Tiểu thương miền Tây mang quan tài phản đối di dời chợ
Hàng trăm chủ sạp ở chợ Rành Hào ( Bạc Liêu) mang quan tài đặt giữa phố để phản đối việc chính quyền di dời chợ cũ sang chợ mới.
Lực lượng chức năng huyện Đông Hải (Bạc Liêu) ngày 28/10 tổ chức di dời chợ cũ Gành Hào sang Trung tâm thương mại Gành Hào, cách đó khoảng 400 m. Tuy nhiên, họ vấp phải phản ứng gay gắt của các tiểu thương.
Nhiều trả em bị xúi dục đứng canh giữ quan tài, chống lại lực lượng chức năng. Ảnh: Phúc Hưng
Để phản đối, chủ các sạp hàng mang quan tài để ở giữa tuyến đường trung tâm thị trấn Gành Hào, sau đó di chuyển sang vài con đường khác, bất chấp sự thuyết phục của ngành chức năng.
“Sự việc kéo dài cho đến hôm nay vẫn chưa lắng. Khu chợ cũ đã xuống cấp do xây dựng đã lâu, không đảm bảo an toàn, PCCC… Địa phương quy hoạch khu trung tâm để họ buôn bán tốt hơn nhưng một số tiểu thương không chịu di dời, kích động người khác gây rối”, một cán bộ huyện nói.
Trong khi đó, các tiểu thương cho rằng chính quyền địa phương cho dời chợ về Trung tâm thương mại Gành Hào còn nhiều bất cập, khu chợ mới nhếch nhác, không thuận tiện cho việc mua bán.
Video đang HOT
Trao đổi với VnExpress, ông Bùi Minh Túy, Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, cho biết trước đó huyện đã nhiều lần đối thoại, vận động người dân sang chợ mới mua bán, đa phần tiểu thương đều nhất trí.
“Một số tiểu thương bị một nhóm người kích động nên kéo nhau xuống đường. Cảnh sát đang rà soát, mời một số tiểu thương về làm việc nhằm ổn định an ninh trật tự”, ông Túy nói.
Phúc Hưng
Theo VNE
Tiểu thương chợ Phú Hậu kéo lên UBND Thừa Thiên-Huế cầu cứu
Chiều nay 1.12, nhiều tiểu thương của chợ đầu mối Phú Hậu (TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã mang theo băng rôn cầu cứu kéo lên trụ sở UBND tỉnh.
Chợ mới Phú Hậu, nơi nhiều tiểu thương không chịu di dời đến kinh doanh, buôn bán - Ảnh: Bùi Ngọc Long
Lực lượng công an, cảnh sát cơ động đã được điều động đến giữ gìn trật tự. Trong khi đó, phía lãnh đạo tỉnh cho biết đang làm việc với UBND TP.Huế để chỉ đạo giải quyết vụ việc.
Trước đó, sáng nay, hàng chục tiểu thương chợ đầu mối Phú Hậu (một ngôi chợ tồn tại gần 10 năm nay, cung cấp hàng nông sản, thực phẩm cho toàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) tiếp tục kéo đến UBND P.Phú Hậu (TP.Huế) để phản đối việc sáp nhập, di dời đến chợ mới. Các hộ tiểu thương đã trưng bảng với các dòng chữ: "Cứu lấy tiểu thương nghèo", "cứu cho dân nghèo"... và đứng hai bên đường trước chợ tạm phản đối quyết liệt việc di dời vào chợ mới của UBND TP.Huế.
Trước đó, UBND TP.Huế đã có thông báo thời gian cuối cùng phải di dời đến chợ mới, đóng cọc bê tông, rào chợ tạm Phú Hậu. Nguyên nhân, theo các hộ tiểu thương, số lượng ki ốt tại chợ mới không đủ, lại nhỏ hẹp không đủ để kinh doanh buôn bán, trong khi đó chi phí thuê lô lại cao. Vị trí chợ mới theo người dân cũng không phù hợp khi cách chợ cũ hơn 500 m, lại nằm cạnh Trường mầm non Phú Hậu, bên hông là phòng khám khu vực 2, Trường THCS Lý Tự Trọng, và Trường tiểu học Ngô Kha...
Tiểu thương trưng các bảng cầu cứu và phản đối chủ trương di dời chợ - Ảnh: Bùi Ngọc Long
Khoảng 16 giờ 30 ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP.Huế đã đến đối thoại, giải thích, vận động tiểu thương ổn định trật tự và khiếu nại đúng quy định. Theo ông Thành, việc kinh doanh tại chợ cũ rất nhếch nhác, ô nhiễm môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bà con tiểu thương. Theo quy hoạch, UBND TP.Huế phải di dời đến chợ mới để đảm bảo vệ sinh, môi trường và văn minh đô thị.
"Người dân, các hộ kinh doanh thường theo thói quen, nên khi di dời đến chợ mới cứ cảm thấy bất tiện. Nhưng người ngoài người ta nhìn vào thì thấy như thế là bất tiện, là mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường. Thành phố chúng ta là thành phố văn hóa, du lịch nên UBND TP.Huế buộc phải đi dời chợ theo đúng quy hoạch. Chủ trương xây dựng chợ mới là chủ trương xã hội hóa, UBND TP.Huế đã kêu gọi đầu tư và phải đến nhà đầu tư thứ 3 mới được chấp thuận", ông Thành nói.
Ông Thành cũng cho rằng: "Thời gian qua, khi có phản đối của các hộ tiểu thương, khi tiếp xúc với bà con cử tri, đích thân tôi Chủ tịch UBND TP.Huế cũng đã yêu cầu nhà đầu tư phải có điều chỉnh, buộc nhà đầu tư phải thỏa thuận với UBND TP.Huế, bổ sung thêm các chính sách để hỗ trợ cho bà con. Ví dụ như trước đây tiền thuê lô, nếu không đóng kịp phải tính lãi, thành phố đã yêu cầu nhà đầu tư phải thỏa thuận cụ thể với tiểu thương và không được tính lãi; về thời gian thuê, ban đầu nhà đầu tư ký hợp đồng 5 năm, nhưng chúng tôi thấy ký như vậy sau 5 năm thì người thuê không được thuê nữa nên cũng yêu cầu nhà đầu tư phải quy định rõ ràng...".
Tuy nhiên, giải thích của ông Thành nhiều điểm vẫn không được bà con tiểu thương đồng tình.
Đến khoảng 17 giờ 30, khi trời đã bắt đầu tối, người dân mới chịu ra về.
Theo báo cáo nhanh của Công ty cổ phần đầu tư Phú Hậu (đơn vị chủ đầu tư chợ mới) đến thời điểm 30.11, đã có gần 600 tiểu thương đăng ký vào lô. Trong đó có 380 lô tự tiêu tự sản; 182 lô chính và 20 lô hoa. Theo chủ đầu tư, chợ mới Phú Hậu có gần 1.000 lô trong đó có 236 lô chính, hơn 700 lô bạ, trong khi chợ cũ chỉ có 251 lô chính, khoảng 300 lô bạ.
Bùi Ngọc Long
Theo Thanhnien
Không sử dụng một số loại hải sản: "Thôi cứ nhịn cho lành" Mặc dù vùng biển Nghệ An nằm ngoài khu vực ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển liên quan đến hoạt động xả thải của Formosa nhưng hoạt động đánh bắt, buôn bán hải sản bị ảnh hưởng nặng nề do tâm lý e ngại của người dân. Nhiều tiểu thương chỉ dám buôn bán cầm chừng, thậm chí phải cắm sổ...