Tiêu thụ điện tại Hà Nội dịp 2/9 tăng gần 60% so với cùng kỳ
Theo số liệu thống kê, cả công suất và sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc ngày 2/9/2020 tăng khoảng 25% so với ngày 2/9/2019; riêng tại miền Bắc thì mức tăng này là 30%.
Công suất và sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc ngày 2/9/2020 tăng khoảng 25% so với ngày 2/9/2019. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN), trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 vừa qua, tập đoàn và các đơn vị đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân cả nước.
Theo số liệu thống kê, cả công suất và sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc ngày 2/9/2020 tăng khoảng 25% so với ngày 2/9/2019; riêng tại miền Bắc thì mức tăng này là 30%.
Đặc biệt đối với thành phố Hà Nội, sản lượng tiêu thụ điện ngày 2/9/2020 thậm chí còn tăng tới gần 60% so với cùng kỳ 2019.
So với các ngày bình thường trước dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, mức tiêu thụ điện giảm khoảng 20%, với số liệu công suất và sản lượng tiêu thụ hệ thống điện toàn quốc ngày 2/9/2020 lần lượt là 28247 MW và 599,7 triệu kWh.
Tuy nhiên, nếu so sánh với cùng kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm 2019, phụ tải điện của ngày 2/9/2020 vẫn tăng mạnh do thời tiết nắng nóng trở lại.
Trong ngày lễ Quốc khánh, các nhà máy điện cùng hệ thống lưới điện truyền tải, phân phối đã vận hành an toàn, ổn định. Ngoài ra, không xảy ra tai nạn lao động về điện, không có hiện tượng cháy nổ trong cả dịp lễ.
Video đang HOT
Trước đó, để đảm bảo điện trong dịp lễ Quốc khánh, EVN đã sớm có văn bản chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trực thuộc triển khai công tác chuẩn bị; đồng thời yêu cầu không bố trí công tác trên lưới làm gián đoạn cung cấp điện của khách hàng, trừ trường hợp xử lý sự cố./.
Giảm tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải - Bài 2: Tiếp tục các giải pháp trong quản lý và vận hành
Ông Tạ Việt Hùng, Trưởng Ban Kỹ thuật(Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia - EVNNPT) cho biết, năm 2019, tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải đạt 2,15%, giảm 0,29% so với kết quả thực hiện năm 2018 và thấp hơn 0,19% so với chỉ tiêu kế hoạch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao.
Riêng quí 1/2020, tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải đạt 1,99%, thấp hơn 0,16% so với kế hoạch Tập đoàn giao và giảm 0,16% so với kết quả thực hiện năm 2019.
Rửa sứ Hotline (không cắt điện) do Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia thực hiện là một trong những giải pháp giảm tổn thất điện năng. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN
Với kết quả này, theo đánh giá của ông Lưu Việt Tiến, Phó Tổng Giám đốc EVNNPT, Tổng công ty đã đạt mức tổn thất điện năng đúng bằng chỉ tiêu tổn thất điện năng năm 2020 Tập đoàn đã giao tại Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020. Đây là kết quả thực hiện tốt nhất trong hơn 11 năm kể từ ngày thành lập Tổng công ty.
Với chỉ số tổn thất điện năng đạt ở mức 2,15% trong năm 2019 và 1,99% trong quý 1/2020, EVNNPT thuộc nhóm tổn thất trung bình của các nước có hệ thống truyền tải điện tiên tiến. So sánh cùng nhóm tổn thất từ 2 - 3% có TransGrid (Australia), RTE (Pháp), PSE SA (Ba Lan), Elia 50 Hertz (Đức), KEPCO (Hàn Quốc), Transelectrica (Rumani), TEIAS (Thổ Nhĩ Kỳ) và SK (Thụy Điển); thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực như EGAT (Thái Lan) - 3,19%, PLN (Indonesia) - 6,3%.
EVNNPT cho biết, những công ty có tổn thất truyền tải thấp nhất là SPT (Scottland) 1,13%, SP Power (Singapore) 1,2%, TNB (Malaysia) 1,47%, TenneT B.V. (Hà Lan và Đức) 1,55% và NGET (Anh) 1,7%.
Một số công ty truyền tải có chất lượng hàng đầu nhưng mức tổn thất truyền tải khá cao như TransGrid (Australia) 2%, RTE (Pháp) 2,01%, Elia 50 Hertz (Đức) 2,14%, Transelectrica (Rumani) 2,35%, SK (Thụy Điển) 2,79%.
Nhóm các nước có tỷ lệ tổn thất cao, trên 6%, gồm CSG (Trung Quốc), PLN (Indonesia), SGCC (Trung Quốc) và POWERGRID (Ấn Độ).
Ông Tiến cũng khẳng định nguyên nhân chính giảm tổn thất điện năng trong năm 2019 cũng như quí 1/2020 là do phương thức vận hành giảm sản lượng điện truyền tải trên lưới 500 kV Bắc - Trung - Nam.
Cụ thể, sản lượng điện truyền tải Bắc - Trung trong năm 2019 là 7,19 tỷ kWh, giảm 4,75 tỷ kWh so với năm 2018; trong đó, sản lượng từ các nhà máy nhiệt điện than ở khu vực Đông Bắc tăng 34,7% và sản lượng từ các nhà máy thủy điện ở khu vực Tây Bắc giảm 36,7%, làm giảm khoảng cách trung bình truyền tải điện theo trục Bắc - Trung. Bên cạnh đó, sản lượng điện truyền tải Trung - Nam là 10,48 tỷ kWh, giảm 9,4 tỷ kWh so với năm 2018.
Ngoài nguyên nhân khách quan do phương thức vận hành, để đạt được kết quả giảm tổn thất điện năng như vậy, theo lãnh đạo EVNNPT, Tổng công ty đã cùng các đơn vị tập trung triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp.
Công nhân Công ty Truyền tải Điện 2 triển khai công tác vệ sinh sứ cách điện hotline trên đường dây 500kV đang mang điện. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN
Đơn cử như Tổng công ty đã duy trì hoạt động hiệu quả của ban chỉ đạo giảm tổn thất điện năng từ Tổng công ty đến các đơn vị. Tổng công ty đã giao chỉ tiêu tổn thất điện năng đến các truyền tải điện khu vực, triển khai quản lý tổn thất điện năng đến từng đường dây, máy biến áp.
Cùng việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan điều độ để đảm bảo các thông số vận hành đặc biệt là điện áp và mang tải thiết bị, Tổng công ty còn chủ động trang bị các thiết bị nhằm ổn định điện áp trên lưới như kháng điện, tụ điện; liên tục rà soát lưới điện để nâng khả năng tải các đường dây, nâng công suất các máy biến áp đầy và quá tải trong vận hành. Đồng thời quản lý tốt hệ thống đo đếm ranh giới, đảm bảo hệ thống đo đếm ranh giới đo đếm chính xác sản lượng điện năng giao nhận.
Bên cạnh đó, giải pháp giảm sự cố lưới điện, khôi phục nhanh sự cố luôn được Tổng công ty chú trọng. Trong những năm vừa qua, EVNNPT luôn đạt chỉ tiêu suất sự cố do EVN giao, mặc dù hàng năm quy mô lưới truyền tải đều tăng khoảng từ 4 - 5% về số km đường dây truyền tải và khoảng 10% về dung lượng máy biến áp nhưng số vụ sự cố đều trong xu hướng năm sau giảm hơn năm trước.
Một giải pháp không kém phần quan trọng góp phần giảm tổn thất điện năng trên lưới truyền tải là Tổng công ty đã hoàn thành một khối lượng đầu tư lớn nhất trong 3 năm trở lại đây.
Theo ông Tạ Việt Hùng, Trưởng Ban Kỹ thuật, trong số các dự án đóng điện năm 2019 có các dự án có vai trò hết sức quan trọng như: Đường dây 500 kV Vĩnh Tân - rẽ Sông Mây - Tân Uyên, Sông Mây - Tân Uyên; trạm biến áp (TBA) 500 kV Tân Uyên; nâng công suất các TBA 500 kV: Lai Châu, Dốc Sỏi, Tân Định và nhiều dự án lưới điện 220 kV trọng điểm như các đường dây 220 kV: Nho Quan - Thanh Nghị, mạch 2 Đồng Hới - Đông Hà - Huế, Bình Long - Tây Ninh; TBA 220 kV Tây Hà Nội....
Đặc biệt trong năm 2019 và đầu năm 2020, EVNNPT đã hoàn thành đưa vào vận hành sớm tiến độ các dự án phục vụ giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo như nâng công suất TBA 220 kV Tháp Chàm, Lắp máy 2 TBA 220 kV Hàm Tân, TBA 220 kV Phan Rí và mới đây, ngày 17/4 vừa qua, Tổng công ty đã đóng điện vận hành máy biến áp 500 kV, công suất 900 MVA tại Trạm biến áp 500 kV Vĩnh Tân.
Trong các đơn vị trực thuộc EVNNPT thì tổn thất điện năng trên lưới truyền tải thuộc Công ty Truyền tải điện 1 quản lý (gồm các tỉnh thành khu vực miền Bắc) năm 2019 đạt 2,0%, thấp hơn 0,19% so với kế hoạch và giảm 0,29% so với kết quả thực hiện năm 2018, góp phần làm giảm tổn thất điện năng chung cho toàn Tổng công ty. Có được kết quả này theo nhận xét của lãnh đạo EVNNPT, thì ngoài yếu tố khách quan là do đặc thù kết cấu lưới điện truyền tải khu vực phía Bắc thì Công ty Truyền tải điện 1 cũng đã thực hiện rất tốt các giải pháp trên.
Để đảm bảo mục tiêu giảm tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải vào các năm tới (theo kế hoạch 2020-2025) mà EVN đề ra, trước mắt là mục tiêu Tổng công ty phải đảm bảo hoàn thành mục tiêu chiến lược, trở thành một trong bốn tổ chức truyền tải điện hàng đầu ASEAN vào năm 2020, theo ông Lưu Việt Tiến, Phó Tổng Giám đốc EVNNPT, Tổng công ty đã xây dựng đề án giảm tổn thất điện năng lưới điện truyền tải để đề ra các giải pháp, hàng năm đánh giá hiệu quả các giải pháp và bổ sung các giải pháp mới để quản lý và giảm tổn thất điện năng.
Theo đó, EVNNPT cùng các đơn vị thành viên đã và đang tiếp tục triển khai các nhóm giải pháp trên các lĩnh vực Quản lý, Vận hành và Đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải. Cụ thể như tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả của ban chỉ đạo giảm tổn thất điện năng từ Tổng công ty cho đến các đơn vị; Phát triển nguồn nhân lực quản lý và kỹ thuật chất lượng cao.
Bên cạnh đó, Tổng công ty đã ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao vào quản lý vận hành và đầu tư lưới điện như công nghệ để nâng cao năng lực giám sát, chuẩn đoán, đánh giá đối với thiết bị; sử dụng vật liệu sản xuất bằng công nghệ mới để giảm tổn thất điện năng. Cùng với đó, tăng cường quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, giảm sự cố, giảm thời gian cắt điện...
Tổng công ty tiếp tục đảm bảo tiến độ các dự án đầu tư, đặc biệt các dự án có hiệu quả cao trong việc giảm tổn thất điện năng, nâng cao độ an toàn, tin cậy vận hành lưới điện như các dự án giảm đầy và quá tải lưới điện; sử dụng dây dẫn tổn thất thấp trong các dự án nâng cấp, cải tạo lưới truyền tải điện.
Ông Lưu Việt Tiến, Phó Tổng Giám đốc EVNNPT cho biết, hiện Tổng công ty đang triển khai Chiến lược Ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực truyền tải điện đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040; Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại EVNNPT"; tiếp tục triển khai Đề án "Lưới điện thông minh của EVNNPT" nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật và các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và hoàn thành các mục tiêu chiến lược của EVNNPT.
EVN đấu giá trọn lô 13 triệu cổ phần Thiết bị điện Đông Anh, giá khởi điểm hơn 2.000 tỷ đồng Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc tổ chức phiên đấu giá trọn lô cổ phần Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh - Công ty Cổ phần (EEMC, UPCoM: TBD) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu. EVN đấu giá trọn lô 13 triệu cổ phần Thiết bị điện Đông Anh với...