họ đang bán 46 phiên bản thiết bị khác nhau, từ điện thoại, tablet đến đồng hồ, máy tính và hơn thế nữa. Số sản phẩm càng tăng, người dùng càng nhiều than phiền.
Các sản phẩm không còn hoàn hảo. iPhone 6 gặp lỗi, iPhone 7 bị chê bai. MacBook Pro bị tố quảng cáo quá lố về thời lượng pin, cũng như việc rút bỏ cổng SD, sạc MagSafe.
Những mặt hàng mới không gây chú ý. AirPods bị lùi ngày ra mắt hàng tháng trời. Apple Watch giống nhau ở 2 thế hệ. Apple TV bị chê thiếu sáng tạo, và chiến lược không dây đang khiến người ta phải vướng mắc nhiều hơn với các cổng chuyển.
Những đổi mới của sản phẩm Apple đang bị than phiền nhiều. Ảnh: Reuters.
Không chỉ phần cứng, phần mềm cũng đang gặp chuyện. Apple Music, iTunes, App Store thành một đống hỗn loạn. Các ứng dụng mặc định như Mail, Weather, News... không thể cạnh tranh với sản phẩm bên thứ ba.
Thêm vào đó, chiến lược marketing của Apple ngày càng rời rạc và thiếu điểm nhấn so với thời Steve Jobs.
Không những thế, Apple lại đang tập trung cho nhiều dự án tương lai, trong khi nhiều sản phẩm hiện tại đang cần nâng cấp.
Tuy vậy, hiện tại vẫn còn kịp cho những thay đổi. Tất nhiên, Steve Jobs không thể trở lại, và tương lai John Ive ở Apple vẫn rất mơ hồ.
Nhưng bài học hai mươi năm trước vẫn còn đó: tập trung vào những sản phẩm hiện tại, và mạnh tay loại bỏ các dự án không cần thiết.
Business Insider nhận định, mấu chốt vấn đề là lựa chọn: dự án nào là đủ quan trọng để Apple giữ lại?
Steve sẽ loại bỏ những sản phẩm nào hiện tại? Đó là câu hỏi mà Tim Cook và đồng sự cần sớm trả lời. Ảnh: Getty.
Chúng ta sẽ không thể biết liệu Steve Jobs nghĩ gì về AirPods, Apple TV mới, hay việc loại bỏ cổng sạc MagSafe để nhường chỗ cho USB-C. Chỉ một thực tế đang hiển hiện: có quá nhiều dự án Apple đang theo đuổi, và cũng quá nhiều vấn đề cần khắc phục.
Sẽ là khôn ngoan khi đánh giá lại các vấn đề và giải quyết chúng. Apple cần phải nhanh tay, vì nếu tình trạng hỗn loạn kéo dài, có thể họ sẽ mất đi vị thế số 1. Và lúc đó, Steve Jobs cũng khó lòng giải quyết dù cho ông có phép hồi sinh.
Lê Phát
Theo Zing
iPhone đã hết khác biệt Apple vẫn là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2 thế giới, nhưng sự mê đắm của người dùng với iPhone đã nhạt nhòa đi nhiều. Sẽ không cường điệu khi nói rằng, tháng 6/2007 là bước ngoặt lớn của giới công nghệ. Đó là lúc iPod cùng cộng đồng sử dụng máy Mac phát triển vô cùng mạnh mẽ. Không những...