TikTok tiếp tục bị từ chối tại Mỹ
Reuters ngày 13.12 đưa tin tòa phúc thẩm Đặc khu Columbia (Mỹ) đã bác bỏ đề nghị của TikTok liên quan đạo luật yêu cầu Công ty ByteDance ( Trung Quốc) bán lại TikTok, hoặc ứng dụng video ngắn trên sẽ bị cấm tại Mỹ vào tháng tới.
TikTok đã yêu cầu tòa phúc thẩm hoãn thời gian thi hành đạo luật nhưng bất thành và cho biết sẽ đưa vụ việc lên Tòa án Tối cao Mỹ. Luật quy định ByteDance sẽ có hạn chót đến ngày 19.1.2025 để thoái vốn khỏi chi nhánh TikTok ở Mỹ.
Văn phòng của Tiktok ở bang California, Mỹ. ẢNH: REUTERS
Chính phủ Mỹ từ lâu nhấn mạnh việc TikTok nằm dưới quyền sở hữu của công ty Trung Quốc gây rủi ro an ninh quốc gia khi có thể truy cập vào dữ liệu người dùng. Cùng ngày 13.12, Ủy ban Hạ viện Mỹ về các vấn đề Trung Quốc đã yêu cầu lãnh đạo 2 công ty công nghệ Mỹ gồm Apple và Alphabet cần sẵn sàng để xóa TikTok khỏi cửa hàng ứng dụng tại Mỹ.
Quan điểm của ông Trump về TikTok
Trong cuộc phỏng vấn NBC News vào ngày 9.12, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cũng nêu quan điểm về việc tòa phúc thẩm liên bang Mỹ tuần trước giữ nguyên hiệu lực của luật yêu cầu công ty ByteDance của Trung Quốc thoái vốn khỏi mạng xã hội TikTok trước năm 2025 hoặc TikTok sẽ bị cấm tại Mỹ.
Ông Trump mềm mỏng hơn với TikTok, nêu điều kiện để Mỹ ở lại NATO
Nhà lãnh đạo nói sẽ tìm cách bảo vệ TikTok để các công ty khác không trở nên độc quyền. Ông Trump cho biết đã sử dụng TikTok rất thành công trong chiến dịch tranh cử, giành được sự ủng hộ của giới trẻ với cách biệt 30% so với đối thủ. Theo kiểm chứng của NBC News, ông Trump tuy giành được sự ủng hộ của người dưới 30 tuổi nhiều nhất trong số các ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa từ năm 2008 nhưng trong nhóm cử tri từ 18-29 tuổi, ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris có 54% sự ủng hộ còn ông Trump chỉ có 43%.
“Tôi dùng TikTok nên tôi không thể hoàn toàn ghét nó. Nó rất hiệu quả. Nhưng tôi sẽ nói thế này, nếu bạn làm điều đó (cấm TikTok), một thứ khác sẽ xuất hiện và chiếm lấy vị trí đó và có lẽ điều đó không công bằng. Họ có quyền cấm nó nếu có thể chứng minh rằng các công ty Trung Quốc sở hữu nó. Đó là điều thẩm phán đã nói”, ông Trump nói.
ByteDance và TikTok tìm cách chặn lệnh cấm tại Mỹ
Ngày 9/12, ByteDance, công ty mẹ của Tiktok đã gửi đơn khẩn cấp lên Tòa phúc thẩm tại Quận Columbia (Mỹ) yêu cầu tòa án tạm hoãn thi hành một đạo luật có thể buộc công ty thoái vốn khỏi TikTok tại Mỹ trước ngày 19/1/2025.
Biểu tượng TikTok trên màn hình điện thoại. Ảnh: AFP/TTXVN
Nếu không tuân thủ việc thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance, TikTok có thể bị cấm hoàn toàn trên đất Mỹ, đặt ra rủi ro lớn về tài chính và ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp dựa vào nền tảng này.
ByteDance trong đơn nhấn mạnh rằng lệnh cấm sẽ ảnh hưởng đến hơn 170 triệu người dùng TikTok hàng tháng tại Mỹ. Trong đơn, các luật sư của TikTok lập luận rằng việc ngừng hoạt động nền tảng sẽ làm suy giảm giá trị công ty mẹ ByteDance và ảnh hưởng tiêu cực đến hàng trăm doanh nghiệp Mỹ sử dụng TikTok để thúc đẩy doanh thu.
TikTok yêu cầu tòa án ra phán quyết trước ngày 16/12. Nếu không có lệnh tạm dừng, luật sẽ được thực thi vào ngày 19/1 tới, ngay trước lễ nhậm chức tổng thống của ông Trump, làm tăng thêm sự không chắc chắn về tương lai của ứng dụng tại Mỹ.
Tổng thống đắc cử Donald Trump, người sẽ nhậm chức ngày 20/1, từng thất bại trong nỗ lực cấm TikTok vào năm 2020. Tuy nhiên, trong chiến dịch tranh cử tổng thống hồi tháng 11 vừa qua, ông Trump đã tuyên bố rằng ông không ủng hộ lệnh cấm nền tảng này.
Ông Mike Waltz, Cố vấn An ninh quốc gia sắp tới của ông Trump, cho biết: "Tổng thống muốn cứu TikTok, nhưng cũng cần bảo vệ dữ liệu của người dân Mỹ". Điều này cho thấy khả năng cao ông Trump sẽ đảo ngược lệnh cấm TikTok nếu ông nhậm chức kịp thời, mang lại hy vọng cho ByteDance trong việc duy trì hoạt động tại Mỹ.
Luật cấm TikTok được thông qua nhằm ngăn chặn các ứng dụng thuộc sở hữu nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc, thu thập dữ liệu của người Mỹ. Nếu TikTok bị cấm, các dịch vụ bảo trì và cập nhật từ hàng trăm nhà cung cấp tại Mỹ cũng sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng đến cả người dùng toàn cầu.
TikTok đã thuê luật sư kỳ cựu Noel Francisco, người từng là Tổng chưởng lý Mỹ dưới nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump, để đại diện trong vụ kiện này. Francisco từng bảo vệ thành công lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump đối với người từ sáu quốc gia Hồi giáo, và sự tham gia của ông được kỳ vọng sẽ mang lại lợi thế pháp lý cho ByteDance trong cuộc chiến pháp lý cam go.
Với thời gian chỉ còn sáu tuần trước khi luật có hiệu lực, mọi ánh mắt đang đổ dồn vào quyết định của Tòa Phúc thẩm và khả năng Tòa án Tối cao sẽ tiếp nhận vụ kiện này. Bộ Tư pháp Mỹ cũng đề nghị tòa phúc thẩm bác bỏ yêu cầu của ByteDance để đảm bảo tiến trình được giải quyết nhanh chóng.
Trước đó vào ngày 6/12, hội đồng ba thẩm phán của tòa phúc thẩm đã duy trì luật yêu cầu ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok tại Mỹ vào đầu năm sau hoặc phải đối mặt với lệnh cấm chỉ sau sáu tuần.
Nếu lệnh cấm được áp dụng, TikTok không chỉ phải đối mặt với thiệt hại tài chính mà còn tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho các ứng dụng thuộc sở hữu nước ngoài khác tại Mỹ. Ngược lại, nếu chính quyền Tổng thống đắc cử Trump can thiệp kịp thời, TikTok có thể thoát khỏi nguy cơ bị xóa sổ, mở đường cho việc tái định hình chính sách công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
TikTok tiếp tục gặp rắc rối ở Mỹ Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) ngày 2/8 đã đệ đơn kiện dân sự chung đối TikTok - ứng dụng chia sẻ video ngắn của công ty ByteDance (Trung Quốc). Biểu tượng Tiktok tại văn phòng ở Culver City, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Cụ thể, TikTok bị kiện vì đã thu thập dữ liệu cá...