Tìm cách tiếp cận mới đưa ‘giấc mơ sen’ Đồng Tháp vươn xa
Ngày 30/8, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thảo khoa học “Chế biến sâu – Giải pháp phát triển giá trị sản phẩm sen tỉnh Đồng Tháp” nhằm định hướng các hoạt động cụ thể, phù hợp và khả thi với điều kiện của địa phương; góp phần định hướng cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người sản xuất, kinh doanh trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm cây sen.
Để chế biến sâu sản phẩm sen Đồng Tháp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, trước tiên phải có sự hiểu biết rộng về cây sen, hiểu được giá trị hữu hình đến giá trị vô hình của cây sen để từ đó tạo ra những ý tưởng, sản phẩm từ sen. Vì vậy, bên cạnh giá trị của sen trong đời sống ẩm thực, cần quan tâm khai thác nhiều hơn nữa giá trị văn hóa, giá trị tinh thần từ sen; không đơn thuần chỉ bán sản phẩm từ sen mà phải lan tỏa các câu chuyện về sen cho khách hàng. Để thể hiện tình yêu sen, đưa “ giấc mơ sen” đi xa hơn, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, phải có cách tiếp cận mới mẻ hơn, khát vọng mãnh liệt hơn. Ngoài ra, tinh thần hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, chế biến sen cũng được Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắc đến vì đây là yếu tố tất yếu để phát triển bền vững ngành hàng sen.
Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết về chế biến sâu, các sản phẩm mỹ thuật, nội thất, thời trang… từ sen cũng có giá trị độc đáo và đặc sắc.
Thiếu tướng, GS. TS Lê Trung Hải, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y dược Hà Nội phát biểu tại Hội thảo.
Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Trung Hải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y dược Hà Nội cho biết, các sản phẩm sen với nhiều giá trị quý được nghiên cứu chế biến sâu, chiết xuất, bào chế, đánh giá tác dụng, hiện đại hóa sản phẩm, ứng dụng điều trị bệnh và giúp nâng cao chăm sóc sức khoẻ. Lá sen để trị tiêu chảy, sốt cao, chống béo phì; giảm đau, kháng khuẩn, chống ô-xy hóa… Thân. rễ sen làm lợi tiểu, an thần, chống tiểu đường, hạ sốt… Hoa sen để điều trị tăng huyết áp, ung thư, suy nhược, mất cân bằng nhiệt cơ thể. Nhị hoa củng cố chức năng thận, tăng cường sinh lý nam. Hạt sen dùng làm thuốc bổ tỳ vị. Chiết xuất hạt sen chống tăng sinh, chống xơ hóa, chống trầm cảm, chống viêm, chống ô-xy hóa, bảo vệ gan, điều hóa miễn dịch, kháng virus, chống béo phì. Bột hạt chống ho. Hạt hấp chín làm se khít lỗ chân lông… Tâm sen điều trị một số rối loạn thần kinh, mất ngủ, sốt cao, bồn chồn và tăng huyết áp.
Th.S Ngô Chí Công, Chủ tịch Hội ngành hàng Sen Đồng Tháp phát biểu tại Hội thảo.
Thạc sĩ Ngô Chí Công – Chủ tịch Hội ngành hàng sen Đồng Tháp, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ecolotus Việt Nam cho rằng, để gia tăng giá trị cho các sản phẩm sen nhất định phải có hàm lượng khoa học công nghệ cao trong từng sản phẩm. Nhìn chung, các sản phẩm hiện tại trong chế biến từ sen vẫn còn dừng lại ở việc chế biến thô, khai thác đơn chất,… Mặc dù có những nỗ lực của các đơn vị trong việc tạo ra sự khác biệt, có những sản phẩm thành công nhưng chưa có sự đột phá rõ ràng trong toàn chuỗi ngành hàng. Từ đó giá bán các sản phẩm chế biến từ sen cũng ở mức còn khiêm tốn, thậm chí bị so sánh về giá trên thị trường, làm mất đi nhiều cơ hội phát triển thị trường. Hội ngành hàng sen mong muốn và đề xuất có những ứng dụng các nghiên cứu khoa học hoặc chuyển giao công nghệ trong trích xuất, cô đặc, bào chế từ các dưỡng chất có trong tim sen, hạt sen, lá sen… là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng trong các ngành dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cao cấp. Việc ứng dụng công nghệ nghiên cứu để biến lá sen thành một chất liệu mới, thân thiện môi trường có thể sử dụng vào trong ngành thời trang cao cấp, trang trí nội thất, quà tặng…
Video đang HOT
Thạc sĩ Ngô Chí Công kiến nghị có giải pháp lập quy hoạch nhanh chóng, số hóa và được cập nhật thường xuyên, trên cơ sở xác định nhu cầu của thị trường và của doanh nghiệp chế biến mà khuyến khích, phân rõ khu vực phát triển vùng trồng sen cho từng loại giống lấy gương, lấy hạt, lấy củ, lấy lá, lấy hoa… và xây dựng tiêu chuẩn ngay từ khi mới bắt đầu canh tác.
Sản phẩm làm từ sen được trưng bày tại Hội thảo.
Hiện nay, cây sen ở tỉnh Đồng Tháp được khai thác ở nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, dược phẩm, trang trí và du lịch. UBND tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả xây dựng Đề án “Phát triển sản phẩm sen Đồng Tháp, giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng tới năm 2030″. Hiện sen là một trong năm ngành hàng chủ lực của Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025″. Tỉnh đã thành lập Hội ngành hàng sen với mục đích tập hợp các doanh nghiệp, nông dân trồng sen, cơ sở chế biến sản phẩm từ sen, hướng đến thương mại, truyền thông, khai thác giá trị văn hóa từ sen.
Tỉnh Đồng Tháp duy trì và mở rộng diện tích trồng sen, đến năm 2025 diện tích đạt 1.400 ha, năng suất bình quân 0,9-1,2 tấn hạt khô/ha/năm; các loại sen lấy hoa, lấy lá, lấy củ, lấy ngó chiếm 30 – 40% diện tích; giá trị sản lượng của các sản phẩm từ cây sen, quy tiền đạt 400 -500 tỷ/năm, thu nhập người trồng sen tăng 120% so với năm 2021.
Đồng Tháp: Loay hoay khắc phục kè chống xói lở nhiều lần bị sạt, lún
Dự án kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực chợ Bình Thành (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) được khởi công xây dựng vào năm 2016, tổng mức đầu tư hơn 90 tỷ đồng.
Khoảng 3 năm gần đây, kè xảy ra 3 lần sạt, lún nghiêm trọng, gây lo lắng cho người dân trong khu vực. Đến nay, tỉnh Đồng Tháp vẫn đang loay hoay tìm giải pháp khắc phục sự cố công trình kè chống xói lở nói trên.
Bất an vì sạt lở
Một đoạn kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực Chợ Bình Thành bị sạt, lún trong tháng 4/2022.
Kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực chợ Bình Thành được UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định đầu tư với tổng chiều dài 850 m; thời gian thực hiện từ năm 2016 - 2020. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư dự án. Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn là đại diện chủ đầu tư thực hiện quản lý, giám sát dự án. Liên danh Viện Kỹ thuật biển và Viện Khoa học thủy lợi miền Nam phụ trách khảo sát địa hình, địa chất, thiết kế thi công. Đơn vị thi công là Công ty Cổ phần Nhân Bình. Đơn vị Kiểm định độc lập là Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn Trường Đại học Thủy lợi - Chi nhánh miền Nam.
Trong năm 2019 và 2021, kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực chợ Bình Thành đã hai lần xảy ra sự cố sạt, lún nghiêm trọng, có đoạn dài hơn 40 m, gây hư hỏng nặng phần mặt kè. Mỗi khi trời mưa, cát ở đoạn này tiếp tục lún, gây mất an toàn trong việc lưu thông. Ngay khu vực kè sạt lở là hàng chục hộ dân đang sinh sống. Người dân địa phương rất lo lắng vì bờ kè đã hai lần khắc phục nhưng trong tháng 4/2022 lại tiếp tục sạt lở lần thứ 3.
Là lao động tự do, việc xây dựng được ngôi nhà mới là niềm vui lớn của anh Nguyễn Công Định, ngụ xã Bình Thành, huyện Thanh Bình. Tuy nhiên, niềm vui ấy không được lâu, anh Định phải sống trong cảnh thấp thỏm do bờ kè trước nhà sụt lún, sạt lở. Anh rất mong Nhà nước sớm có giải pháp khắc phục hiệu quả để người dân yên tâm lao động, sản xuất.
Anh Lê Quốc Tuấn ở xã Bình Thành cho biết, tỉnh quan tâm đầu tư xây bờ kè người dân trong xóm rất vui mừng. Làm kè, có đường đi thuận lợi, nhân dân tranh thủ xây dựng nhà mới. Anh Tuấn đã xây lại nhà vào năm 2019 với chi phí gần 800 triệu đồng. Kè đưa vào sử dụng chưa lâu đã bị sụt lún, anh rất lo sợ ngôi nhà bị hư hỏng.
Kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực chợ Bình Thành sạt lở nhiều lần không chỉ khiến người dân ngay khu vực sự cố bất an mà những hộ dân có nhà gần đó cũng nơm nớp lo sợ khi hiện tượng sạt lở có dấu hiệu tiếp tục lan rộng ra. Một số đoạn kè gần khu vực sạt, lún xuất hiện nhiều vết nứt to, tạo nên những "hàm ếch" bên dưới các lớp bê tông. Gần đây, đơn vị thi công tháo dỡ phần lan can nhằm giảm tải cho đỉnh kè nên để lộ ra các thanh sắt nhọn chĩa thẳng lên, tiềm ẩn gây nguy hiểm cho người đi đường.
Loay hoay khắc phục
Gần đây, một đoạn kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực Chợ Bình Thành tiếp tục bị sạt, lún.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp Võ Thành Ngoan cho biết, Dự án kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực chợ Bình Thành có hai gói thầu xây lắp là gói thầu số 6 và số 7. Gói thầu số 6 (áp dụng hình thức chỉ định thầu) xử lý khẩn cấp khắc phục sạt lở, thực hiện thi công ở chân kè từ cao trình 0,5m trở xuống lòng sông, khởi công ngày 1/9/2016, hoàn thành ngày 29/12/2017 và đã xóa bảo hành ngày 18/2/2022. Gói thầu số 7 thi công kè bê tông cốt thép bảo vệ bờ, thực hiện thi công phần trên bờ từ cao trình 0,5m trở lên trên bờ. Gói thầu này áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, khởi công ngày 25/9/2017, hoàn thành ngày 31/12/2020, chưa xóa bảo hành.
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, dự án xảy ra 3 lần sạt, lún công trình. Lần sạt lở kè đầu tiên diễn ra vào ngày 9/5/2019 tại gói thầu số 7 với chiều dài 40 m, sâu vào bờ 9 m. Ngay sau khi xảy ra sự cố, UBND tỉnh đã chỉ đạo chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn độc lập kiểm định sự cố và mức độ ổn định, an toàn của toàn tuyến công trình, đưa ra giải pháp khắc phục, đồng thời giao Tổ điều tra sự cố kiểm định kết quả thực hiện.
Theo báo cáo của Tổ điều tra sự cố, bên cạnh nguyên nhân do yếu tố khách quan, còn tồn tại sai sót do lỗi chủ quan của thiết kế, thi công và đơn vị giám sát cần rà soát khắc phục các khiếm khuyết. Chủ đầu tư đã yêu cầu Công ty cổ phần Nhân Bình khẩn trương khắc phục sửa chữa các tồn đọng trước khi xóa bảo hành và đã cơ bản hoàn thành trong tháng 5/2020.
Sau gần một năm kể từ khi khắc phục sự cố, ngày 4/4/2021, tại gói thầu số 6, một phần thảm đá, vải địa và bao tải cát tiếp giáp dầm khóa chân kè đã bị trượt ra lòng sông, cách dầm khóa chân kè khoảng 40m. Nguyên nhân của sự cố Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Trường Đại học Thủy lợi - Chi nhánh miền Nam (đơn vị kiểm định độc lập) đưa ra là do địa tầng nền đất yếu có bề dày lớn và sức chịu tải nhỏ, đoạn kè thuộc phạm vi bờ lõm của đoạn sông cong, lòng sông bị co hẹp hơn một nửa so với chiều rộng lòng sông ở phía thượng lưu và hạ lưu nên vận tốc dòng chảy hoàn lưu qua đoạn sông cong lớn...
Kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực Chợ Bình Thành còn xuất hiện nhiều vết nứt rất to, có nguy cơ tiếp tục sạt, lún.
Gần đây, bờ kè tiếp tục xuất hiện tình trạng lún nghiêng đỉnh kè. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị Ban Quản lý dự án yêu cầu đơn vị thi công khẩn trương thực hiện biện pháp khắc phục như, tháo dỡ giảm tải đỉnh kè, gia cường chân mái kè...
Mới đây, tại cuộc họp với lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, lãnh đạo UBND tỉnh thống nhất cần xử lý ổn định phần chân kè trước khi xây dựng phần lan can, vỉa hè; đồng thời giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc cụ thể với đơn vị tư vấn thiết kế, tham khảo thêm ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm, thống nhất phương án xử lý để có văn bản chính thức đề xuất phương án xử lý trình UBND tỉnh cho ý kiến.
Tỉnh Đồng Tháp đã nỗ lực tìm giải pháp khắc phục tình trạng sạt, lún nhưng kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực chợ Bình Thành vẫn nhiều lần xảy ra sự cố, gây tốn kém kinh phí sửa chữa và tâm lý bất an cho người dân.
Đồng Tháp đã thanh toán cho Việt Á hơn 156 tỷ đồng mua kit xét nghiệm Năm 2020- 2021, Đồng Tháp mua sắm 10 gói thầu kit xét nghiệm của Việt Á và đã thanh toán hơn 156 tỷ đồng, còn nợ công ty này hơn 40 tỷ đồng. Ngày 10/4, UBND tỉnh Đồng Tháp có thông cáo báo chí về kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét...