Tiktok dung dưỡng hàng trăm trào lưu độc hại
Các clip 15 giây hài hước trên TikTok thu hút hàng triệu người trẻ song cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm khi cổ xúy loạt trào lưu độc hại.
“Nếu thực sự muốn có bạn trai, tất cả điều bạn phải làm là truy cập vào WriteAPrisoner.com. Bạn có thể tìm một tù nhân và trở thành bạn thân với người đó”.
Amaya – TikToker 17 tuổi, người Mỹ – nói trong đoạn video hưởng ứng trào lưu Write a Prisoner (tạm dịch: viết thư cho tù nhân) đang lan truyền trên TikTok.
Trong clip đăng tải, cô khoe bức ảnh của “bạn thân” tên Gavon – tù nhân 19 tuổi bị kết án chung thân vì tội giết người, cướp bóc, bắt cóc và lạm dụng xác chết. “Tôi đã tìm thấy Gavon. Anh ấy đã giết ai đó, nhưng anh thật dễ thương”, Amaya chú thích.
Theo Daily Dot, Write a Prisoner xuất hiện trên TikTok từ tháng 1 và hiện thu hút hơn 85 triệu lượt xem.
Dân mạng tham gia trào lưu được khuyến khích truy cập vào trang web, nơi họ có thể kết nối với những người đang bị giam giữ ở Mỹ hoặc một nhóm nhỏ tù nhân quốc tế. Hình thức liên lạc có thể lựa chọn là gọi video, gửi email hoặc trao đổi thư từ.
Nhiều TikToker hào hứng khoe các bức thư, bài thơ và danh sách bài hát mà họ gửi cho “bạn thân” đang ngồi sau song sắt.
Đây chỉ là một trong những trào lưu được đánh giá là kỳ quặc, điên rồ đang lan truyền trên TikTok. Theo nhà phân tích mạng xã hội Jo Phillips ở Lacombe (Canada), hàng trăm xu hướng nguy hiểm hiện tồn tại trên nền tảng chia sẻ video này.
Đáng lo ngại hơn, 60% người dùng của TikTok ở độ tuổi 16-24. Bất chấp hàng loạt cảnh báo, không ít thanh thiếu niên tham gia các thử thách mạo hiểm để có nhiều lượt xem.
Trào lưu Write a Prisoner trên TikTok khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu. Ảnh: Daily Dot.
Hiểm họa chết chóc
Tuần trước, một thiếu nữ 15 tuổi ở thành phố Oklahoma (Mỹ) chết do dùng quá liều thuốc dị ứng Benadryl, KFOR – chi nhánh của đài NBC – đưa tin. Cô bé là nạn nhân của trào lưu The Benadryl Challenge (tạm dịch: thử thách Benadryl) trên ứng dụng TikTok.
Thử thách này khuyến khích người tham gia uống nhiều thuốc dị ứng để có ảo giác. Đây cũng là nguyên nhân khiến 3 thanh thiếu niên ở thành phố Fort Worth (bang Texas) nhập viện trong tình trạng nhịp tim rối loạn, bất tỉnh vào tháng 5 vừa qua.
Cuối tháng 3, Ke’Avion, thiếu niên ở Arkansas (Mỹ), phải nhập viện trong tình trạng chấn thương sọ não vì Skull Breaker Challenge (tạm dịch: thử thách kẻ phá huỷ hộp sọ). Xuất hiện đầu tiên trên TikTok, thử thách gồm 3 người tham gia, trong đó cá nhân ở giữa nhảy lên không trung rồi 2 thành viên còn lại hất chân của người đó khiến họ ngã ngửa ra phía sau.
Hồi tháng 2, một nữ sinh 16 tuổi ở Brazil qua đời sau khi tham gia Skull Breaker Challenge. Hàng loạt trường hợp thanh thiếu niên nhập viện trong tình trạng gãy xương, tổn thương vùng đầu… cũng được ghi nhận.
Trước hàng loạt sự việc đáng tiếc xảy ra do The Benadryl Challenge hay Skull Breaker Challenge, nhà chức trách tại nhiều quốc gia đã lên tiếng cảnh báo các bậc phụ huynh nên giám sát con cái khi sử dụng mạng xã hội TikTok để chúng không tham gia loạt thử thách nguy hiểm.
Thử thách The Benadryl Challenge khuyến khích người tham gia uống nhiều thuốc dị ứng để có ảo giác. Ảnh: Anastasiia Korotkova.
Theo Distractify, hàng loạt thử thách nguy hiểm khác cũng đang lan truyền trên TikTok, đặc biệt thu hút các nhóm thanh thiếu niên tham gia.
Với Concussion Challenge (tạm dịch: thử thách chấn động), đám đông tham gia đứng thành vòng tròn và đồng loạt cúi đầu xuống. Một đồ vật sau đó được ném lên không trung và không người nào được phép di chuyển cho đến khi nó rơi trúng ai đó. Vật thể được chọn để ném có thể là quả bóng nhỏ cho đến các đồ lớn hơn như xe đạp.
Penny Challenge (tạm dịch: thử thách đồng xu) khuyến khích người dùng cắm hờ sạc điện thoại vào ổ điện, sau đó thả đồng xu vào khe hở để tạo ra tia lửa. Trào lưu này nhận về nhiều chỉ trích vì có thể dẫn đến hỏa hoạn, gây nguy hiểm cho tính mạng của hàng trăm người.
Cereal Challenge (tạm dịch: thử thách ngũ cốc) cũng được đánh giá là trào lưu điên rồ khi sử dụng miệng của người tham gia như một bát ngũ cốc. Thử thách có thể gây tình trạng nghẹt thở, đặc biệt khi họ bắt đầu cười.
Dù được cảnh báo là hết sức nguy hiểm, hàng triệu người dùng TikTok vẫn tham gia Bright Eye Challenge (tạm dịch: thử thách sáng mắt). Người dùng mạng cần trộn thuốc tẩy, nước rửa tay, sữa ong chúa và kem cạo râu vào một chiếc túi. Sau đó, hỗn hợp chết người này được áp vào nhãn cầu của họ trong suốt một phút.
Thử thách được rêu rao có thể giúp mọi người sáng mắt hơn, nhưng thực tế nó không hề hiệu quả.
Ổ điện cháy đen sau khi người dùng TikTok tham gia thử thách đồng xu. Ảnh: Starla Dawn.
Không chỉ dung dưỡng nhiều thử thách độc hại, Tiktok còn là nơi khởi nguồn, lan truyền nhiều nội dung gây khó chịu.
Cuối tháng 8 vừa qua, trào lưu “vạch áo khoe ngực” xuất hiện trên TikTok nhận nhiều ý kiến chỉ trích vì dung tục, phản cảm. Trước đó, trào lưu quay clip “đóng giả làm nạn nhân của thảm họa diệt chủng Holocaust” cũng khiến cộng đồng mạng thế giới phẫn nộ.
Hay gần đây, trong hàng loạt đoạn video, TikToker khuyến khích người xem làm theo những “beauty hacks” (tạm dịch: mẹo làm đẹp). Các clip hướng dẫn từ cạo nốt ruồi, làm mặt nạ thiên nhiên đến tẩy trắng răng tại nhà hút hàng trăm triệu lượt xem.
Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc Hiệp hội Bác sĩ Da liễu Anh, Hiệp hội Nha khoa Anh và Tổ chức Da liễu Anh đều đưa ra lời cảnh báo các biện pháp chưa được kiểm chứng trên có thể để lại di chứng lâu dài cho sức khỏe.
TikTok không thể bảo vệ người dùng
Theo Techcrunch, các clip 15 giây hài hước trên TikTok thu hút hàng triệu thanh thiếu niên song cũng ẩn chứa nhiều mặt tối như đầy rẫy kẻ săn mồi trẻ em, thuật toán phức tạp, hình ảnh nhạy cảm và tình trạng người trẻ bắt nạt, quấy rối lẫn nhau.
Các bậc phụ huynh hoặc chính người dùng có thể đặt tài khoản TikTok ở chế độ riêng tư, tắt bình luận, ngăn tải xuống, chặn comment hay hạn chế nhận tin nhắn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là trẻ em dưới 13 tuổi đang đăng nhập vào nền tảng này mà không có sự đồng ý của cha mẹ.
Vấn đề nghiêm trọng hơn là TikTok không thể bắt kịp các yêu cầu gỡ xuống video bẩn, lọc nội dung độc hại hay xử lý các vấn đề về bảo mật, quyền riêng tư.
Ví như trong trường hợp Skull Breaker Challenge, TikTok cam kết dọn sạch clip vi phạm khỏi nền tảng. Song rốt cuộc, ứng dụng chỉ loại bỏ các đoạn video có sử dụng hashtag, gắn cờ liên quan đến thử thách. Những clip không gắn thẻ vẫn tồn tại, thậm chí thu hút hàng triệu lượt xem.
TikTok tỏ ra bất lực trong việc kiểm soát các nội dung độc hại trên nền tảng của mình. Ảnh: Getty.
Trong bối cảnh TikTok chưa thể kiểm soát nội dung độc hại trên nền tảng của mình, Rick Floyd, chuyên viên bảo mật thông tin, khuyến cáo người dùng nên tự bảo vệ mình.
Ông nói: “Những video có nội dung xấu như khiêu dâm, độc hại, nguy hiểm cần được báo cáo để xử lý kịp thời. Đặc biệt, các bậc phụ huynh có con nhỏ sử dụng TikTok nên biết rõ về ứng dụng này. Các vấn đề về bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân cũng cần được xem xét, cân nhắc trước khi sử dụng”.
Sau cái chết thương tâm của thiếu nữ 15 tuổi vì The Benadyl Challenge vào tuần trước, Scott Schaeffer – Giám đốc Trung tâm Thông tin về Thuốc và Chất độc Oklahoma (Mỹ) – khuyên các bậc phụ huynh nên dành thời gian để cảnh báo con cái về sự nguy hiểm của những thử thách tương tự trên mạng xã hội.
“Cha mẹ cần biết con cái họ đang làm gì trên các nền tảng như TikTok. Trẻ em nên được hướng dẫn để biết hoài nghi về những gì chúng nhìn thấy trên mạng và tuyệt đối không thử bất cứ thử thách nguy hiểm nào”, ông nói.
Joanne Orlando – nhà nghiên cứu về trẻ em và công nghệ thuộc Đại học Western Sydney, Australia – khuyến cáo một số cách phụ huynh có thể giữ an toàn cho con cái khi sử dụng TikTok.
- Sử dụng cài đặt bảo mật để giới hạn lượng thông tin mà con chia sẻ.
- Nếu con tạo clip, cha mẹ cần đảm bảo đoạn video được xem xét trước khi tải lên để không chứa nội dung gây hiểu nhầm hoặc tiêu cực.
- Nếu trẻ em dưới 13 tuổi muốn dùng ứng dụng, người lớn cần lưu ý đến phần dành riêng cho nhóm tuổi này, bao gồm các tính năng bổ sung về quyền riêng tư và an toàn.
- Lưu ý về việc thu thập dữ liệu của TikTok. Cha mẹ nên giúp con biết mình đang chia sẻ những gì và tác động đối với chúng.
Con nhỏ nghịch thang cuốn nguy hiểm mà mẹ còn hào hứng khoe chiến tích "giúp mọi người nâng cao sức khỏe", bị nhắc thì ra sức cãi cùn gây bức xúc
Cậu bé này đùa nghịch ở thang máy không chỉ nguy hiểm mà còn gây ảnh hưởng tới mọi người trong trung tâm thương mại. Tuy nhiên, người mẹ lại hào hứng khoe chiến tích lên Tiktok.
Thang cuốn rất tiện lợi cho mọi người khi di chuyển từ tầng này tới tầng khác mà không tốn sức. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít những trường hợp đáng tiếc xảy ra, đặc biệt với trẻ nhỏ do còn thiếu kĩ năng, hiếu động...
Dù thế nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa nâng cao cảnh giác, vô tư để các bé đùa nghịch quanh khu vực bậc lên/ xuống của thang. Thậm chí, họ còn cho đây là trò vui và thoải mái quay lại clip khoe lên MXH khiến ai nấy ngán ngẩm.
Cậu bé nghịch thang cuốn nhưng người mẹ lại không nhắc nhở, còn quay clip khoe chiến tích.
Mọi người xung quanh tưởng thang máy bị dừng nên đành đi bộ.
Cụ thể, mới đây trên Tiktok một tài khoản có tên S.R đã chia sẻ đoạn video cậu bé đang tuổi lững chững tập đi chạy nhảy, vui đùa xung quanh khu vực xuống của thang cuốn. Cậu nhóc này còn táy máy bấm nút đỏ (dừng khẩn cấp) khiến thang bị dừng.
Nút dừng khẩn cấp ở thang cuốn chỉ sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp. (Ảnh minh họa)
Nút "Dừng khẩn cấp" được đặt ở đầu hoặc cuối thang cuốn và ở phải tay vịn. Chúng luôn có màu đỏ nổi bật.
Trong trường hợp có người bị kẹt thì nút dừng khẩn cấp này sẽ tránh những tai nạn nghiêm trọng.
Sau đó, mọi người xung quanh đi tới khá bối rối vì tưởng thang cuốn không hoạt động. Họ ngó trước nhìn sau cuối cùng đành tự đi bộ trên thang cuốn.
Mọi người xung quanh tưởng thang không hoạt động nên đắn đo một hồi rồi đành đi bộ.
Chứng kiến cảnh tượng này, người mẹ còn hào hứng khoe chiến tích rằng con trai mình đang giúp đỡ mọi người nâng cao sức khỏe. Người này viết: "S.R góp phần cho mọi người thể dục nâng cao sức khỏe mùa Covid".
Cậu bé được mẹ cho đùa nghịch bên thang cuốn.
Đương nhiên, ngay sau khi đăng tải đoạn clip này đã gặp phải những ý kiến trái chiều. Đa phần cư dân mạng đều cho rằng hành động của cậu bé này không chỉ gây phiền toái tới mọi người xung quanh mà còn tiềm ẩn nguy cơ cho chính bản thân bé.
Trong lúc người mẹ mải cầm điện thoại quay clip, cậu bé có thể lỡ tay, sảy chân và bị ngã, bị kẹt thang cuốn như chơi.
Ngoài ra, việc đưa con nhỏ tới nơi công cộng rồi mặc kệ cho bé đùa nghịch gây ảnh hưởng tới người khác của người mẹ cũng bị lên án.
9 người thì 10 bình luận chê trách, nhắc nhở, tưởng bà mẹ này sẽ rút ra được bài học nhưng nào ngờ lại ra sức cãi cùn: "Ảnh hưởng tốt mà", "Đi bộ cũng tốt cho sức khỏe mà", "S.R chuyên gia ấn thang máy và S.R biết là thang máy ngừng lại"...
(Ảnh chụp màn hình)
Hiện đoạn clip này đã thu hút 1,1 triệu lượt xem và 55k lượt thả tim trên Tiktok. Một vài group Facebook cũng chia sẻ lại video và lên tiếng chê trách người mẹ. Cư dân mạng thì vẫn tiếp tục bàn luận xôn xao.
Thực tế, có không ít trường hợp phụ huynh chỉ lơ là một chút là các bé đã gặp tai nạn với thang cuốn...
Một bé trai 3 tuổi đã tử vong sau khi bị rơi từ thang cuốn tầng 3 tại quảng trường thuộc quận Xiaogan, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào năm 2018. Bố mẹ bé vì đang nằm ghế mát-xa và chỉ một phút sơ sẩy đã xảy ra chuyện đau lòng khiến họ ân hận suốt đời.
Trước đó, năm 2017 một bé gái khoảng 4 tuổi đã bị kẹt tóc vào thang cuốn ở trung tâm thương mại Gaisano, thành phố Davao, Philippines. Mặc dù may mắn thang dừng kịp thời và có nhân viên an ninh hỗ trợ, nhưng bé gái đã phải chịu đau đớn trong một khoảng thời gian không ngắn. Nhiều người cho rằng sự việc sẽ thành nỗi ám ảnh với cô bé cũng là bài học với phụ huynh.
Một bé trai khoảng 2 tuổi ở Trung Quốc cũng từng bị kẹt thang cuốn khi đi siêu thị cùng bố mẹ. Mặc dù đội cứu hộ đã xuất hiện ngay sau đó nhưng phải mất 20 phút cậu bé mới được giải thoát và đưa tới bệnh viện. Sau khi khám, bác sĩ kết luận bé trai bị chấn thương phần mô mềm của dương vật.
Cô gái dùng 2 chiếc que kẹp ngang lưng khiến nhiều người nghĩ là trò chơi "quái đản", hóa ra đó là tips để có vóc dáng vạn người mê mà không phải ai cũng biết Cách đặt 2 chiếc que lên lưng có công dụng rất tốt với vóc dáng của phụ nữ. Mới đây, trên mạng xã hội Tiktok có chia sẻ một đoạn clip ngắn ghi lại hình ảnh cô gái dùng 2 chiếc que gỗ thẳng, một chiếc đặt ngang lưng còn một chiếc đặt dọc theo cột sống vô cùng lạ lẫm. Nhiều người...