‘Tim còn đập là còn làm thiện nguyện’
Chàng trai Võ Duy Phúc ở Quảng Nam ngày ngày vẫn miệt mài làm thiện nguyện để lan tỏa tình yêu thương đến hàng trăm hoàn cảnh khó khăn.
Võ Duy Phúc (22 tuổi, quê ở xã Cẩm Lạc, H. Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, hiện sinh sống và làm việc tại TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) được biết đến là một blogger nổi tiếng chuyên làm các chương trình thiện nguyện, lan tỏa tình yêu thương đến hàng trăm hoàn cảnh khó khăn.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông, tuổi thơ của Phúc cũng là chuỗi ngày cơ cực khó khăn. Từ khi lên THCS, Phúc đã suy nghĩ mình phải làm gì đó để tự chăm sóc bản thân, không tạo gánh nặng cho gia đình. Nghĩ là làm, thế là Phúc xin vào phụ các quán ăn, cà phê ở địa phương. Số tiền lương đầu tiên của bản thân được Phúc sử dụng một phần vào việc học hành, phần còn lại đưa ba mẹ trang trải sinh hoạt trong gia đình.
Võ Duy Phúc đưa xuân ấm đến với huyện vùng cao Nam Trà My NAM THỊNH
Va chạm với đời từ khi còn khá nhỏ giúp Phúc có nhiều trải nghiệm về cuộc sống hơn, biết sống có trách nhiệm với bản thân, xã hội hơn. Cũng chính điều này, đã giúp chàng trai có sự đồng cảm, thấu hiểu nhiều hơn với những mảnh đời cơ cực.
Ý thức làm thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn của Phúc cũng được nung nấu từ đây. Khi nhà trường, hay các tổ chức đoàn hội có chương trình thiện nguyện nào, Phúc cũng xung phong tham gia và luôn là thành viên năng nổ nhất.
“Càng đi làm thiện nguyện, tôi thấy ngoài xã hội vẫn còn rất nhiều người khốn khó, cần sự giúp đỡ. Tôi nghĩ, trách nhiệm của những người trẻ như mình là đưa cánh tay nhiệt huyết, sự chân thành của bản thân để phần nào đó giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn”, Phúc chia sẻ.
Với chàng trai này, làm thiện nguyện vừa là thói quen, vừa sở thích và còn là trách nhiệm với xã hội.
Video đang HOT
“Tuổi trẻ mình chẳng ngại gì cả. Chỉ sợ sự phấn đấu của bản thân chưa đủ để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn”, Phúc trải lòng.
“Cho đi là còn mãi”
Ngoài tích cực tham gia làm thiện nguyện, Võ Duy Phúc cũng là thành viên của Câu lạc bộ (CLB) máu nóng Quảng Nam. Phúc đã có 8 lần hiến máu cứu người.
“Việc hiến máu cứu người không có gì lớn lao cả. Mình chỉ nghĩ đơn giản là ba mẹ cho mình cơ thể lành lặn, khỏe mạnh, cuộc đời cho mình sự sống và xã hội cho mình môi trường phát triển. Vì vậy, là một người trẻ mình phải sống sao thật có ích và giúp đỡ nhiều người nhất có thể. Bản thân mình luôn nghĩ một cách rất đơn giản, cho đi là còn mãi, chỉ vậy thôi là vui lắm rồi”, Phúc cười nói.
Võ Duy Phúc tham gia hiến máu NAM THỊNH
Không chỉ tích cực tham gia công tác hiến máu, Phúc còn vận động người thân, bạn bè, hàng xóm và nhiều người khác nữa cùng tham gia làm việc làm ý nghĩa này. Nhờ sự đóng góp của những thành viên như Phúc, CLB máu nóng Quảng Nam đã duy trì hoạt động suốt nhiều năm và góp phần cứu sống cho nhiều sinh mệnh.
“Làm thiện nguyện đã trở thành thói quen rồi. Thế nên, dù công việc bận rộn đến đâu, mình vẫn sắp xếp để tham gia. Với tôi, tim còn đập là còn làm thiện nguyện”, chàng trai trải lòng.
Ở độ tuổi còn rất trẻ, nhưng Võ Duy Phúc đã có nhiều hoạt động, dự án thiện nguyện có sức lan tỏa lớn cho xã hội.
Điển hình như vào cuối năm 2022, Phúc đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Cùng em đến trường” giúp đỡ các em nhỏ Trường tiểu học Vừ A Dính (xã Trà Don, H.Nam Trà My, Quảng Nam). Nhiều em học sinh đã nhận nhiều vật dụng thiết thực phục vụ cho việc học tập; yếu phẩm, đồ dùng nấu ăn…
Đầu năm nay, Phúc cùng các bạn tình nguyện viên tổ chức chương trình mang xuân về trong đồng bào huyện vùng cao Nam Trà My. Các hoạt động như gói bánh chưng và tặng quà, lì xì…
Trên hành trình làm thiện nguyện của mình, Phúc cũng có không ít băn khoăn, trăn trở. Nỗi trăn trở lớn nhất có lẽ là sức khỏe còn hạn nhưng ngoài kia mảnh đời khó khăn thì còn rất nhiều.
Để nhiều mảnh đời được giúp đỡ, Phúc bắt đầu đăng tải các hoàn cảnh khó khăn lên mạng xã hội và kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ. Những tấm lòng nhân ái cứ nối dài nhờ sự nhiệt huyết và chân thành của Phúc. Các mạnh thường quân tìm tới ngày càng nhiều hơn với mong muốn chia sẻ tình cảm tới những mảnh đời cơ cực.
Ở độ tuổi còn rất trẻ, nhưng trái tim thiện nguyện, hướng về cộng đồng của Võ Duy Phúc thực sự truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ.
Đốt rơm rạ trên đồng ruộng - thói quen sai lầm nhiều bà con không biết!
Một số nơi trên địa bàn Hà Tĩnh, người nông dân vẫn giữ thói quen đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa.
Thời điểm này, trên nhiều cánh đồng ở Hà Tĩnh, lúa hè thu cơ bản đã thu hoạch xong. Sau thu hoạch, thay vì thu gom rơm rạ để tận dụng làm thức ăn gia súc, ủ phân bón... thì một số người dân lại đốt ngay trên đồng ruộng.
Đốt rơm rạ trên ruộng giáp quốc lộ 1A (đoạn qua xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên) tạo thành các đám khói che khuất tầm nhìn, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông
Đi dọc quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc... chúng tôi bắt gặp cảnh bà con nông dân đốt rơm rạ trên nhiều đồng ruộng. Rơm rạ bị đốt tạo ra những cột khói cao ngút, gây ô nhiễm môi trường. Một số ruộng nằm giáp quốc lộ, khói lan ra, che khuất tầm nhìn của người đi đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Ông Nguyễn Hữu Anh (thôn Đông Nam Lộ, xã Cẩm Thành, Cẩm Xuyên) cho biết: "Nếu để rơm rạ ở ruộng thì vụ tới rất khó làm đất. Do vậy, bà con đều đốt rơm rạ để tốt ruộng, đất bở hơn. Việc này cũng sẽ tiêu diệt được mầm mống dịch bệnh trên vùng sản xuất. Gia đình tôi hiện không nuôi gia súc và cũng không dùng đến rơm rạ nên đốt tại ruộng cho tiện".
Việc đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng gây ra nhiều tác hại xấu
Ông Nguyễn Tiến Anh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng đã trở thành tập quán, thói quen của người nông dân một số vùng. Bà con vẫn cho rằng việc này sẽ có lợi cho trồng trọt. Tuy nhiên, đây lại là hành động hủy hoại môi trường, lớp đất canh tác bị phá hủy và thoái hóa làm cho việc trồng trọt không đạt năng suất cao ".
Theo các chuyên gia nông nghiệp, việc đốt rơm rạ ngay trên đồng sẽ làm mất chất dinh dưỡng của đất, đốt nhiều lần và lâu dài làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng, tiêu diệt các loại côn trùng có ích, làm mất cân bằng sinh thái ruộng lúa. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây bùng phát sâu bệnh trên đồng ruộng, buộc bà con nông dân phải sử dụng lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ, chi phí sản xuất vì thế tăng cao.
Người dân Hà Tĩnh cần từ bỏ thói quen đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch lúa
Cũng theo ông Nguyễn Tiến Anh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh, người dân nên tận dụng những khoảng đất trống cạnh bờ ruộng để tích trữ rơm rạ sử dụng dần như: làm vật liệu che phủ cho cây trồng, làm thức ăn cho gia súc, sử dụng trồng nấm rơm hoặc trồng rau màu. Ngoài ra, người dân có thể vùi rơm rạ vào đất, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý, từ đó giúp duy trì đạm và các chất hữu cơ trong đất.
Việc tận dụng phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ vào sản xuất không chỉ giúp giảm chi phí, tăng năng suất cây trồng, hoàn trả lại nguồn hữu cơ cho đất mà qua đó còn góp phần hình thành phương thức sản xuất nông nghiệp xanh, sạch. Thiết nghĩ, các cấp, ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng cho bà con cách xử lý rơm rạ để tránh lãng phí, gây ô nhiễm môi trường...
Cụ bà 91 tuổi phát hiện mình "đã chết" khi làm lại căn cước công dân Cụ Hoàng Thị Thử (SN 1932, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đi làm lại căn cước công dân (CCCD) thì phát hiện dữ liệu trên hệ thống tra cứu báo mình đã mất. Vừa qua, báo VietNamNet nhận được thông tin phản ánh của ông Nguyễn Đình Tịnh (SN 1976, trú tại thôn Hưng Nam, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) về...