TikToker nổi tiếng dạy học sinh cách đối phó khi bị bắt bật cam học online, thầy giáo tâm lý phản ứng cực gắt
Theo nam giáo viên, đây là hành động không thể chấp nhận được.
Gần 2 năm qua, các ứng dụng học online trở nên phổ biến trong cộng đồng học sinh và giáo viên. Song việc phải thích nghi với cách học mới lại khiến học sinh kiếm thêm những trò mẹo lách luật với giáo viên. Đáng nói, đứng đằng sau nó lại là hàng loạt TikToker chỉ cách lách luật này, còn tự nhận đây chỉ là “mẹo vặt trong cuộc sống”.
Trong số đó có H.P.N – một TikToker sở hữu hơn 11,5 triệu lượt thích trên nền tảng này. Cô nàng từng chia sẻ một video dạy học sinh đối phó với giáo viên khi bị yêu cầu bật camera.
H.P.N đã giả vờ làm hỏng camera bằng cách dán băng dính. Khi đó màn hình sẽ tự nhiên bị mờ, nhòe đi khiến giáo viên không biết được người đối diện đang làm gì. Và tất nhiên, với trường hợp bất đắc dĩ này, cũng có rất ít giáo viên sẽ bắt học sinh phải thay đổi thiết bị để tiếp tục học tập.
Nữ TikToker dạy học sinh lách luật bằng cách dán băng dính vào camera
TikToker bức xúc trước hành động dạy học sinh cách né yêu cầu bật camera của giáo viên
Song “trò mèo” nay đã khiến 1 giáo viên bức xúc lên tiếng. Đó là TikToker Ngọc Bình – nam giáo viên chuyên chia sẻ những kiến thức liên quan đến tâm lý, phương pháp hướng nghiệp cho các bạn học sinh.
Có kinh nghiệm phân tích tâm lý các bạn học sinh, anh chàng cho hay không hiểu tại sao những content chỉ cách gian lận này vẫn trôi nổi trên mạng xã hội.
Ngọc Bình cho hay: “Mình không biết nên reaction những video này ra sao. Mình không biết các bạn đã học được điều gì và tại sao những clip này vẫn trôi nổi trên TikTok. Các bạn thực sự không hiểu được cảm giác của người dạy khi mà tương tác một mình trước máy tính, không ai bật camera thì cứ cảm giác như đang thuyết trình trong căn phòng rỗng.
Nhiều bạn comment ở dưới cũng rất ngộ: ‘Các bạn cứ bảo chị ý dạy hư. Chị ý chỉ share thôi chứ việc học hay không là do các bạn mà’. Nhưng trẻ con đi học liệu đã đủ nhận thức và trách nhiệm để hiểu ra điều đó.
Ở dưới cũng có một bạn biện luận rất buồn cười: “Nhưng có nhiều câu không trả lời được nên mới phải dùng cách này thôi”. Không biết có thể nói con không biết, sao phải phức tạp vậy? Đi học mà cứ nghĩ cách đối phó thì thực sự không biết các bạn sẽ học được cái gì nữa” .
H.P.N chuyên đăng tải những video bày cách gian lận thi cử
Nhiều người cũng đồng tình với ý kiến của thầy giáo tâm lý này. H.P.N vốn là cái tên gây tranh cãi trong cộng đồng TikToker, chuyên làm những video công nghệ dạy học sinh lách luật, gian lận thi cử.
Có một thời gian, nhiều TikToker đã lên án những video phản giáo dục của cô nàng. H.P.N đã lên tiếng xin lỗi song cũng chỉ là hứa suông, vẫn tiếp tục tạo ra những video phản cảm.
Một số bình luận góp ý bên dưới đoạn video:
- “Thầy mình nhiều khi còn sợ không ai nghe, cứ phải hỏi lại: ‘Các em có còn đang nghe nữa không, lên tiếng cho thầy biết mới’ . Trời nghe mà thấy thương lắm”.
- “Em rất đồng tình với ý kiến của anh. Học thì cho nó tử tế, còn không thì nói thẳng là không học. Phải biết tôn trọng công sức giáo viên bỏ ra chứ ai lại thế này”.
- “Theo mình việc tắt camera chỉ đúng một phần. Vì đôi lúc có người nhà đi qua đi lại hoặc khi học phải sửa soạn rất mất công. Nhưng theo ý TikToker H.P.N thì rõ ràng đang dạy hư học sinh rồi”.
Phụ huynh xôn xao trước tình huống cô giáo yêu cầu 'đọc thông, viết thạo' trước khi vào lớp 1
Nhiều phụ huynh cho rằng yêu cầu này là vô lý, nếu học sinh đọc thông, viết thạo trước khi vào lớp 1 thì... cần gì học lớp 1.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều địa phương đã quyết định cho học sinh học online khi bắt đầu năm học mới, trong đó có Hà Nội và TP.HCM.
Tuy nhiên, đối tượng học sinh lớp 1 sẽ gặp nhiều khó khăn với phương pháp học tập này. Bởi lẽ các em nhỏ như tờ giấy trắng, việc học viết chữ và tập đọc qua trực tuyến sẽ gặp nhiều hạn chế. Chính vì vậy, trước khi năm học mới bắt đầu, nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án giải pháp riêng đối với học sinh lớp 1.
Thế nhưng, gần đây một người thuộc gia đình phụ huynh đã bức xúc khi cô giáo chủ nhiệm lớp 1 yêu cầu các con phải học "cấp tốc" tiền lớp 1 để làm sao vào năm học mới các con biết đọc, biết viết.
Bài viết của nữ phụ huynh gây xôn xao
Cụ thể, người này cho biết: "Năm nay, cháu mình vào lớp 1. Cô giáo ở trường bảo bố mẹ cháu là vào lớp 1 phải đọc viết thành thạo rồi, nên cho con học lớp tiền tiểu học.
Giờ sắp khai giảng, cô nói phải đẩy nhanh tiến độ nên tuần học 7 buổi. Mà bố mẹ bé đi làm cả ngày, dì ở nhà kèm cháu học,mình cũng thấy hơi vô lý.
Giờ tối học online thêm, ngày làm bài tập về nhà. Mà cháu em có vẻ nó bị quá tải chán học quá rồi. Bố mẹ nó thì sợ không cho học thì không bằng bạn bè. Mọi người có con học lớp 1 có cho con học vậy không ạ?".
Bài viết thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh
Tình huống trên ngay lập tức thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 năm nay. Ai cũng cho rằng yêu cầu của cô giáo là vô lý bởi lẽ học trực tuyến là giải pháp tình thế.
Hơn nữa chuẩn đầu ra của học sinh lớp 1 cũng chỉ là đọc thông, viết thạo. Nếu yêu cầu các con đọc thông viết thạo vẫn rồi thì cần gì học lớp 1.
Đó là chưa kể lâu nay, việc cho con học tiền lớp 1 vẫn được các chuyên gia khuyến cáo là không nên vì khiến các con thiếu tập trung cũng như học không hiệu quả, dẫn đến sự chủ quan, con không còn hứng thú với bài học trên lớp.
Theo xác minh của PV Infonet thì cô giáo yêu cầu vào lớp 1 phải đọc viết thành thạo là một giáo viên trên địa bàn Hà Nội.
Ảnh minh họa
Liên quan đến việc cô giáo yêu cầu con phải đọc thông, viết thạo trước khi vào lớp 1, bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) trao đổi với Infonet rằng: "Không có hướng dẫn nào yêu cầu phụ huynh phải cho con học tiền lớp 1 cũng như phải đọc thông, viết thạo trước khi vào lớp 1.
Đọc, viết là những hoạt động trong năm học với học sinh lớp 1, làm sao khi hết lớp 1 các con đáp ứng yêu cầu đọc thông, viết thạo là được.
Việc học tiền lớp 1 lâu nay cũng được khuyến cáo không nên, vậy nên nếu cô giáo yêu cầu phụ huynh như thế là chưa đúng".
Theo bà Hằng, năm học này học sinh bắt đầu bằng hình thức trực tuyến nhưng riêng học sinh lớp 1 thì tiến hành theo phương châm hướng dẫn học sinh là chủ yếu, cho các con làm quen với giáo viên.
"Thời kỳ đầu, chủ yếu cho các con làm quen với chương trình, những nội dung cơ bản của chương trình dưới sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh và giáo viên.
Khi các con quay lại trường nhà trường sẽ dạy lại các bài học, đặc biệt là các tiết tập viết phải dạy lại hết vì làm quen với toán và tập đọc thì có thể thực hiện được bằng hình thức trực tuyến nhưng tập viết các cô phải cầm tay, hướng dẫn.
Tôi nhắc lại, với học sinh lớp 1 chỉ mới là hướng dẫn theo hình thức trực tuyến chứ chưa hoàn toàn là dạy chính thức", bà Hằng nói.
Ở một diễn biến khác, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 với giáo dục tiểu học, bàn về nội dung dạy học trực tuyến trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội, cô Đỗ Thị Mai - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Yên (quận Cầu Giấy) khẳng định, nhà trường đã sẵn sàng các phương án dạy học thích ứng với diễn biến của dịch, kể cả phương án dạy học trực tuyến với học sinh lớp 1.
Học sinh lớp 2 đến lớp 5 đã cơ bản quen với hình thức học trực tuyến nên không gặp nhiều khó khăn.
"Để tháo gỡ khó khăn với học sinh lớp 1, nhà trường dự kiến tổ chức họp phụ huynh vào ngày 28/8 để xác định thời gian học tập phù hợp và các biện pháp cần hỗ trợ học sinh. Chủ trương của nhà trường là dành thời gian đầu năm học để học sinh làm quen cách tương tác với thầy cô và bạn bè qua thiết bị điện tử, sau đó triển khai dạy tập đọc, làm toán; việc dạy tập viết sẽ triển khai sau", cô Mai nói.
Gen Z kêu trời khi mãi không được đi học lại Vì tình hình dịch phức tạp, học sinh trên khắp tỉnh thành đã phải chuyển sang học online. Điều này diễn ra một thời gian dài khiến các bạn không khỏi bồi hồi, nhớ nhung những kỷ niệm thân thương ở trường lớp. Bữa ăn ở canteen được một tài khoản chia sẻ. (Ảnh: FB T.N.T) Gần đây, trên khắp các diễn đàn,...