Tìm cách tăng vốn cho ngân hàng thương mại nhà nước
Có thể tăng vốn cho một số ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối bằng cách chia cổ tức bằng cổ phiếu theo danh mục doanh nghiệp được Nhà nước tiếp tục đầu tư vốn.
Hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh tiền tệ. Ảnh: Tường Lâm
Nội dung này đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến tại Dự thảo Nghị định sửa các quy định liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và đầu tư, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
Việc tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước là yêu cầu bức thiết đã từng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nêu tại các kỳ họp Quốc hội với kiến nghị cho phép dùng ngân sách nhà nước để tăng vốn cho các ngân hàng này. Tuy nhiên, Khoản 7 Điều 4 Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 quy định không sử dụng ngân sách nhà nước để cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng. Do đó, việc tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước bằng ngân sách nhà nước là không phù hợp.
Liên quan đến nội dung này, Bộ Tài chính cho biết, Bộ vừa hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 126/2018/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, Nghị định 32/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Trong đó đã bổ sung “ngân hàng thương mại Nhà nước giữ cổ phần chi phối” vào danh mục ngành, lĩnh vực doanh nghiệp được Nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
Theo một thành viên của Ban soạn thảo, nếu nội dung tăng vốn như trên tại Dự thảo Nghị định sửa đổi được ban hành, các ngân hàng cổ phần này có thể tăng vốn điều lệ thông qua sử dụng một phần cổ tức của doanh nghiệp để bổ sung vốn điều lệ theo cách chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Theo đó, khi ngân hàng quyết định chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu sẽ tăng quy mô vốn điều lệ nhưng vẫn giữ tỷ lệ góp vốn của các cổ đông. Điều này cũng phù hợp với quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13), Luật Ngân sách nhà nước năm 2015. Theo đó, cổ tức được chia bằng tiền là nguồn thu ngân sách nhà nước, còn cổ tức bằng cổ phiếu của cổ đông Nhà nước khi được bán thì số tiền thu được mới là nguồn thu của ngân sách nhà nước.
Chia sẻ tại cuộc họp báo Chính phủ đầu tháng 12, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là một trong những tỷ lệ quan trọng trong hoạt động tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, CAR của 4 ngân hàng thương mại nhà nước, gồm Vietcombank, BIDV, Agribank và VietinBank đã “tiến sát ngưỡng cho phép” theo quy định Basel II. Trong trường hợp các ngân hàng này không được tăng vốn, hệ quả là có thể phải hạn chế cấp tín dụng, thậm chí ngừng cấp tín dụng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo quy định của Luật số 69/2014/QH13, chỉ có một số loại hình doanh nghiệp được Nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước. Hướng dẫn nội dung này, Nghị định 91/2015/NĐ-CP và Nghị định 32/2018/NĐ-CP cụ thể hoá danh mục về lĩnh vực Nhà nước phải bổ sung vốn để giữ tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trong đó, không có “ngân hàng thương mại Nhà nước giữ cổ phần chi phối”.
Hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước có vai trò quan trọng là công cụ bảo đảm an ninh tiền tệ, nên theo một thành viên Ban soạn thảo, cách bổ sung danh mục như trên vừa phù hợp với Luật Doanh nghiệp hiện hành, Luật số 69/2014/QH13 và đảm bảo thực hiện đúng chủ trương tại Nghị quyết 25/2016/QH14.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) không thuộc đối tượng này, bởi vì đây là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ, không thuộc diện doanh nghiệp được đầu tư bổ sung vốn như vậy. Mặt khác, Agribank là doanh nghiệp đã có kế hoạch cổ phần hóa trong năm 2020, do đó, có thể tăng vốn thông qua việc cổ phần hoá, tức là có thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Xuân Yến
Theo baodauthau.vn
Cơ hội lấn sân thị phần cho khối ngân hàng tư nhân
Dù nhiều thành viên từng vào diện yếu kém phải tái cơ cấu, một số thành viên lớn chậm bước, nhưng khối ngân hàng tư nhân Việt Nam đã và đang có cơ hội lấn thị phần.
Khối ngân hàng tư nhân Việt Nam đã rướn qua thị phần và huy động và đích tiếp theo là thị phần cho vay.
Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận phương án phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu năm 2019 cho Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank). Phương án mới này là kế hoạch của một ngân hàng thương mại đã cổ phần hóa, nhưng nhà nước vẫn nắm tỷ lệ sở hữu chi phối.
Khoảng chục năm trước, VietinBank gắn với tên gọi của nhóm ngân hàng quốc doanh, để phân biệt với những thành viên có cơ cấu sở hữu chi phối của khu vực tư nhân.
Tên gọi đó cũng để phân nhóm trong hệ thống, nhóm quốc doanh (bao gồm cả Ngân hàng Chính sách Xã hội), nhóm các tổ chức tín dụng khác (chủ yếu ngân hàng tư nhân và khối nước ngoài).
Theo phân nhóm trên, chục năm trước, khối ngân hàng quốc doanh chiếm áp đảo thị phần ở hai mảng truyền thống và chính yếu: huy động và cho vay.
Thế nhưng, sau chục năm, khối các tổ chức tín dụng khác đã tạo được bước tiến mạnh, vươn lên nắm thị phần và huy động lớn hơn; trong đó chủ yếu từ nỗ lực của khối ngân hàng tư nhân Việt.
Còn ở cho vay, khối các tổ chức tín dụng khác có gia tăng đáng kể thị phần. Dù vậy, sau chục năm, miếng bánh lớn hơn vẫn thuộc về khối ngân hàng quốc doanh.
Triển vọng đặt ra, thị phần cho vay của khối các tổ chức tín dụng khác có thể tiếp tục gia tăng và vượt qua khối ngân hàng quốc doanh.
Triển vọng đó gắn với cơ hội hiện nay. Trường hợp VietinBank nói trên đại diện cho khó khăn chung của khối ngân hàng quốc doanh hiện nay và trong tương lai gần: khó tăng vốn điều lệ (nội dung đã có nhiều phân tích thời gian qua).
Khó tăng vốn, tăng trưởng và quy mô cho vay có giới hạn, theo các yêu cầu cân đối các chỉ số an toàn hoạt động. Thị phần cho vay khối ngân hàng quốc doanh theo đó bị hạn chế nhất định.
Trong kinh doanh, khó khăn của doanh nghiệp hoặc của khối này là cơ hội cho doanh nghiệp hoặc khối khác. Đó là tự nhiên lạnh lùng của thị trường. Nhưng nắm bắt được cơ hội hay không còn tùy thuộc vào điều kiện nội tại.
Khối ngân hàng tư nhân Việt Nam trong chục năm qua đã trải qua nhiều thăng trầm. Một loạt thành viên rơi vào diện yếu kém và từng phải tái cơ cấu. Một số trường hợp lớn gặp khó khăn sau sáp nhập, hoặc nội bộ cổ đông lớn chưa thống nhất, dẫn tới chậm chân hoặc hẫng bước.
Nhưng dù vậy, đó cũng là chục năm khối ngân hàng tư nhân không ngừng gia tăng và lấn sân thị phần.
Nay, với cơ hội trên, với điều kiện thuận lợi hơn về mô hình, linh hoạt hơn trong các phương án tăng vốn điều lệ gắn với cơ cấu cổ đông không bị ràng buộc cơ chế tăng đầu tư như cổ đông nhà nước, khối ngân hàng tư nhân Việt Nam có thể nắm được và tiếp tục vươn thêm ở hai thị phần chính yếu đó.
Triển vọng này cũng trở nên đáng chú ý, khi mà nhiều thành viên trong khối ngân hàng tư nhân Việt Nam đã và đang tái cơ cấu có kết quả, theo cập nhật gần đây từ Ngân hàng Nhà nước cũng như trong thực tiễn hoạt động của họ.
*Dữ liệu thị phần từ báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước.
MINH ĐỨC
Theo bizlive.vn
Dầu khí Cửu Long (CCL) lấy tiền đâu chi cổ tức? Kể từ sau cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ngày 25/4/2019, giá cổ phiếu CCL của CTCP Đầu tư và phát triển đô thị dầu khí Cửu Long tăng phi mã từ vùng giá 3.000 đồng/cổ phiếu lên 9.600 đồng/cổ phiếu vào tháng 6. Động lực tăng giá chính là CCL quyết định sẽ chia cổ tức tiền mặt năm 2018 là...