Tìm cái chân bị mất dưới chân cầu Chữ Y

Trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, ông là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Phú Lợi 2 thuộc Phân khu 3, đánh vào cánh Nam Sài Gòn. Sau 2 đợt tiến công, Tiểu đoàn của ông quân số 400 chỉ còn khoảng 50 người, ông bị thương mất 1 chân. Ông đã nhiều lần trở lại chiến trường xưa để tìm hài cốt đồng đội và cả cái chân bị mất của mình.

Nhân chứng sống

Dịp Tết vừa qua, ông Ngô Văn Phê – Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Long An – khá bận bịu với những cuộc họp mặt, nói chuyện chuyên đề về cuộc Tổng tiến công và nổi dây Xuân Mậu Thân 1968, không chỉ ở tỉnh Long An, mà cả ở TP.HCM. Sau 50 năm cuộc Tổng tiến công, giờ để tìm lại một nhân chứng sống, khó tìm được người tiêu biểu hơn ông, người đã dẫn một cánh quân vào Sài Gòn, có mặt vào thời khắc nổ súng tiến công, rồi trải qua 99 ngày đêm sinh tử giữa “chảo lửa”. Trước khi rút khỏi Sài Gòn, kết thúc chiến dịch, ông đã bỏ lại một cái chân cùng với rất nhiều đồng đội nằm lại dưới chân cầu Chữ Y, cầu Sập, cầu Mật…

Ông Phê kể: Chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công, Đặc khu Sài Gòn – Gia Định thành lập 6 Phân khu. Trong đó Phân khu 3 gồm Tiểu đoàn 1, Tiểu Phú Lợi 2 và Tiểu đoàn 5 Nhà Bè từ cánh Nam Sài Gòn thuộc tỉnh Long An, đánh vào khu vực Quận 4, Quận 7, Quận 8 và huyện Nhà Bè. Tiểu đoàn Phú Lợi 2 được thành lập trên cơ sở một đơn vị quân giải phóng từng chiến đấu bên nước bạn Lào và chiến trường miền Đông – Tây Nguyên. Ông Phê lúc đó đang là cán bộ Tiểu đoàn 1 (thuộc Tỉnh đội Long An), do có thời gian dài sống và rành đường phố Sài Gòn, được tăng cường về làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Phú Lợi 2. Chuẩn bị vào chiến dịch, Tiểu đoàn Phú Lợi 2 ém quân tại xã Long Cang, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Trưa ngày 30 Tết, các ông được lệnh hành quân cấp tốc về Sài Gòn. Quân giải phóng đi tới đâu cũng được bà con sống hai bên đường tiếp lương thực, bánh tét, bánh mứt… Lực lượng dân công tiếp lương, tải đạn nườm nượp theo sau đoàn quân giải phóng. Vượt qua quảng đường gần 30km, đến tối Tiểu đoàn vào đến Sài Gòn thuộc khu vực Quận 8. Ông Phê nhớ lại, giờ giao thừa Tết Nguyên đán Mậu Thân 1968, Đài Tiếng nói Việt Nam phát bài thơ chúc Tết của Bác Hồ: “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua/Thắng trận tin vui khắp nước nhà/Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ/Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!”. Đối với ông Phê và các đồng đội, lời kêu gọi “Tiến lên” trong thơ Bác chính là hiệu lệnh mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy. Hơn 400 quân Tiểu đoàn Phú Lợi 2 phối hợp với Tiểu đoàn 1 đồng loạt nổ súng đánh vào các khu vực cầu Sập, Bến Đá, Kiều Công Mười, Bình Đông, cầu Nhị Thiên Đường…; cùng với quân và dân toàn miền Nam làm nên cuộc Tống tiến công và nổi dậy lịch sử.

Tìm cái chân bị mất dưới chân cầu Chữ Y - Hình 1

Ông Phê với cái chân bị mất dưới chân cầu Chữ Y.

99 ngày đêm sinh tử

Ông Phê cho biết, đánh vào Sài Gòn, Tiểu đoàn Phú Lợi 2 được trang bị chủ yếu là súng trường (AK), tiểu liên… Hỏa lực mạnh nhất là B40 chống tăng, không có súng cao xạ chống máy bay. Nhờ yếu tố táo bạo, bất ngờ, Tiểu đoàn của ông đã nhanh chóng làm chủ trận địa, gây cho đối phương nhiều tổn thất. Nhưng chỉ mấy ngày sau, quân giải phóng bắt đầu đón nhận sự phản công quyết liệt của quân đội Mỹ và Sài Gòn. Chiến trận diễn ra từng ngày, từng giờ giữa lòng thành phố. Khoảng cách giữa đôi bên thường rất hẹp, chỉ vài chục mét, cách một dãy nhà, một con đường, con rạch… Bộ đội quen chiến đấu trong rừng núi, giờ đánh trong thành phố không quen, gặp nhiều bỡ ngỡ. Đó là lúc người Tiểu đoàn phó từng là cậu học sinh năng động lớp đệ tứ ở trường Chi Lăng – Sài Gòn phát huy thế mạnh của mình. Ông Phê len qua từng tòa nhà, luồn lách dưới cống thoát nước, trèo lên nóc sân thượng tìm vị trí cao nhất… để quan sát trận địa, vẽ sơ đồ, nắm bắt lực lượng đối phương, đề ra cho Tiểu đoàn phương án bố trí lực lượng và cách đánh hiệu quả nhất. Tiểu đoàn bắt đầu có nhiều tổn thất khi đối phương phản công bằng máy bay trực thăng, bắn rocket suốt ngày vào đội hình của Tiểu đoàn, trong khi các ông không có súng cao xạ chống máy bay, phải ẩn náu trong các tòa nhà để tránh đạn.

Sau gần 2 tháng giằng co, đợt 1 của chiến dịch kết thúc, quân số của Tiểu đoàn Phú Lợi 2 còn khoảng 300. Tiểu đoàn không rút ra ngoại thành để củng cố lực lượng trước khi tiến công đợt 2, mà trụ lại trong nội thành, ém quân trong các nhà dân ở khu vực Lò heo Chánh Hưng. Trận chiến quá ác liệt, nhà cửa cháy ngùn ngụt vì bom đạn, hầu hết dân trong khu vực đều tản cư đi nơi khác. Bị cắt đứt chi viện của hậu phương, lương thực, thuốc men, sáng đạn cũng cạn dần. Đó là lúc tấm lòng của người dân Sài Gòn dành cho quân giải phóng thể hiện rất rõ. Nhiều người đã không ngại bom đạn, không sợ sự bắt bớ của cảnh sát, tìm cách chuyển gạo, bánh tét, nhu yếu phẩm… vào khu vực Tiểu đoàn Phú Lợi 2 đang ẩn náu. Về sau chính quyền Sài Gòn cách ly gắt gao hơn, khó có người dân nào lọt được vào vùng “tử địa”. Ông Phê nhớ, có một lúc các chiến sĩ đã cạn thức ăn, có nguy cơ bị đói. Bất ngờ, một buổi chiều, các ông thấy ai đó đã cố ý lùa cả bầy vịt cho chạy về hướng các chiến sĩ. Thì ra, do bị cảnh sát cấm không được lân la đến khu vực “cách ly”, người dân đã nghĩ ra cách lùa cả bầy vịt vào cho các chiến sĩ. Nhờ thịt vịt mà các ông tiếp tục cầm cự chờ đợt 2 cuộc Tổng tiến công.

Vào đợt 2 cuộc Tổng tiến công, mức độ khốc liệt được đôi bên đẩy lên cao hơn. Những cuộc quần thảo cận chiến giữa quân giải phóng, quân đội Mỹ và Sài Gòn diễn ra như cơm bữa dưới chân cầu Chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, quanh cầu Mật, cầu Sập, ở Đồng Diều… Vẫn là chiến thuật ẩn náu trong nhà dân để đánh địch, nhưng giờ đây Tiểu đoàn Phú Lợi 2 gặp vấn đề nan giải khi không quân Mỹ dùng bom xăng thiêu rụi hết dãy nhà này đến dãy nhà khác, cả khu vực ngùn ngụt khói lửa, các chiến sĩ hẹp dần nơi ẩn náu. Rồi đối phương dùng trực thăng thả chất độc hóa học, các chiến sĩ phải dùng khăn tẩm nước tiểu phủ lên mặt để chống chọi… Từng đoàn xe tăng của đối phương đã sang được cầu Chữ Y, áp sát trận địa, nả đạn vào vào đội hình của Tiểu đoàn Phú Lợi 2.

Video đang HOT

Tìm cái chân bị mất dưới chân cầu Chữ Y - Hình 2

Khu vực cầu Chữ Y – nơi ông Phê và đồng đội trải qua 99 ngày đêm sinh tử.

Tìm cái chân bị mất

Ngày 8.5.1968, sau 99 ngày quần nhau với quân Mỹ và Sài Gòn, Tiểu đoàn Phú Lợi 2 đã bị tổn thất rất nặng, lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi dãy nhà nơi các chiến sĩ ẩn náu bị bom xăng thiêu rụi, trong khi xe tăng Mỹ áp sát dãy nhà liên tục nả đạn. Tiểu đoàn trưởng Ngọc Loan hi sinh cùng nhiều chiến sĩ. Ông Phê thay thế chỉ huy trận địa, cho chôn cất liệt sĩ ngay dưới chân cầu Mật. Ông phải lao ra đường chạy về dãy nhà đối diện để tìm chỗ ẩn náu cho các chiến sĩ. Một chiếc xe tăng nấp ngay đầu đường lia đạn về phía ông. Ông chỉ thấy cái chân phải tê buốt, không tuân theo ý mình… Ông nhảy “cò cò” tránh đạn vào dãy nhà chưa bị cháy, tiếp tục chỉ huy trận đánh. Chiếc xe tăng bị bắn cháy, quân địch kêu khóc thảm thiết… Không còn người chỉ huy, quân số còn quá mỏng, Tiểu đoàn Phú Lợi 2 được lệnh rời Sài Gòn. Ông Phê được đồng đội chuyển ra ngoài, đưa về Trạm quân y tiền phương ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Điểm lại lực lượng, Tiểu đoàn Phú Lợi 2 còn khoảng 50 quân, trong đó bị thương khoảng một nữa, Tiểu đoàn trưởng hi sinh, Tiểu đoàn phó mất 1 chân… “Dù hi sinh rất lớn, bị bao vây dài ngày giữa Sài Gòn, nhưng không một chiến sĩ nào đầu hàng hay bỏ ngũ”, ông Phê nói.

Kết thúc chiến dịch Mậu Thân, ông Phê được điều về Hậu cần Phân khu 3. Năm 1972, ông vượt Trường Sơn ra Bắc trị bệnh và tiếp tục đi học. Sau giải phóng, ông trở về quê hương công tác trong ngành Thanh tra đến năm 2000 về hưu. Trở về quê hương sau ngày giải phóng, ông đã cùng với ngành chức năng Quận 8 truy tìm, quy tập được nhiều hài cốt đồng đội. Trong đó đáng kể nhất là lần quy tập được gần 20 hài cốt đồng đội nằm dưới chân cầu Sập, và xây dựng Bia tưởng niệm tại đây. Còn lần ông xúc động, bồi hồi nhất là lần tìm được 15 hài cốt đồng đội ở khu vực cầu Mật, dưới chân cầu Chữ Y. Bồi hồi bởi lẽ, đó cũng là nơi ông bỏ lại một phần thân thể. Khi đi tìm hài cốt đồng đội, ông cũng có ý tưởng tìm lại một chân của mình được chôn ở đâu đó. Nhưng đến khi đào tìm được hố chôn tập thể 15 đồng đội hi sinh năm xưa, ông mừng quá nên quên mất chuyện cái chân bỏ lại của mình. Với lại cái chân của ông có lẽ cũng hòa lẫn với hài cốt của đồng đội, như ngày nào các ông từng kề vai sống chết bên nhau.

Ngày ấy các ông còn khoảng 50 người, Tiểu đoàn Phú Lợi giải tán, quân số nhập vào đơn vị khác, các chiến sĩ tiếp tục chiến đấu và hi sinh, nay nếu ai còn thì cũng đã già. Mỗi người một nơi trên khắp đất nước, các ông chưa một lần họp mặt. Ông Phê mong muốn, qua bài báo này các đồng đội năm xưa sẽ nhờ cầu nối Báo Lao Động mà gặp lại nhau, ở ngay nơi các ông từng có 99 ngày đêm chiến đấu sinh tử bên nhau!

Theo Nguyễn Phấn Đấu

Lao động

Đại tướng Phạm Văn Trà: Có sự hiểu sai về chiến dịch Mậu Thân

"Có những người đặt vấn đề, chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968 chúng ta hy sinh nhiều như vậy sao vẫn đánh. Có luồng ý kiến nói chúng ta đã thất bại khi muốn giải phóng ngay. Đây là cách nhìn phiến diện, không hiểu đúng về ý nghĩa của chiến dịch Xuân Mậu Thân", Đại tướng Phạm Văn Trà nói.

Đại tướng Phạm Văn Trà: Có sự hiểu sai về chiến dịch Mậu Thân - Hình 1

Đại tướng Phạm Văn Trà. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chia sẻ với Dân Việt xung quanh sự kiện này.

Phải nhìn tổng thể

Đại tướng Phạm Văn Trà cho biết: "Trước năm 1968, Tổng thống Lyndon B. Johnson muốn tranh cử nhiệm kỳ 2 Tổng thống Mỹ. Ông nói với Quốc hội Mỹ rằng lực lượng Việt Cộng không đủ sức đánh lớn được nữa, Việt Nam Cộng hòa đã đủ sức khống chế. Như vậy, Mỹ sẽ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam và Mỹ sẽ không bước vào hiệp định quốc tế nào. Chúng muốn ta thực hiện Hiệp định Genève 1954, nhưng Hiệp định này Mỹ không ký và thực chất đã bị phá. Nếu chúng ta thực hiện theo đòi hỏi này sẽ rất nguy hiểm, bởi Mỹ đứng ngoài, khi chúng ta đánh Mỹ lại nhảy vào Nam Việt Nam như ở Triều Tiên.

Chúng yêu cầu dân sự hóa vĩ tuyến 17, mỗi phía rút quân ra hai bên, để Việt Nam Cộng hòa có Chính phủ hợp hiến thông qua bầu cử. Sau đó, Việt Nam dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa sẽ thương lượng để thống nhất đất nước.

Đại tướng Phạm Văn Trà: Có sự hiểu sai về chiến dịch Mậu Thân - Hình 2

Lực lượng vũ trang của ta tiến công trong chiến dịch Mậu Thân. Ảnh tư liệu.

Chủ trương của chúng ta là Mỹ xâm lược nước ta, muốn giải quyết phải có hiệp định mới chứ không phải Hiệp định Genève. Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ta cũng có ý định từ lâu, khi đến thời điểm bầu cử Tổng thống Mỹ ở miền Nam phải có những trận đánh lớn. Tuy nhiên, kế hoạch đánh lớn cực kỳ bí mật.

Thời điểm trước khi diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, có khoảng 50 vạn quân Mỹ đóng ở miền Nam nước ta, cùng với đó là hơn 1 triệu quân của Việt Nam Cộng hòa.

Bộ Chính trị quyết định mở cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân để cho Mỹ thấy rằng không những chúng ta đủ sức đánh lớn mà có thể đánh kéo dài nếu Mỹ còn chiến tranh, muốn giải quyết buộc Mỹ phải bước vào Hiệp định Paris. Có thể nói, thời điểm đó cũng là thời điểm chín muồi để bước vào Hiệp định Paris, bởi có nhiều quốc gia vận động, bản thân Mỹ cũng muốn (ban đầu không muốn). Qua đó có thể thấy, chúng ta tổ chức cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân chính là để buộc Mỹ phải vào Hiệp định Paris. Có Hiệp định Paris rồi Mỹ mới cút dẫn đến Ngụy nhào, chúng ta mới thực hiện giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là bước ngoặt lịch sử, làm thay đổi cục diện chiến tranh. Có luồng ý kiến cho rằng: Đánh trận Mậu Thân chúng ta hy sinh nhiều quá, gần hết quân sao vẫn cứ đánh. Nếu chỉ nhìn theo khía cạnh này sẽ là phiến diện.

Vấn đề thứ hai là không thể bỏ chiến dịch giữa chừng khi ta chưa đạt được mục đích. Mỗi chiến dịch, mỗi trận đánh đều có mục tiêu. Mục tiêu của Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của ta là buộc Mỹ phải vào bàn đàm phán, không muốn cũng phải vào. Chính vì thế chúng ta đã dốc sức đánh, đánh cho đến khi Mỹ chịu ngồi vào đàm phán.

Có luồng ý kiến cho rằng, trận Tết Mậu Thân 1968 do chúng ta muốn giải phóng miền Nam ngay nên đã thất bại. Vấn đề không phải như vậy. Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương đều xác định không phải là đánh để giải phóng. Bởi ai cũng thừa hiểu rằng, với khoảng 50 vạn quân Mỹ và hơn 1 triệu quân Việt Nam Cộng hòa thì chưa thể giải phóng được. Nhưng người lãnh đạo, chỉ huy không thể nói ra điều này trước đông đảo mọi người.

Như thế thì không khác gì ra mệnh lệnh kiểu nửa chừng, dẫn tới phía dưới không quyết tâm và không thể thực hiện được ý định. Vì vậy, cấp trên đã nói với cấp dưới là phải dốc hết sức, đánh một trận quyết định như trận đánh cuối cùng. Nói như vậy mới động viên lực lượng vũ trang hăng hái, quyết tâm khi vào trận.

Tấn công nhiều mục tiêu quan trọng

Cũng theo Đại tướng Phạm Văn Trà, trong chiến dịch Mậu Thân, khi đánh đợt 1, chúng ta giành thắng lợi lớn. Chúng ta đã đánh toàn bộ vào các thành phố, thị xã ở miền Nam. Ở Sài Gòn, lực lượng của ta tấn công vào được những mục tiêu quan trọng như Dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất, đài phát thanh.

"Thời điểm đó, Lữ đoàn của chúng tôi đánh vào Sở chỉ huy Quân đoàn 4 của Việt Nam Cộng hòa ở Cần Thơ. Chúng tôi đánh đài phát thanh, chiếm trường đại học, đánh một số sở cảnh sát. Tuy nhiên, đánh sân bay chưa thành công. Đơn vị của chúng tôi đánh vào gần giữa thành phố Cần Thơ (đến đoạn đường Tạ Thu Thâu, nay là đường Mậu Thân) sau đó đứng chân để cầm cự, rồi rút ra khoảng 5km để phòng ngự.

Khi đơn vị chúng tôi phòng ngự, quân Mỹ đã đổ xuống Cần Thơ tham chiến. Chúng tôi đánh từ ngày 15 đến 18.2.1968, với những trận quyết liệt. Đơn vị chúng tôi khi đã hy sinh nhiều. Chúng tôi đã tập kích tiêu diệt được 1 đại đội lính Mỹ, thu 60 súng ER 15 mới tinh và một số trang thiết bị ở Cần Thơ.

Đến khoảng 25.2.1968, Lữ đoàn lính Mỹ rút ra vì chúng đánh không được (thiếu xe tăng nên lính Mỹ không dám tiến), sau đó thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng hòa xuống.

Sau khi đánh hết đợt 1, chúng tôi bước vào đợt 2 của chiến dịch Xuân Mậu Thân. Trong đợt 2, đơn vị chúng tôi đã đánh được một trận địa pháo ở Bình Thủy (Cần Thơ). Khi đánh đợt 3, mặt trận của chúng tôi chủ yếu dùng pháo kích chứ không tiến quân.

Nói chung, trong chiến dịch Mậu Thân chúng ta đánh làm 3 đợt, tuy nhiên, đơn vị chúng tôi còn tổ chức đánh đợt 4 (từ tháng 1 đến tháng 2.1969, lúc đó tôi là Trung đoàn Phó, Tham mưu trưởng Trung đoàn 2, Quân khu 9) đánh vào sân bay Bình Thủy (còn gọi phi trường 21) diệt được 60 máy bay.

Lúc này quân địch tưởng ta đánh lớn nên chúng cho máy bay B52 đánh phá suốt mấy ngày đêm. Sau trận đánh đó Mỹ đã ngồi vào bàn đàm phán", Đại tướng Trà kể.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hậu cảnh tượng xúc động sau vụ tai nạn: Tài xế xe chở dưa hấu đã tử vongHậu cảnh tượng xúc động sau vụ tai nạn: Tài xế xe chở dưa hấu đã tử vong
hôm qua
Trung tá Việt Nam kể chuyện sau màn dancesport gây sốt với quân nhân Trung Quốc tại NgaTrung tá Việt Nam kể chuyện sau màn dancesport gây sốt với quân nhân Trung Quốc tại Nga
13 giờ trước
Phát hiện thi thể hai học sinh trôi dạt vào bờ biển ở Đà NẵngPhát hiện thi thể hai học sinh trôi dạt vào bờ biển ở Đà Nẵng
hôm qua
Vụ chặn quốc lộ cho đoàn xe doanh nhân qua đường: Phát hiện thêm vi phạmVụ chặn quốc lộ cho đoàn xe doanh nhân qua đường: Phát hiện thêm vi phạm
13 giờ trước
Lao động Việt tử vong tại Đài Loan: Nước mắt ngày 4 bình tro cốt hồi hươngLao động Việt tử vong tại Đài Loan: Nước mắt ngày 4 bình tro cốt hồi hương
1 giờ trước
Vụ nữ sinh Vĩnh Long gặp nạn: Tài xế yếu, liệt nửa người, CA tuyên bố đanh thépVụ nữ sinh Vĩnh Long gặp nạn: Tài xế yếu, liệt nửa người, CA tuyên bố đanh thép
4 giờ trước
Bé gái 4 tuổi đứng một mình trên cầu tiết lộ câu chuyện bàng hoàngBé gái 4 tuổi đứng một mình trên cầu tiết lộ câu chuyện bàng hoàng
12 giờ trước
Phường Dương Nội vào cuộc vụ cô gái 'tố' bị người đàn ông đánh trước mặt công anPhường Dương Nội vào cuộc vụ cô gái 'tố' bị người đàn ông đánh trước mặt công an
6 giờ trước

Tin đang nóng

Hai đề nghị đặc biệt của bà Trương Mỹ Lan sau bản án tử hìnhHai đề nghị đặc biệt của bà Trương Mỹ Lan sau bản án tử hình
5 giờ trước
HOT: Tiểu hoàng tử - công chúa nhà Song Joong Ki và vợ Tây lộ diện?HOT: Tiểu hoàng tử - công chúa nhà Song Joong Ki và vợ Tây lộ diện?
5 giờ trước
Danh ca Ý Lan: sinh 9 con, U70 vóc dáng 'đủ wow', lấy chồng thứ 3 phát hiện sốcDanh ca Ý Lan: sinh 9 con, U70 vóc dáng 'đủ wow', lấy chồng thứ 3 phát hiện sốc
4 giờ trước
Ý Nhi gây bão truyền hình quốc tế, fan Việt quay xe, 'phát sốt' vì điều bất ngờ?Ý Nhi gây bão truyền hình quốc tế, fan Việt quay xe, 'phát sốt' vì điều bất ngờ?
4 giờ trước
Sau bữa sáng tại nhà Bí thư Hà Nội, Thuận An được làm cầu Vĩnh Tuy 2Sau bữa sáng tại nhà Bí thư Hà Nội, Thuận An được làm cầu Vĩnh Tuy 2
2 giờ trước
Nạn nhân vụ sụt lún ở Tây Ninh: "Kêu cứu thật lớn vì sợ bị chôn sống"Nạn nhân vụ sụt lún ở Tây Ninh: "Kêu cứu thật lớn vì sợ bị chôn sống"
5 giờ trước
Hoa hậu Ý Nhi xuất hiện trên truyền hình quốc tế, nói gì mà khiến fan Việt phát sốt?Hoa hậu Ý Nhi xuất hiện trên truyền hình quốc tế, nói gì mà khiến fan Việt phát sốt?
5 giờ trước
Vợ Văn Hậu bị soi chê mẹ chồng thiên vị mẹ đẻ, 2 bà sui 'hợp tác' đáp trả anti?Vợ Văn Hậu bị soi chê mẹ chồng thiên vị mẹ đẻ, 2 bà sui 'hợp tác' đáp trả anti?
5 giờ trước

Tin mới nhất

Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?

Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?

31 phút trước
Sau vụ cô gái 23 tuổi bị đánh, lãnh đạo UBND huyện Yên Thế đã chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xác minh thông tin đang lan truyền cho rằng người đánh cô gái là một cán bộ xã.
Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM

Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM

53 phút trước
Bộ xương người được phát hiện năm 2022 đến nay vẫn chưa tìm được thân nhân, do đó cảnh sát tiếp tục phát thông báo truy tìm.
Chuột cắn dây điện gây cháy du thuyền ở Long An

Chuột cắn dây điện gây cháy du thuyền ở Long An

1 giờ trước
Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH đã điều động phương tiện và cán bộ chiến sĩ xuống hiện trường triển khai chữa lửa, đám cháy được khống chế.
Sức khỏe của 4 người bị thương trên đường hành hương hiện ra sao?

Sức khỏe của 4 người bị thương trên đường hành hương hiện ra sao?

1 giờ trước
Hiện tại, sau 24 giờ hậu phẫu, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt và đã ăn uống được, còn đau vết mổ. Vết mổ đang được theo dõi sát, vết thương vùng tay và chân tiến triển ổn định.
Ô tô chở đoàn hành hương 24 người gặp tai nạn, nhiều nạn nhân cấp cứu

Ô tô chở đoàn hành hương 24 người gặp tai nạn, nhiều nạn nhân cấp cứu

1 giờ trước
Theo đó, khoảng 3 giờ ngày 10-5, khi ô tô đến địa phận huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) thì xảy ra va chạm giao thông, tông vào xe tải đang dừng phía trước.
Vụ cháu bé bị bò tấn công ở Đà Nẵng: Yêu cầu chấm dứt thả rông gia súc

Vụ cháu bé bị bò tấn công ở Đà Nẵng: Yêu cầu chấm dứt thả rông gia súc

1 giờ trước
UBND phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, nơi xảy ra vụ việc cháu bé bị bò tấn công, đã có nhiều văn bản yêu cầu người dân chấm dứt việc thả rông gia súc.
Xác minh clip người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô

Xác minh clip người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô

1 giờ trước
Clip ghi cảnh một phụ nữ lái xe máy đuổi theo chiếc ô tô trên nhiều tuyến đường ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp). Người này lấn làn xe, khi tài xế dừng lại đã dùng cây đập vỡ cửa kính.
Bắt quả tang kẻ có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở biển Nha Trang

Bắt quả tang kẻ có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở biển Nha Trang

2 giờ trước
Kẻ có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở bờ biển thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã bị cơ quan chức năng bắt quả tang, đưa về trụ sở phường để xử lý theo quy định.
Nam thanh niên bị tài xế xe ôm công nghệ tấn công ở TPHCM

Nam thanh niên bị tài xế xe ôm công nghệ tấn công ở TPHCM

2 giờ trước
Nam thanh niên bị tài xế xe ôm công nghệ cầm nón bảo hiểm đánh vào đầu trên đường Linh Trung, TP Thủ Đức (TPHCM). Nạn nhân bị sưng vùng mặt, mắt kính vỡ nát.
Cô gái 23 tuổi tố cáo bị tài xế ô tô hành hung

Cô gái 23 tuổi tố cáo bị tài xế ô tô hành hung

2 giờ trước
Ngày 12/5, lãnh đạo UBND xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, cho biết chính quyền địa phương đang xác minh vụ một cô gái tố cáo tài xế ô tô hành hung.
Vụ cháu bé bị bò thả rông tấn công: Tìm được sẽ tạm giữ đàn bò

Vụ cháu bé bị bò thả rông tấn công: Tìm được sẽ tạm giữ đàn bò

2 giờ trước
Lãnh đạo UBND phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, nơi xảy ra vụ việc cháu bé bị bò thả rông tấn công cho biết, đang xác minh đàn bò thả rông, tìm được sẽ tạm giữ ngay bò.
Sửa 11 luật quân sự, quốc phòng, có nhiều quy định mới về nhập ngũ

Sửa 11 luật quân sự, quốc phòng, có nhiều quy định mới về nhập ngũ

3 giờ trước
Bộ Quốc phòng đề xuất tháng 4 hàng năm, chủ tịch UBND cấp xã ra lệnh gọi công dân để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.

Có thể bạn quan tâm

Hot: "Nữ hoàng gợi cảm" Hyuna mang thai con đầu lòng sau 7 tháng cưới?

Hot: "Nữ hoàng gợi cảm" Hyuna mang thai con đầu lòng sau 7 tháng cưới?

Sao châu á

3 phút trước
Hiện tại, bất chấp tin đồn mang thai lan rộng, công ty quản lý của Hyuna giữ thái độ im lặng. Cư dân mạng vẫn tiếp tục bàn tán về khả năng này bên dưới video biểu diễn của nữ hoàng gợi cảm .
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản

Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản

Pháp luật

6 phút trước
Khi công nhân vận hành máy để khai thác khoáng sản thì bị ông Cường ở Lâm Đồng đe dọa, cầm dao đuổi đánh. Lực lượng chức năng sau đó khống chế ông Cường, đảm bảo an ninh khu vực.
Thót tim khoảnh khắc Quỳnh Lương té ngã ngay trước thềm nhà khi đang mang thai 6 tháng

Thót tim khoảnh khắc Quỳnh Lương té ngã ngay trước thềm nhà khi đang mang thai 6 tháng

Sao việt

12 phút trước
Quỳnh Lương chia sẻ khoảnh khắc bị té ngã khi đi xuống bậc thềm ở cửa. Vì cô đang mang thai nhóc tỳ thứ 2 được 6 tháng nên netizen càng thêm lo lắng
Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

Thế giới

12 phút trước
Kosmos 482, tàu vũ trụ được Liên Xô phóng lên không gian vào năm 1972 đã rơi tự do xuống vùng biển thuộc Đông Nam Á sau 53 năm bị mất kiểm soát và trôi lơ lửng trên quỹ đạo.
Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa

Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa

Lạ vui

14 phút trước
Thông qua các sóng địa chấn, các nhà khoa học phát hiện một lớp bất thường sâu từ 5,4 đến 8 km bên dưới bề mặt Sao Hỏa.
Học sinh cố tình làm cháy laptop do thực hiện theo trò đùa trên TikTok

Học sinh cố tình làm cháy laptop do thực hiện theo trò đùa trên TikTok

Netizen

19 phút trước
Một trò đùa đang lan truyền trên TikTok, kêu gọi các học sinh tại Mỹ làm cháy những chiếc laptop tại trường học, buộc mạng xã hội này phải ra tay can thiệp.
Khoa học báo loạt tin vui cho người thích ăn cay

Khoa học báo loạt tin vui cho người thích ăn cay

Sức khỏe

20 phút trước
Ớt không chỉ là gia vị đơn thuần mà còn là siêu thực phẩm tiềm năng trong phòng ngừa các bệnh mạn tính như mỡ máu cao, tim mạch và ung thư.
Bảy phim Hàn được chuyển thể từ phim Anh: Toàn những 'bom tấn' lập kỷ lục rating

Bảy phim Hàn được chuyển thể từ phim Anh: Toàn những 'bom tấn' lập kỷ lục rating

Phim châu á

28 phút trước
Những bộ phim truyền hình Hàn Quốc dưới đây đã ghi nhận rating khủng khi lên sóng, được khán giả toàn cầu yêu thích nhưng ít ai biết, chúng được chuyển thể từ phim Anh.
Han So Hee đóng chính trong 'The Intern' phiên bản Hàn Quốc

Han So Hee đóng chính trong 'The Intern' phiên bản Hàn Quốc

Hậu trường phim

33 phút trước
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin nữ diễn viên Han So Hee đang cân nhắc cho vai chính trong phiên bản remake bộ phim ăn khách The Intern.
Vừa ra khỏi tòa sau ly hôn, chồng sung sướng chạy đến ôm nhân tình

Vừa ra khỏi tòa sau ly hôn, chồng sung sướng chạy đến ôm nhân tình

Góc tâm tình

57 phút trước
Nhìn bộ dạng hạnh phúc của người chồng khi được tự do đến với nhân tình, tim tôi đau thắt lại. Tôi không tin mình lại chọn người đàn ông này để gửi gắm cả cuộc đời.
Thái Hòa tái hợp Kaity Nguyễn trong phim về cướp máy bay

Thái Hòa tái hợp Kaity Nguyễn trong phim về cướp máy bay

Phim việt

1 giờ trước
Diễn viên Thái Hòa tái hợp cùng Kaity Nguyễn trên màn ảnh rộng nhưng với hình ảnh đối lập nhau trong phim Tử chiến trên không .