TikToker Thanh Nhí: Bà nội từng đổ bệnh vì dân mạng tấn công
Trong chương trình ‘ Kính đa chiều’, TikToker Thanh Nhí có những trải lòng về áp lực khi làm nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội.
Thanh Nhí trải lòng về áp lực bị “người thương kẻ ghét” khi làm nhà sáng tạo nội dung. BTC
Chia sẻ trong chương trình, Thanh Nhí nói anh áp lực khi tham gia sáng tạo nội dung trên TikTok, dù tài khoản hiện tại có hơn 1 triệu lượt theo dõi. Nam khách mời nói công việc đòi hỏi sự sáng tạo để thu hút người xem. “Không phải ai cũng yêu mến tôi mà có người thương, kẻ ghét. Làm cho người khác thương thì rất khó, nhưng làm cho người ta ghét thì rất dễ”, anh cho hay.
Để nội dung video trở nên gần gũi với người xem, chàng trai xứ sen hồng còn nhận được sự hỗ trợ từ bà nội 69 tuổi. TikToker chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng bà nội không cần phải thay đổi gì mới mẻ hơn. Tôi vẫn giữ nét chất phác, mộc mạc, vẫn mặc áo bà ba, đi dép lào, là một bà cụ hay làm bánh, chứ không phải ăn mặc cao sang. Đó là cách mà tôi giữ cho bà”, khách mời Kính đa chiều cho biết.
Video đang HOT
Bên cạnh những lời động viên của người hâm mộ, Thanh Nhí còn phải đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều. Nhà sáng tạo nội dung này tiết lộ bản thân từng bị dư luận tấn công. Khi ấy, khách mời quê Đồng Tháp chọn cách chấp nhận. Vốn dĩ khi bắt đầu bước vào con đường trở thành một TikToker và có sức ảnh hưởng, Thanh Nhí cũng lường trước điều này và đã chuẩn bị tâm lý cho những tình huống xấu nhất.
Thanh Nhí tiết lộ bà nội từng đổ bệnh vì những “lời ra tiếng vào”. BTC
Nam khách mời bày tỏ: “Tính của tôi nếu sai thì sẽ xin lỗi, nếu tôi đúng thì tôi sẽ giải thích. Sai khi giải thích mà người khác không hiểu, có nghĩa họ cố tình không hiểu. Người ta không thích thì tôi giải thích cỡ nào cũng vậy. Tôi chỉ giải thích một hoặc hai lần cho xong câu chuyện và tôi im lặng”. Theo Thanh Nhí, khi đối diện với làn sóng tấn công cũng có điều may mắn vì một bộ phận cư dân mạng hiểu rõ câu chuyện sẽ chuyển từ công kích sang yêu thương.
Về phía bà nội của Thanh Nhí, dù không dùng điện thoại thông minh nhưng có lúc cũng nghe phong phanh về những thông tin không hay. Cụ thể trong một lần người em của Thanh Nhí đến nhà chơi đã bật clip cho bà xem. Sau đó, bà buồn và đổ bệnh.
Đạo diễn Lê Hoàng bày tỏ sự đồng cảm khi nghe câu chuyện của bà nội Thanh Nhí. Theo nam đạo diễn, có thể bà nội Thanh Nhí nghĩ rằng vì sao đến tuổi này, dù ở hiền gặp lành nhưng vẫn gặp phải những chuyện điều tiếng. Vì vậy, đạo diễn Lê Hoàng khuyên Thanh Nhí không nên cho bà biết những chuyện tiêu cực ấy, vì tiềm ẩn nguy hiểm và không tốt cho sức khỏe của người lớn tuổi.
'Sầu nữ' Hương Giang: Xấu hổ khi được gọi là 'nữ hoàng phòng trà'
Trong chương trình 'Kính đa chiều', 'sầu nữ' Hương Giang có dịp tiết lộ về cuộc sống của một ca sĩ chuyên biểu diễn tại các phòng trà.
Hương Giang nói đặc trưng của phòng trà là sự gần gũi giữa ca sĩ và khán giả. BTC
Theo Hương Giang, đặc trưng của âm nhạc phòng trà chính là không gian gần gũi. Cô cho rằng ca sĩ phòng trà có thể là một ngôi sao lớn nhưng cũng có thể là một người không quá nổi tiếng nhưng có lượng người hâm mộ nhất định. "Ca sĩ hát thật, ban nhạc thật, âm thanh thật, không gian thật và tình cảm giữa khán giả và ca sĩ cũng là thật. Đó là đặc trưng của phòng trà cho nên yêu cầu ca sĩ không cần phải diễn gì nhiều, chỉ cần họ là chính họ", cô chia sẻ.
Sau khi giành thành tích cao ở các cuộc thi, Hương Giang vẫn miệt mài cống hiến ở các phòng trà. Giải thích về lý do gắn bó, nữ khách mời chia sẻ cô thấy mình phù hợp với phòng trà - nơi giải ba Tiếng hát truyền hình TP.HCM năm 1997 có thể trải lòng, bộc lộ suy nghĩ cuộc sống mà ngày thường không thể thể hiện.
Theo Hương Giang, để ca sĩ đến với sân khấu phòng trà cần có 3 yếu tố. Ngoài vốn bài hát nhiều thì giọng ca cần phải chuẩn. "Không cần giọng hát nội lực hay giọng khỏe, chỉ cần ca sĩ hát đúng, không phô. Vì khoảng cách gần với khán giả và ban nhạc đơn giản, không thể che lấp đi giọng hát hay âm thanh lỗi. Do đó, nếu ca sĩ hát không chuẩn thì không thể che lấp những hạn chế trong giọng hát", "sầu nữ phòng trà" cho biết.
Ca sĩ Hương Giang chỉ dám nhận danh hiệu "sầu nữ phòng trà" thay vì "nữ hoàng phòng trà". BTC
Yếu tố thứ ba cũng là điều mà chính Hương Giang từng mắc phải - biểu cảm gương mặt khi hát. Cô cho rằng khi hát, ca sĩ phải thể hiện gương mặt thiện cảm, phải nở nụ cười liên tục. Ngoài ra, họ cũng không cần trò chuyện hay giao lưu với khán giả vì có thể ảnh hưởng đến thời gian biểu diễn của đồng nghiệp. "Nếu ca sĩ làm minishow riêng thì có thời gian để trò chuyện nhưng nếu ca sĩ đi hát mỗi đêm ba bài thì chỉ có khoảng 12 - 15 phút. Nếu ca sĩ hát và trò chuyện sẽ lấn giờ của người khác", ca sĩ Hương Giang chia sẻ.
Hương Giang kể có thời điểm cô chạy show nhiều đến mức chỉ kịp vuốt tóc bước lên sân khấu hát và xuống khoác áo để tiếp tục đến nơi diễn khác. Thậm chí có khi cô cũng không kịp khoác áo vì gấp gáp. Về trang phục, ca sĩ Hương Giang chia sẻ chỉ cần ăn mặc đơn giản, sang trọng, phù hợp với bài hát biểu diễn. Đó chính là các yếu tố đủ để ca sĩ biểu diễn trong các phòng trà.
Tuy được dành tặng danh xưng "nữ hoàng phòng trà" nhưng Hương Giang khiêm tốn và bày tỏ bản thân cảm thấy xấu hổ với danh hiệu này. Nữ khách mời bộc bạch: "Thật ra tôi chỉ là sầu nữ vì tôi hát nhạc buồn, còn "nữ hoàng" thì tôi không dám nhận. Vì vốn bài, số lượng ca khúc thuộc dòng nhạc phòng trà của tôi rất ít. Chẳng qua mỗi bài tôi xử lý và hát với cả tấm lòng nên khán giả thích nghe và nghĩ tôi là người rất rành hay lớn lên từ cái nôi nhạc này".
Sơn Hải: Bị khán giả đuổi khỏi sân khấu, dọa ném chai khi đang tấu hài Là khách mời trong chương trình 'Kính đa chiều', nghệ sĩ Sơn Hải bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm vui buồn thời tấu hài còn thịnh hành. Sơn Hải là gương mặt quen thuộc với khán giả qua các bộ phim truyền hình. Thời tấu hài thịnh hành, ông tham gia biểu diễn cùng nghệ sĩ Anh Vũ, Hoàng Sơn...BTC Diễn viên...