TikTok ra hướng dẫn về bầu cử Mỹ
TikTok đưa các hướng dẫn về bầu cử Mỹ vào ứng dụng nhằm giúp người dùng tiếp cận các thông tin đúng về cuộc bầu cử năm nay.
Trước TikTok, Facebook, Twitter, YouTube và các ứng dụng Internet khác đều nỗ lực cung cấp cho người dùng những tin tức đáng tin cậy và tránh bị lợi dụng để đưa ra các thông tin sai lệch đối với cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay. Hướng dẫn của TikTok cung cấp đường dẫn đến các trang đăng ký thông tin cử tri và truy cập thông tin bầu cử từ các nguồn tin cậy như Hiệp hội Thư ký Quốc gia và BallotReady.
“Mục tiêu của chúng tôi là giữ cho TikTok trở thành nơi mà nội dung xác thực phát triển mạnh và hướng dẫn bầu cử của chúng tôi phản ánh những nỗ lực không ngừng nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của nền tảng của chúng tôi và các cuộc bầu cử ở Mỹ”, quản lý chính sách công của TikTok tại Mỹ, Michael Beckerman đăng trên blog.
Logo của ứng dụng video Trung Quốc TikTok bên ngoài văn phòng của công ty tại California, Mỹ hồi tháng 8. Ảnh: AFP.
Theo ông Beckerman, hướng dẫn có thể được truy cập từ trang Khám phá trong ứng dụng TikTok và sẽ xuất hiện các kết quả tìm kiếm liên quan đến bầu cử. Hướng dẫn cũng sẽ được liên kết ở cuối các video liên quan bầu cử hoặc trên các tài khoản chính trị đã được xác minh.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành Alex Niemczewski của BallotReady cho biết “Trên TikTok, chúng tôi đang thấy cách mọi người, đặc biệt là những cử tri trẻ, hứng thú với các vấn đề quan trọng và sẵn sàng nói lên tiếng nói của họ”. “Các cử tri trẻ hơn thường không nhận thức hết mọi thứ sẽ xuất hiện trên lá phiếu của họ, và chúng tôi tin rằng TikTok có thể giúp họ bỏ phiếu thành công”, ông Niemczewski nói thêm.
Thẩm phán Tòa án Liên bang Quận Columbia Carl Nicholas hôm 27/9 đã ra phán quyết tạm thời dừng lệnh cấm tải xuống theo yêu cầu của TikTok, đồng nghĩa TikTok có thể hoạt động mà không bị gián đoạn ít nhất cho đến khi diễn ra phiên tòa đầy đủ, liên quan lệnh cấm TikTok do chính quyền Tổng thống Trump áp đặt.
TikTok gần đây đã xúc tiến một thỏa thuận nhằm giúp ứng dụng này tiếp tục được hoạt động tại Mỹ, sau khi Trump hồi tháng 8 ký các sắc lệnh hành pháp buộc ByteDance phải bán lại cổ phần cho một công ty Mỹ, nếu không sẽ phải ngừng hoạt động. Nhà Trắng cáo buộc sự hiện diện của ứng dụng tại Mỹ là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Ông Trump cho biết thỏa thuận giữa TikTok với hai công ty Mỹ gồm hãng công nghệ Oracle và chuỗi siêu thị bán lẻ Walmart đang được xúc tiến. Theo đó, hai công ty sẽ mua lại tổng cộng 20% cổ phần của một công ty mới mang tên TikTok Global, đặt trụ sở tại Mỹ. Tuy nhiên, Trump hôm 21/9 tuyên bố sẽ không chấp nhận thỏa thuận nếu ByteDance vẫn duy trì quyền kiểm soát TikTok tại Mỹ.
ByteDance chưa hoàn tất thỏa thuận với Oracle và Walmart do chưa thống nhất được về các điều khoản phân chia cổ phần, cũng như ai sẽ kiểm soát dữ liệu và thuật toán của TikTok.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trước đó khẳng định lập luận của Washington về an ninh quốc gia để “đàn áp các công ty Trung Quốc” là “không có căn cứ”, nhấn mạnh doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh theo quy tắc quốc tế và luật pháp Mỹ.
Giáo hoàng hủy gặp Ngoại trưởng Mỹ
Giáo hoàng Francis không gặp Ngoại trưởng Pompeo khi ông này tới thăm Rome, do lo ngại động thái có thể tác động đến bầu cử Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dự kiến tới Vatican tuần này để bày tỏ phản đối việc gia hạn một thỏa thuận hai năm được Vatican và Trung Quốc ký năm 2018. Pompeo sẽ thảo luận với các quan chức cấp cao phụ trách đối ngoại của Vatican, nhưng Giáo hoàng Francis sẽ không gặp Ngoại trưởng Mỹ.
Báo Italy La Rebubblica hôm 27/9 dẫn nguồn tin từ Tòa thánh nói rằng cuộc gặp dự kiến của Giáo hoàng Francis với Ngoại trưởng Mỹ Pompeo bị hủy, vì giáo hoàng cho rằng cuộc gặp có thể bị coi là dấu hiệu ủng hộ chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tuy nhiên, theo Jose Miguel Encarnacao, một nhà bình luận về các vấn đề tôn giáo ở Macau, việc chính quyền Trump chỉ trích thỏa thuận mới đây giữa Vatican và Trung Quốc có thể là yếu tố dẫn đến việc hủy cuộc gặp.
Giáo hoàng Francis (trái) bắt tay Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ở Vatican, tháng 10/2019. Ảnh: Vatican Media.
Thỏa thuận giữa Tòa thánh với Bắc Kinh chưa được công khai chi tiết, song cho phép Vatican có tiếng nói đối với quyết định bổ nhiệm giám mục Công giáo ở Trung Quốc. Kể từ khi thỏa thuận được ký kết cách đây hai năm, hai giám mục mới đã được bổ nhiệm ở Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh tham khảo ý kiến của Vatican.
Dẫn cáo buộc Trung Quốc đưa khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các cơ sở mà Mỹ gọi là "trại tập trung", Pompeo cho rằng Giáo hội Công giáo sẽ "gặp nguy hiểm" nếu gia hạn thỏa thuận với Bắc Kinh. Trung Quốc bác cáo buộc này, khẳng định các cơ sở đó là "trung tâm đào tạo nghề" và họ đang phản ứng hợp pháp với mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 6 ký ban hành Đạo luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, trong đó kêu gọi trừng phạt những người chịu trách nhiệm "giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương", gồm Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc.
Hạ viện Mỹ hôm 22/9 thông qua dự luật hạn chế hàng nhập khẩu từ Tân Cương do nghi ngờ về tình trạng "lao động cưỡng bức" tại đây. Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) hôm 14/9 cũng công bố hạn chế mới đối với các sản phẩm bông và quần áo từ Tân Cương do lo ngại "lao động cưỡng bức".
Trung Quốc gọi các động thái của Mỹ về Tân Cương là "can thiệp thô bạo" vào vấn đề nội bộ của nước này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết các báo cáo về lao động cưỡng bức ở Tân Cương là "tin đồn thất thiệt do một số người ở Mỹ và phương Tây đưa ra". Bắc Kinh cũng công bố sách trắng về Tân Cương, ca ngợi thành công của các chương trình dạy nghề và việc làm ở khu tự trị này.
Giáo hoàng cảnh báo Covid-19 bị lợi dụng vì chính trị Giáo hoàng Francis: Buôn chuyện 'tệ hơn Covid-19' Vatican nối lại buổi tiếp kiến chung của Giáo hoàng Giáo hoàng: Không thể ưu tiên vaccine Covid-19 cho người giàu
Trung Quốc lo Trump mở trận chiến mới trước thềm bầu cử Đòn công kích Trump nhằm vào Trung Quốc ban đầu chỉ ở lĩnh vực thương mại, nhưng đã lan sang nhiều "mặt trận" khác, khi bầu cử Mỹ cận kề. Trong bối cảnh cuộc bầu cử Mỹ đang tới gần và triển vọng tái đắc cử của Trump chưa rõ ràng, các học giả có ảnh hưởng ở Trung Quốc ngày càng lo...