Tiểu thuyết bán được 65 triệu bản, từng là sách cấm ở Mỹ
Ngay khi ra đời, “Bắt trẻ đồng xanh” đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ. Đây cũng là tác phẩm khiến nhiều cuộc biểu tình nổ ra đòi cấm sách.
The Catch in the Rye (tựa Việt: Bắt trẻ đồng xanh) là tiểu thuyết đầu tay trong sự nghiệp của nhà văn người Mỹ J.D. Salinger (1919-2010). Được viết năm 1951, ngay lập tức, nó trở thành tác phẩm được giảng dạy nhiều thứ hai tại các trường trung học ở Mỹ. Trong vòng hai tuần, kể từ khi lên kệ, cuốn tiểu thuyết của J.D. Salinger đã vươn lên vị trí số 1 của danh sách những tác phẩm bán chạy nhất của New York Times.
Tuy nhiên, sau đó, Bắt trẻ đồng xanh vấp phải sự phản đối của nhiều phụ huynh. Theo ALA, khởi đầu là sự kiện năm 1960, một giáo viên ở thành phố Tulsa ( bang Oklahoma, Mỹ) bị đuổi việc vì đưa cuốn tiểu thuyết vào giảng dạy trong lớp tiếng Anh của học sinh khối 11. Về sau, người này kháng cáo và được khôi phục chức vụ. Tuy nhiên, Bắt trẻ đồng xanh bị cấm ở trường.
Cuộc khủng hoảng tuổi thành niên của nhân vật chính – Holden Caulfield – sau khi bị đuổi khỏi trường học, dấy lên nỗi nghi ngại với nhiều cha mẹ. Từ năm 1961 đến 1982, Bắt trẻ đồng xanh là cuốn sách bị cấm nhiều nhất tại các trường trung học và thư viện tại Mỹ, đồng thời bị kiểm duyệt ngặt nghèo khi chuyển ngữ hay tái bản.
Năm 1976, một nhóm luật sư tại Oklahoma biểu tình, phản đối việc bày bán tác phẩm Bắt trẻ đồng xanh. Hàng chục người tập trung kín đường phố và vây quanh tòa án, yêu cầu các đơn vị xuất bản ngừng phát hành sách. Dưới áp lực mạnh mẽ của dư luận, ngành xuất bản Mỹ phải nhượng bộ.
Theo tờ LA Times, đến năm 1986, một cuộc biểu tình khác dấy lên do phụ huynh tại Pennsylvania khởi xướng và lan sang New Jersey. Họ cho rằng “cuốn tiểu thuyết là một sự báng bổ”, chống lại giá trị truyền thống của gia đình thông qua việc “cổ vũ quan hệ trước hôn nhân, xu hướng đồng giới và những hành vi suy đồi đạo đức”. Nhóm phụ huynh yêu cầu trường học phải chấm dứt ngay việc đưa cuốn sách này vào giảng dạy để tránh ảnh hưởng tâm lý và nhận thức của học sinh.
Video đang HOT
Lý do khiến cuốn sách này trở thành “tội đồ” trong mắt nhiều phụ huynh và độc giả trưởng thành là cách hành văn và hàng loạt từ lóng trong suy nghĩ của nam sinh 16 tuổi bị đuổi khỏi trường dự bị đại học Pencey. Holden Caulfield – nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết – trở thành biểu tượng của cơn giận dữ tuổi vị thành niên.
Năm 1980, Mark David Chapman (25 tuổi) ám sát danh ca huyền thoại John Lennon (The Beatles) trước cửa nhà nạn nhân. Theo Independent, đứng trước thi thể, Chapman vứt khẩu súng, tựa lưng vào bức tường và đọc cuốn tiểu thuyết The Catch in the Rye. Khi cảnh sát đến, y đưa cuốn sách cho họ như một lời giải thích về hành động của mình. Điều này càng dấy lên sự lo ngại và phản đối của phụ huynh khi The Catch in the Rye được giảng dạy cho học sinh trung học.
June Edwards, nhà nghiên cứu Đại học West Virginia, Mỹ, trong tuyển tập Tôn giáo, đạo đức và văn chương, do Lawrence Erlbaum Associates xuất bản tại New York năm 1998, lý giải sức hấp dẫn của Bắt trẻ đồng xanh đến từ giá trị đạo đức, giá trị văn học hấp dẫn, dễ hiểu của thiên tiểu thuyết. Thông điệp mà Holden Caulfield, nhân vật chính trong truyện mang đến, chính là sự cảm thông, lòng vị tha với con người, nhất là những kẻ bị bỏ rơi.
Tác giả J.D. Salinger khá kín tiếng với truyền thông. Nhiều trang báo gọi ông là nhà văn “ẩn dật”, bởi hiếm khi ông xuất hiện trước công chúng. Năm 2017, cuộc đời của Salinger được hé lộ qua bộ phim Rebel in the Rye, chuyển thể dựa trên những câu chuyện có thật về Salinger và cuốn tiểu sử J. D. Salinger: A Life của Kenneth Slawenski.
Bắt trẻ đồng xanh là cuốn sách hấp dẫn nhiều thế hệ độc giả và giới phê bình. Từ khi nó ra đời đến nay, 65 triệu bản đã được bán. Tạp chí Times bình chọn tiểu thuyết của J.D. Salinger nằm trong 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất kể từ năm 1923 và được độc giả bình chọn là một trong 100 tác phẩm hay nhất của thế kỷ 20.
Nhan Nhan
Giết vợ trong lúc tức giận, gã trai trẻ lãnh 1.000 năm tù
Christopher đã vô cùng tức giận khi hai vợ chồng cãi nhau và không thể kiểm soát được hành vi của mình. Hắn đã đánh vợ bằng một cái ống.
Tình yêu vốn không có ranh giới tuổi tác, không phân biệt địa vị... nhưng nó chỉ là tình yêu thật sự khi không có trong đó những toan tính hay tội ác. Vậy nhưng, có rất nhiều người phụ nữ lại phải chịu cái kết đau lòng vì yêu nhầm trai trẻ. Tuyến bài Tội ác của những "phi công trẻ" sẽ cung cấp cho quý độc giả loạt câu chuyện đáng lên án đó.
Mất tích khó hiểu
Tháng 7/1992, cảnh sát thành phố Oklahoma, bang Oklahoma, Mỹ nhận được đơn trình báo của Christopher Campano nói rằng vợ anh là Caren Campano (43 tuổi) đã mất tích. Người đàn ông 28 tuổi cho hay tối hôm trước hai vợ chồng có to tiếng với nhau và Caren đã giận dỗi rồi rời khỏi nhà. Kể từ lúc đó, không ai có thể liên lạc cũng như nghe được thông tin gì về Caren.
Nạn nhân Caren Campano.
Vợ đi khỏi, Christopher cũng chán nản lái xe tới quán bar và ở tới nửa đêm. Sáng hôm sau, chưa thấy vợ quay về, anh gọi điện tới chỗ làm của vợ thì được biết không tới, cũng không xin nghỉ phép.
Khi cảnh sát tới nhà Christopher, họ nhận thấy mọi thứ còn nguyên vẹn. Tuy nhiên trong phòng ngủ, họ phát hiện thấy một vết ố lớn ngả nâu còn hơi ẩm bên dưới túi rác. Kết quả xét nghiệm sơ bộ bằng que thử chuyên dụng cho thấy đây là vết máu còn mới, nhưng không rõ máu người hay động vật.
Mẫu thử được gửi về phòng thí nghiệm pháp y và được xác định đúng là máu người. Với manh mối này, cảnh sát triệu tập Christopher vì nghi anh ta giấu thông tin. Tuy nhiên, Christopher khẳng định không biết vợ đi đâu.
Nghi ngờ hiện trường đã được tẩy rửa, các điều tra viên tìm kiếm dấu vết bằng chất thử luminol. Dưới tác dụng của luminol, họ thấy vết máu xuất hiện khắp nhà, bám thành tia trên tường và trần phòng ngủ, kéo dài thành vệt trên sàn tầng một rồi mất dấu ở cửa sau. So sánh với ADN những người thân của Caren cho thấy đây chính là máu của cô.
Các điều tra viên đặt giả thuyết có thể đã có án mạng hoặc bạo hành xảy ra. Kẻ gây án có thể đã dùng vật cứng đánh vào đầu khiến nạn nhân gục ngã, kéo ra cửa sau rồi đưa phi tang. Christopher Campano bị bắt giữ vì nghi ngờ giết vợ.
Mối tình lệch tuổi
Christopher Campano từng có hai tiền án về tội trộm cắp và che giấu tài sản bị đánh cắp. Mẹ của Christopher cho biết bà và Caren vốn là hai người bạn thân trước khi Caren kết hôn với con trai của mình. "Tôi đã cố gắng thuyết phục Caren rời xa Christopher vì họ không phải là dành cho nhau". Tuy nhiên vì yêu, Caren vẫn quyết định làm vợ chàng trai kém 15 tuổi.
Christopher Campano - hung thủ và cũng là người chồng trẻ tuổi của nạn nhân.
Mẹ của Christopher còn tiết lộ rằng con trai bà thường xuyên sử dụng cocaine. Ngoài ra, Chris và Caren cũng rất hay cãi nhau sau khi kết hôn.
Tháng 3/1993, 8 tháng sau khi Caren mất tích, người dân tìm thấy một thi thể phụ nữ ở khu vực hẻo lánh cạnh xa lộ thành phố Oklahoma. Xác chết bị một đoạn dây điện thoại cuốn chặt chân và đầu. Hộp sọ có 15 vết nứt và ba xương sườn bị gãy.
Thông qua khám nghiệm nha khoa và xét nghiệm ADN, cảnh sát khẳng định đây chính là thi thể của Caren Campano. Christopher lập tức thú nhận hành vi giết người.
Ngày 27/1/1994, Christopher Campano ra hầu tòa với tội danh Cố ý giết người, khung hình phạt tới tử hình.
Nước mắt trào ra trên khuôn mặt của Christopher khi bị cáo mô tả lại những gì đã diễn ra vào ngày hôm đó. Christopher đã vô cùng tức giận khi hai người cãi nhau và không thể kiểm soát được hành vi của mình. Hắn đã đánh vợ bằng một cái ống. Caren sau đó đã ngã đập đầu vào giường.
Không thể phủ nhận chứng cứ pháp y, luật sư bào chữa tìm cách gỡ tội cho thân chủ của mình ở khía cạnh tâm lý khi gây án. Theo đó, nếu có yếu tố lên kế hoạch từ trước, hành vi giết người sẽ được thực hiện tại nơi khác chứ không phải là ngay trong nhà. Luật sư khẳng định Christopher giết vợ trong cơn giận nhất thời.
Cuối cùng, Christopher Campano bị tuyên phạm tội ngộ sát vì vụ án mạng thiếu yếu tố suy tính trước. Vì tội ngộ sát ở bang Oklahoma không đi kèm hình phạt chung thân không ân xá mà chỉ dừng lại ở án tù có thời hạn, bồi thẩm đoàn quyết định phạt Christopher mức án 1.000 năm tù.
Cuộc bạo loạn đẫm máu thiêu rụi 'Phố Wall Đen' "Phố Wall Đen" từng là khu phố người Mỹ gốc Phi giàu có nhất nước Mỹ. Nhưng trong cuộc bạo loạn chủng tộc Tulsa năm 1921, toàn bộ nơi này đã bị một đám đông người da trắng hủy diệt chỉ trong một ngày. Hai người đàn ông da trắng bình thản nói chuyện trong khi "Phố Wall Đen" cháy đen trời phía...