Tiểu thương Thái Lan tự tử vì Covid-19
Một người buôn tôm ở Sa Kaeo tự tử sau khi phá sản giữa làn sóng tẩy chay loại nông sản liên quan đến cụm dịch Covid-19 mới nhất.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cuối tuần trước ra chỉ thị cho các thành viên nội các ăn tôm để khôi phục niềm tin của người dân vào loại thực phẩm này, sau làn sóng tẩy chay trên cả nước đối với tôm đến từ tỉnh Samut Sakhon, nơi bùng phát cụm dịch Covid-19 mới nhất.
Động thái trên diễn ra vài ngày sau khi Chawalit Inchan, một người buôn tôm 31 tuổi, treo cổ tự tử hôm 25/12 tại Sa Kaeo. Trong video tự quay trước khi tự tử, Chawalit nói rằng cơ sở buôn tôm của anh đã phá sản và anh không thể trả khoản nợ 60.000 baht (khoảng 2.000 USD).
“Tôi không thể tiếp tục. Nếu thật sự có kiếp sau, tôi sẽ quay lại để trả hết nợ”, Chawalit chia sẻ trong video.
Bi kịch xảy ra trong bối cảnh người dân Thái Lan hoang mang vì đợt bùng phát Covid-19 mới nhất, xuất phát từ ca nhiễm là người bán tôm ở chợ hải sản thuộc tỉnh Samut Sakhon. Hơn 1.300 ca nhiễm được báo cáo chỉ trong 10 ngày qua tại Thái Lan, quốc gia chỉ mới ghi nhận khoảng 5.000 ca trước ngày 17/12.
Video đang HOT
Một gian hàng bán mực và tôm tại chợ thuộc thành phố Bua Yai, tỉnh Nakhon Ratchasima, Thái Lan vắng khách hôm 25/12. Ảnh: Bangkok Post .
Nhiều người dân sợ rằng ăn tôm và các loại hải sản khác sẽ bị nhiễm virus, khiến thị trường tôm gặp khó khăn. “Trạng thái hoảng loạn hơi quá mức”, Taweesin Wisanuyothin, phát ngôn viên Trung tâm Xử lý Tình hình Covid-19 của chính phủ Thái Lan, hôm 25/12 cho hay. Giới chức Thái Lan đang nỗ lực thuyết phục người dân rằng rằng họ không thể mắc Covid-19 nếu ăn tôm và hải sản nấu chín.
Nỗi ám ảnh về hải sản đang diễn ra trên khắp Thái Lan, đi kèm với đó là nỗi sợ hãi và thái độ khinh bỉ đối với lao động nhập cư từ Myanamr, những người được cho là nguồn lây nhiễm virus ở tỉnh Samut Sakhon.
Nhiều người Thái Lan không chỉ tẩy chay tôm, mà còn sợ rằng lao động nhập cư từ Myanmar có thể lây lan virus qua thức ăn hoặc dụng cụ nấu nướng tại những nhà hàng họ làm việc bên ngoài Samut Sakhon.
“Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc thông cảm và thương xót đồng loại, đặc biệt là hàng triệu lao động nhập cư từ Myanmar. Không ai muốn bị nhiễm bệnh. Đổ lỗi cho một nhóm dân tộc hoặc quốc tịch cụ thể sẽ không giúp ích gì cho tình hình và có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Đừng đẩy nhóm lao động nhập cư được trả lương thấp nhất từ Myanmar xuống vực thẳm”, một bài xã luận trên nhật báo Khaosod của Thái Lan nhận định.
Các nhân viên y tế điều tra lịch sử đi lại của lao động nhập cư Myanmar tại tỉnh Nakhon Si Thammarat hôm 26/12. Ảnh: Khaosod .
Thái Lan phát hiện hai cụm Covid-19 mới
Giới chức Thái Lan phát hiện hai cụm dịch Covid-19 mới, nhiều khả năng liên quan đến ổ dịch tại một chợ tôm ở ngoại ô Bangkok tuần trước.
Cơ quan kiểm soát dịch bệnh Thái Lan hôm 26/12 ghi nhận 19 ca nhiễm nCoV mới ở một câu lạc bộ motor, những người trước đó đã tổ chức buổi tụ tập ở đảo Lanta, tỉnh Krabi, phía nam nước này. Ngoài ra, 9 ca nhiễm khác cũng được báo cáo tại một tụ điểm cờ bạc ở tỉnh Rayong, phía đông Thái Lan.
Giới chức địa phương cho biết người đầu tiên trong câu lạc bộ motor dương tính với nCoV đến từ tỉnh Samut Sakhon, nơi phát hiện ổ dịch Covid-19 lớn tại một chợ tôm tuần trước.
Lao động nhập cư ở chợ tôm tại tỉnh Samut Sakhon làm thủ tục xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Reuters.
Sáng 26/12, Thái Lan ghi nhận thêm 110 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm của quốc gia này lên 6.020 người. 60 trong số các ca nhiễm mới có liên quan tới ổ dịch ở Samut Sakhon.
Hồi đầu tháng 12, Thái Lan mới ghi nhận 4.008 ca nhiễm và 60 ca tử vong. Hầu hết các ca nhiễm mới ở Thái Lan đều là những người đến từ nước ngoài và đã được cách ly.
Các ca nhiễm liên quan tới ổ dịch chợ tôm Samut Sakhon đã được ghi nhận tại 33 tỉnh ở Thái Lan. Trung tâm Quản lý Tình huống Covid-19, cơ quan chịu trách nhiệm ứng phó với đại dịch của Thái Lan, hôm 25/12 cho biết nếu không thực hiện giãn cách xã hội và nhiều biện pháp hạn chế để ngăn dịch, quốc gia này có thể phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa toàn quốc vào tháng 3 tới.
Một quốc gia Đông Nam Á khác là Philippines hiện cũng phải tìm cách ngăn chặn nguy cơ đóng cửa đất nước vì Covid-19. Chính phủ Philippines hôm 26/12 đã thông qua các biện pháp hạn chế lây lan chủng nCoV mới được phát hiện ở Anh và Nam Phi. Tổng thống Rodrigo Duterte cảnh báo có thể đóng cửa đất nước lần hai nếu số ca nhiễm tăng mạnh trước khi nhận được đợt vaccine Covid-19 đầu tiên vào tháng 5 tới.
Ông Duterte đã gia hạn lệnh cấm các chuyến bay từ Anh thêm hai tuần, tới giữa tháng một, và cho biết Philippines sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại với các quốc gia phát hiện trường hợp nhiễm biến chủng nCoV ở Anh.
Với hơn 469.000 ca nhiễm và hơn 9.000 ca tử vong, Philippines là vùng dịch lớn thứ hai ở Đông Nam Á, sau Indonesia.
Ổ dịch Samut Sakhon lan sang 22 tỉnh thành của Thái Lan Những người đến chợ hải sản tỉnh Samut Sakhon để mua hàng và đem về bán lại tại tỉnh của họ được cho là góp phần khiến COVID-19 lan rộng khắp Thái Lan. Người dân đứng xếp hàng đợi xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Samut Sakhon ngày 23-12 - Ảnh: Khaosod Báo Bangkok Post (Thái Lan) đưa tin tính đến ngày 23-12, dịch...