Tiêu thụ bia tăng mạnh, Sabeco “gặt” doanh thu kỷ lục trong quý I
Trong quý đầu tiên của năm nay, Sabeco đã đạt mức kỷ lục hơn 9.300 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 20% so với cùng kỳ. Bên cạnh tăng giá bán thì sản lượng tiêu thụ tăng cũng giúp doanh thu “ông lớn” này tăng mạnh.
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ bia lớn nhất khu vực
Tổng công ty CP Bia Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco – mã chứng khoán SAB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019 với kết quả kinh doanh khá ấn tượng.
Cụ thể, “ông lớn” ngành bia tại Việt Nam đã thu về tổng cộng 9.336,8 tỷ đồng doanh thu thuần ngay trong quý đầu tiên của năm 2019, tăng 20% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức doanh thu tốt nhất từ trước đến nay của Sabeco trong quý I.
Sabeco cho biết, nguyên nhân giúp doanh thu thuần tăng cao là do sự tăng trưởng của sản lượng tiêu thụ và việc tăng giá bán trong năm 2019.
Tuy nhiên, với giá vốn cũng tăng mạnh tới 22% và chiếm tới 76,5% doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp của Sabeco trong quý I chỉ còn 2.191,2 tỷ đồng, tăng 13% so cùng kỳ.
Thuận lợi của Sabeco đó là doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ tăng 25% lên 172,2 tỷ đồng song chi phí tài chính lại được hoàn nhập gần 4 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay giảm 22%. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 6%.
Video đang HOT
Trong kỳ, Sabeco đã mạnh tay chi phí cho quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ bán hàng từ 122 tỷ đồng lên 345 tỷ đồng (tăng 2,8 lần) nên chi phí bán hàng bị đẩy lên 692 tỷ đồng, tăng 16%.
Phần lợi nhuận khác trong kỳ này ghi nhận âm hơn 1 tỷ đồng trong khi quý I/2018 có lãi hơn 13,2 tỷ. Phần lãi trong liên doanh, liên kết cũng giảm 16% còn 75,7 tỷ đồng.
Kết quả là trong quý I năm nay, Sabeco báo lãi trước thuế 1.584 tỷ đồng, tăng 12% so cùng kỳ và lãi sau thuế 1.289,9 tỷ đồng, tăng tương ứng 12%.
Trên thị trường chứng khoán, phiên giao dịch ngày 2/5, cổ phiếu SAB là mã có “công” lớn nhất đối với VN-Index, đóng góp cho chỉ số tới 0,88 điểm. Mã này đã tăng… tuy nhiên khối lượng giao dịch lại khiêm tốn.
Bên cạnh SAB, một số mã khác như GAS, MSN, VJC, VRE đã bắt nhịp trở lại khá tốt sau kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, việc BVH giảm sàn đã “giáng đòn” xuống VN-Index, lấy đi của chỉ số chính 1,32 điểm. Không những thế, VCB cũng tác động xấu khiến chỉ số sụt thêm 1,13 điểm. VHM, TCB, BID, CTG… giảm giá.
Trước tình trạng đó, đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, chỉ số VN-Index giảm 1,14 điểm tương ứng 0,12% còn 978,5 điểm và HNX-Index giảm 0,46 điểm tương ứng 0,43% còn 107 điểm.
Số mã giảm áp đảo số mã tăng trên quy mô toàn thị trường. Có tổng cộng 365 mã giảm, 37 mã giảm sàn so với 245 mã tăng, 26 mã tăng trần.
Thanh khoản thị trường tiếp tục khiêm tốn. Khối lượng giao dịch trên HSX dè chừng tại mức 152,16 triệu cổ phiếu, tương ứng 3.356,52 tỷ đồng và con số này trên HNX là 29,99 triệu cổ phiếu, tương ứng 371,07 tỷ đồng.
BVSC cho rằng, thị trường dự kiến sẽ vẫn tiếp tục biến động theo chiều hướng giằng co với vùng cản trên nằm tại 980-983 điểm. VN-Index được kỳ vọng sẽ sớm vượt qua ngưỡng cản này để hướng đến thử thách vùng kháng cự mạnh hơn nằm tại 986-992 điểm trong những phiên tiếp theo.
Các cổ phiếu trong rổ VN30 như VNM, VJC, GAS, MSN, MBB… đang có diễn biến tương đối tích cực và nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì trạng thái tăng điểm để hỗ trợ cho thị trường.
Nhóm dầu khí dự kiến sẽ tiếp tục nối dài đà tăng điểm với sự hỗ trợ từ xu hướng đi lên của giá dầu thế giới. Bên cạnh đó, các cổ phiếu đầu cơ có thể cũng sẽ có cơ hội trong giai đoạn này.
Theo Dân trí
Khối ngoại bán ròng, HBC đứng đầu nhóm bị "xả"
Sau phiên tăng khá mạnh vào hôm qua, trong phiên giao dịch hôm nay các chỉ số bắt đầu nhịp điều chỉnh và kết thúc ở dưới mức tham chiếu.
Khối ngoại hôm nay giao dịch khá cân bằng.
Theo đó, kết thúc phiên giao dịch 25/4, VN-Index đóng cửa giảm 2,79 điểm (0,29%) xuống 974,13 điểm; HNX-Index giảm 0,21 điểm (0,19%) xuống 106,93 điểm và UpCom-Index tăng 0,03 (0,05%) lên 56,08 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 323 mã giảm/277 mã tăng. Khối lượng giao dịch đạt 195 triệu đơn vị, tương ứng 3.387 tỷ đồng.
Khối ngoại hôm nay giao dịch khá cân bằng. Nếu nhìn chung trên cả ba sàn, nhà đầu tư nước ngoài bán trởi lại bán ròng nhẹ hơn 5,5 tỷ đồng.
Cụ thể, trên HSX, khối ngoại mua vào với khối lượng 15,4 triệu đơn vị, giá trị 504 tỷ đồng và bán ra với khối lượng 16,9 triệu đơn vị, giá trị 515 tỷ đồng. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần 1,5 triệu đơn vị, giá trị khoảng 11 tỷ đồng.
Ở chiều mua, bộ đôi cổ phiếu họ Vin là VHM và VRE chia nhau vị trí dẫn đầu. Trong đó, VHM dẫn đầu danh mục được mua ròng mạnh nhất về giá trị 17,9 tỷ đồng. Còn VRE lại dẫn đầu danh mục được mua ròng mạnh nhất về khối lượng với hơn 480 nghìn đơn vị, tương ứng 16,8 tỷ đồng.
Ở chiều bán, cổ phiếu HBC tiếp tục bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 21,9 tỷ đồng. Tiếp sau là SSI với 14,4 tỷ đồng; VIC với 14 tỷ đồng; HDB với 13,8 tỷ đồng...
Trên HNX, khối ngoại cũng có phiên bán ròng với giá trị 2,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu xét về khối lượng thì họ vẫn mua ròng 34,4 nghìn đơn vị. Mã cổ phiếu SHS bị bán ròng 3,3 tỷ đồng. Đây cũng là mã duy nhất tại sàn này có mức mua/bán ròng trên 370 triệu đồng.
Trên UpCom, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp với 689 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 19 tỷ đồng. Trong đó, BSR được khối ngoại sàn này mua ròng mạnh nhất với 16,7 tỷ đồng. Hai mã VTP và VEA cũng được mua ròng lần lượt 3,2 tỷ đồng 2 tỷ đồng. Ngược lại, LPB bị bán ròng mạnh nhất với 5,4 tỷ đồng.
Theo vneconomy.vn
Phiên 2/5: Khối ngoại trở lại mua ròng gần 50 tỷ đồng Hoạt động giao dịch diễn ra tích cực hơn, khối ngoại mua ròng 45,5 tỷ đồng trên HOSE, hơn 10 tỷ đồng trên UpCoM và chỉ bán ra nhẹ 6 tỷ đồng trên HNX. Trên HOSE, khá sôi động, khối ngoại thực hiện mua vào 586 tỷ đồng, chiếm 17,5% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và bán ra 541 tỷ...