TikTok bị kiện với cáo buộc thu thập bất hợp pháp dữ liệu cá nhân
TikTok đang phải đối mặt với vụ kiện tại Anh với cáo buộc thu thập bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của hàng triệu trẻ em ở châu Âu.
Biểu tượng của ứng dụng chia sẻ video Tik Tok trên màn hình điện thoại thông minh ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Cựu ủy viên phụ trách trẻ em của Anh, bà Anne Longfield, và công ty luật Scott Scott đã thay mặt trẻ em dưới 13 tuổi tại Anh và 16 tuổi tại Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) đệ đơn kiện TikTok và công ty mẹ ByteDance. Đơn kiện cáo buộc TikTok và ByteDance vi phạm luật bảo vệ dữ liệu của trẻ em (GDPR) của Anh và Liên minh châu Âu (EU) cũng như lừa dối các bậc phụ huynh về mức độ rò rỉ thông tin cá nhân của những đứa trẻ khi chúng dùng ứng dụng này. Hành vi của TikTok được cho là có thể gây ảnh hưởng đến hơn 3,5 triệu trẻ em tại Anh.
Trong một tuyên bố ngày 21/4, bà Longfield nhấn mạnh “TikTok là một nền tảng truyền thông xã hội cực kỳ phổ biến, giúp trẻ em giữ liên lạc với bạn bè trong một năm vô cùng khó khăn vừa qua. Tuy nhiên, đằng sau những ca khúc vui nhộn, những thử thách về vũ đạo và trào lưu hát nhép lại là một thứ gì đó tai hại hơn nhiều”. Theo bà, các bậc phụ huynh cũng như các em nhỏ có quyền được biết thông tin cá nhân, trong đó có số điện thoại, vị trí thực tế và các video đang bị thu thập trái phép.
Video đang HOT
Cựu ủy viên phụ trách trẻ em của Anh nêu rõ vụ kiện này nhằm buộc TikTok “chấm dứt hoạt động thu thập dữ liệu”, đồng thời yêu cầu nền tảng này xóa bỏ mọi thông tin cá nhân được “xử lý bất hợp pháp” khi trẻ em sử dụng ứng dụng này.
Đơn kiện chỉ ra từ tháng 5/2018, mọi trẻ em sử dụng TikTok, bất kể có tài khoản hay cài đặt quyền riêng tư có thể, đã bị ByteDance thông qua TikTok thu thập bất hợp pháp thông tin cá nhân vì lợi ích của các bên thứ ba chưa xác định. Đơn kiện cũng đề cập đến các khoản tiền phạt khổng lồ gần đây đối với TikTok tại Mỹ và Hàn Quốc sau các trường hợp rò rỉ dữ liệu trẻ em.
Đáp lại, TikTok khẳng định ứng dụng này có “các chính sách, quy trình và công nghệ mạnh mẽ để giúp bảo vệ tất cả người dùng, đặc biệt là người dùng ở lứa tuổi thanh, thiếu niên”. TikTok sẽ tự bảo vệ mình một cách mạnh mẽ, đồng thời khẳng định quyền riêng tư và an toàn luôn là “ưu tiên hàng đầu” của nền tảng này.
Hãng dược phẩm GSK và Sanofi thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19
Ngày 22/2, hãng dược phẩm GlaxoSmithKline của Anh và Sanofi của Pháp thông báo đã bắt đầu cuộc thử nghiệm lâm sàng mới đối với một ứng cử viên vaccine phòng COVID-19 và đặt mục tiêu tiến tới giai đoạn thử nghiệm cuối cùng vào quý II/2021.
Nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất vaccine tại công ty dược phẩm Sanofi ở Val-de-Reuil, Pháp ngày 10/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hai hãng dược phẩm trên, cuộc thử nghiệm mới sẽ được tiến hành trên 720 người trưởng thành khỏe mạnh ở Mỹ, Honduras và Panama nhằm đánh giá độ an toàn, cũng như phản ứng miễn dịch của vaccine. Những người tham gia thử nghiệm vaccine sẽ được tiêm 2 mũi vaccine, với mỗi mũi cách nhau 21 ngày.
Nếu kết quả thử nghiệm thành công, GSK và Sanofi hy vọng vaccine này sẽ được phê chuẩn sử dụng trong quý IV/2021 so với mục tiêu đề ra ban đầu là trong 6 tháng đầu năm nay.
Ứng cử viên vaccine của hai hãng này có sử dụng sử dụng công nghệ sản xuất dựa trên protein tái tổ hợp giống như vaccine phòng cúm mùa của hãng Sanofi, kết hợp với tá dược do GSK bào chế.
Trước đó, tháng 12/2020, GSK và Sanofi thông báo vaccine phòng COVID-19 do hai hãng phối hợp phát triển, chưa sẵn sàng được tung ra thị trường cho tới cuối năm 2021 thay vì giữa năm như dự kiến ban đầu. Nguyên nhân là do kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine tạo miễn dịch thấp ở người cao tuổi.
* Kết quả nghiên cứu sơ bộ công bố ngày 22/2 cho thấy chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của vùng Scotland (Anh) dường như làm giảm đáng kể nguy cơ nhập viện, cho thấy các vaccine của hãng Pfizer (Mỹ) phối hợp với đối tác BioNTech (Đức) và vaccine của hãng AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) hợp tác sản xuất, đã ngăn chặn hiệu quả các ca bệnh nghiêm trọng.
Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca/Oxford. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo nghiên cứu được thực hiện đối với toàn bộ 5,4 triệu dân Scotland , 4 tuần sau khi tiêm mũi vaccine đầu tiên, nguy cơ nhập viện đã giảm tới 85% đối với những người được tiêm vaccine của Pfizer và tới 94% đối với vaccine của AstraZeneca.
Giáo sư Aziz Sheikh của Viện Usher thuộc Đại học Edinburgh, người đứng đầu nghiên cứu, nêu rõ: "Các kết quả này rất đáng khích lệ và là lý do khiến chúng ta lạc quan về tương lai".
Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ ngày 8/12/2020 đến ngày 15/2/2021. Trong giai đoạn này, 1,14 triệu liều vaccine đã được sử dụng và 21% dân số Scotland được tiêm mũi vaccine đầu tiên.
Dịch COVID-19 'tình cờ' giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở tại Pháp Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã khiến các tòa nhà văn phòng và các khu thương mại trở nên trống rỗng, trong khi làm việc tại nhà được cho là sẽ trở thành tiêu chuẩn sau đại dịch, đã thúc đẩy ý tưởng chuyển đổi mục đích sử dụng các tòa nhà này thành căn hộ nhằm giúp giải quyết...