TikTok cho phép người dùng Android tại Mỹ tải ứng dụng qua website
Trong nỗ lực vượt qua những hạn chế ngày càng gay gắt tại Mỹ, TikTok ngày 7/2 thông báo người dùng Android tại Mỹ giờ đây có thể tải và kết nối với ứng dụng chia sẻ video ngắn này qua các bộ kit được cung cấp trực tiếp trên website của công ty.
Biểu tượng ứng dụng TikTok trên màn hình điện thoại di động. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh Apple và Google hiện chưa khôi phục TikTok trên các cửa hàng ứng dụng của hai công ty này kể từ khi một đạo luật của Mỹ có hiệu lực vào ngày 19/1, yêu cầu công ty ByteDance (Trung Quốc) – chủ sở hữu TikTok – phải bán ứng dụng này hoặc phải đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ.
Tổng thống Donald Trump – người nhậm chức ngay sau khi đạo luật trên có hiệu lực – đã ký một lệnh hành pháp kéo dài 75 ngày nhằm trì hoãn việc thực thi luật cấm TikTok. Ông Trump cũng cho biết đang tiến hành đối thoại với nhiều bên liên quan về khả năng mua lại TikTok và dự kiến sẽ có quyết định về tương lai của ứng dụng này trong tháng này. Ngày 3/2 vừa qua, Tổng thống Trump cũng đã ký một lệnh hành pháp khác nhằm thành lập một quỹ tài sản quốc gia trong vòng một năm tới, với dự định mua lại TikTok.
Các quan chức Mỹ cảnh báo rằng dưới sự điều hành của ByteDance, có nguy cơ dữ liệu của người Mỹ bị lạm dụng. Trong khi đó, những người ủng hộ tự do ngôn luận đã phản đối lệnh cấm TikTok.
Về phần mình, TikTok khẳng định các quan chức Mỹ đã hiểu sai mối liên quan giữa họ và Trung Quốc, lập luận rằng công cụ đề xuất nội dung và dữ liệu người dùng của họ được lưu trữ ở Mỹ trên các máy chủ đám mây do Oracle vận hành, trong khi các quyết định kiểm duyệt nội dung ảnh hưởng đến người dùng Mỹ cũng được đưa ra tại chính quốc gia này.
Hiện TikTok có khoảng 170 triệu người dùng tại Mỹ.
TikTok đối mặt với những thách thức pháp lý tại Mỹ
Ngày 17/6, tòa phúc thẩm liên bang ở thủ đô Washington của Mỹ cho biết đã lên lịch tổ chức cuộc tranh luận vào ngày 16/9 tới, liên quan đến những thách thức pháp lý đối với luật mới yêu cầu công ty ByteDance phải thoái vốn khỏi ứng dụng TikTok trước ngày 19/1 năm sau, nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm.
Biểu tượng ứng dụng TikTok trên màn hình điện thoại và quốc kỳ Mỹ (phía sau). Ảnh: AFP/TTXVN
Đạo luật do Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành hồi tháng 4 vừa qua, theo đó đặt thời hạn cho ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok trước ngày 19/1/2025 hoặc ứng dụng này sẽ bị cấm. Đạo luật viện dẫn những lo ngại về an ninh quốc gia, cho rằng TikTok đã cho phép thu thập dữ liệu và theo dõi người dùng tại Mỹ.
Ngày 14/5, một nhóm nhà sáng tạo nội dung trên TikTok đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn luật trên. Những người này cho rằng lệnh cấm có thể ảnh hưởng đến 170 triệu người dùng Mỹ và có tác động đáng kể về mặt văn hóa. TikTok và ByteDance cũng đã đệ đơn kiện tương tự.
Theo đó, các nguyên đơn phải nộp bản tóm tắt pháp lý trước ngày 20/6 và nộp cho Bộ Tư pháp Mỹ trước ngày 26/7. Tòa án phúc thẩm tại thủ đô Washington sẽ xem các bản tóm tắt của các nguyên đơn và phản hồi trước ngày 15/8. Tòa có thể đưa ra phán quyết trước ngày 6/12.
Đạo luật được Tổng thống Biden ký ban hành ngày 24/4 đã nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ, trong bối cảnh lo ngại về nguy cơ TikTok truy cập vào dữ liệu của Mỹ, do đó, luật nhanh chóng được thông qua ngay sau khi được giới thiệu.
Luật cấm các cửa hàng ứng dụng như Apple và Google cung cấp TikTok và hạn chế các dịch vụ lưu trữ Internet hỗ trợ, trừ khi ByteDance tuân thủ yêu cầu thoái vốn.
Hạ viện Mỹ thúc đẩy dự luật cấm TikTok Ngày 7/3, Ủy ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu để thúc đẩy dự luật buộc ByteDance - công ty mẹ của TikTok - phải thoái vốn quyền sở hữu ứng dụng này trong 6 tháng, nếu không sẽ bị cấm hoàn toàn tại nước này. Kết quả là 50 phiếu thuận và không có phiếu phản đối...