Tiểu vương Kuwait giải tán quốc hội
Việc giải tán quốc hội Kuwait là để chuẩn bị cho cuộc bầu cử sớm ở nước này, nhằm đối phó với các thách thức an ninh và kinh tế.
Tiểu vương Kuwait. Ảnh: Kuwaittimes
Tiểu vương Kuwait Sheikh Sabah al-Ahmad al-Sabah hôm nay cho biết “dựa trên tình hình khu vực và các thách thức an ninh”, ông đã yêu cầu cơ quan lập pháp có 50 thành viên giải tán, hãng thông tấn Kuna đưa tin sau cuộc họp khẩn của chính phủ.
Động thái này diễn ra sau chưa đầy 24 giờ Chủ tịch Quốc hội Marzouk al-Ghanem kêu gọi thực hiện cuộc bầu cử nhanh chóng trước các thách thức an ninh và kinh tế.
Theo Hiến pháp Kuwait, cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong vòng hai tháng sau khi quốc hội giải tán. Nước này tổ chức cuộc bầu cử quốc hội lần cuối hồi 2013.
Video đang HOT
Kuwait là quốc gia sản xuất dầu lớn nhưng giá dầu thế giới giảm đã khiến nước này phải cắt giảm trợ giá, gây nên tranh luận về vấn đề này.
Gần đây Kuwait còn đối diện với nguy cơ bị Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tấn công. Năm ngoái, IS từng lên tiếng nhận trách nhiệm vụ đánh bom tự sát vào nhà thờ Hồi giáo Shia ở thành phố Kuwait, khiến 27 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Khánh Lynh
Theo VNE
Truyền thông Mỹ tìm ra 'gót chân Achilles' của bà Clinton
Quỹ Clinton có thể là "gót chân Achilles" của chính quyền Clinton ngay cả trong trường hợp chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Quỹ Clinton nhận được hỗ trợ tài chính lên tới hàng chục triệu đô la từ các nước nằm trong "danh sách đen" của Bộ Ngoại giao Mỹ về các vi phạm nhân quyền, bao gồm cả trong khoảng thời gian bà đảm nhận chức Ngoại trưởng Mỹ.
Bà Hillary Clinton.
Theo nhận định của tờ The New York Times ngày 21/8, những tiết lộ mới về hoạt động của quỹ này có thể phá hủy toàn bộ chiến dịch tranh cử của bà Clinton.
Báo Mỹ cho biết, Saudi Arabia đã tặng hơn 10 triệu USD cho Quỹ Clinton. Quốc gia này cũng từng ủng hộ cho các quỹ dẫn tới vụ bắt giữ tỉ phú Viktor Pinchuk, con rể cựu Tổng thống đầu tiên của Ukraine Leonid Kuchma. Tổ chức Lebanon - Nigeria cũng đã đóng góp 5 triệu USD.
Theo báo Mỹ, nhà tài trợ hào phóng nhất là Saudi Arabia trong thời điểm mối quan hệ giữa Riyadh và Washington gặp nhiều khó khăn. Chính phủ Washington đã lo ngại rằng Saudi Arabia đang hỗ trợ cho hầu hết các phong trào Hồi giáo cực đoan.
Và mặc dù quốc gia này đã phủ nhận mọi mối quan hệ với các nhóm khủng bố Hồi giáo, nhưng có đủ bằng chứng cho thấy sự tồn tại của sự hỗ trợ từ Riyadh cho các chiến binh đại diện cho các tổ chức từ thiện.
Ngoài ra, danh sách các nhà tài trợ của Quỹ Clinton còn bao gồm các nước như UAE, Qatar, Kuwait, Oman, Brunei và Algeria.
Theo tác giả, quỹ này có thể là "gót chân Achilles" của chính quyền Clinton ngay cả trong trường hợp chiến thắng trong cuộc bầu cử gần đây bà đã đưa ra cam kết sẽ đóng băng nó nếu trở thành Tổng thống.
Theo báo Mỹ, mặc dù giải pháp này có thể giúp gia đình Clinton tránh bối rối trong tình huống hiện nay nhưng nó không phải là câu trả lời cho câu hỏi liệu bà Clinton sẽ ứng xử thế nào với các nhà tài trợ cũ của mình nếu họ đưa ra những yêu cầu trái với quyền lợi của nước Mỹ khi bà trở thành Tổng thống.
Tờ Business Insider cũng đặt ra những hoài nghi đối với cam kết của bà Clinton khi cho biết tuyên bố này không phải là một trả lời mong đợi với các hoài nghi rằng các quốc gia này có khả năng vung tiền cho chiến dịch tranh cử nước rút của bà Clinton.
Mối quan hệ ấm cúng của gia đình Clinton "với các khách hàng quen trên toàn cầu là một vấn đề từ khi bà Hillary làm ngoại trưởng và kéo dài cho tới tận chiến dịch tranh cử của bà. Và nó sẽ vẫn là một vấn đề ngay cả khi bà vào Nhà Trắng, Businesss Insider bình luận.
Theo Người Đưa Tin
Hỏng một động cơ, máy bay chở 230 khách hạ cánh khẩn Một máy bay Iraq chở 230 hành khách tối qua hạ cánh khẩn xuống Kuwait, sau khi một trong hai động cơ hỏng. Một máy bay của hãng hàng không Iraqi Airways. Ảnh: shafaaq Vụ việc xảy ra trên chiếc Boeing 767 đang trên đường từ Baghdad tới New Delhi, Ấn Độ, Reuters dẫn hãng hàng không Iraqi Airways cho biết trong thông...