Tiêu huỷ đàn lợn 20.000 con: Họp bàn 1 quyết định chưa từng có
Đồng Nai vừa ghi nhận ổ dịch tả lợn châu Phi lớn nhất từ trước đến nay với tổng đàn kỷ lục gần 20.000 con. Theo đó, Cục Thú y sẽ làm việc với tỉnh Đồng Nai để bàn phương án xử lý vấn đề này.
Theo thông tin mới nhất từ Cục Thú y, thống kê đến ngày 23/6 (sau gần 5 tháng phát hiện ổ dịch đầu tiên), bệnh dịch tả lợn châu Phi đã lây lan ra 4.401 xã, 459 huyện của 60 tỉnh, thành phố. Số lợn bị tiêu huỷ do dịch bệnh hiện lên tới trên 2,8 triệu con.
Đã có 359 xã thuộc 138 huyện của 29 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh.
Thế nhưng, ngoài những ổ dịch nhỏ lẻ, dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng tấn công vào những trang trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn.
Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng tấn công vào các trang trại quy mô lớn
Cụ thể, theo hông tin mới nhất từ cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai (thủ phủ chăn nuôi lợn của nước ta), tỉnh này vừa ghi nhận ổ dịch tả lợn châu Phi lớn nhất từ trước đến nay tại trại lợn của Công ty Chăn nuôi lợn Phú Sơn (huyện Trảng Bom) với tổng đàn gần 20.000 con.
Đây là ổ dịch quy mô rất lớn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai đã báo cáo Bộ NN-PTNT. Theo đó, Cục Thú y sẽ làm việc với tỉnh Đồng Nai để bàn phương án xử lý vấn đề này.
Video đang HOT
Tỉnh này cũng cho biết, từ khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai đã tiêu hủy khoảng 25.000 con lợn, các địa phương đã chi số tiền rất lớn để hỗ trợ các hộ có lợn phải tiêu hủy. Dự báo thời gian tới, số lợn phải tiêu hủy vì dịch sẽ tăng lên, với quy định tiêu hủy và cơ chế hỗ trợ như hiện nay, nguồn ngân sách sẽ không đáp ứng đủ.
Trước đó, vào thời điểm giữa tháng 3 năm nay, một hộ chăn nuôi quy mô lớn với tổng đàn 4.500 (gồm 500 nái và 4.000 lợn thịt) tại xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) cũng phát hiện bị dịch bệnh này tấn công. Toàn bộ số lợn của trang trại đã bị tiêu huỷ.
Ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết, dịch tả lợn châu Phi thực tế đã xâm nhập vào các trang trại lớn và đã có những trang trại lớn với 5.000-7.000 con bị dính dịch bệnh này.
Như Băng
Theo VNN
3 khu vực trọng điểm nguy cơ đối diện với dịch tả lợn châu Phi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ ra 3 khu vực trọng điểm có nguy cơ đối diện dịch tả lợn châu Phi trong thời gian tới và đang gấp rút triển khai phương án ngăn chặn dịch.
Đến ngày 14/3, dịch tả lợn châu Phi đã xâm nhập vào 221 xã, 52 huyện của 17 tỉnh, thành phố với tổng số lợn bị tiêu hủy là 23.442 con.
Trong bối cảnh dịch có diễn biến phức tạp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội nghị bàn giải pháp khống chế dịch tả lợn châu Phi. Buổi họp có sự tham gia của đại diện lãnh đạo UBND, lãnh đạo Sở, Chi cục Chăn nuôi và Thú y 17 tỉnh có dịch, và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ NN&PTNT.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã yêu cầu các địa phương khẩn trương áp dụng các biện pháp an toàn sinh học để khống chế loại dịch này. Đây được đánh giá là có con đường lan truyền phức tạp nên khó kiểm soát một cách triệt để. Trong khi bệnh dịch này không có vắc-xin để phòng bệnh hay thuốc điều trị. Vì thế, giải quyết an toàn sinh học là phương án tối ưu và phải thực hiện triệt để.
"Nếu chúng ta không quyết liệt, ráo riết, thì không biết sẽ thiệt hại đến đâu", Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị bàn giải pháp khống chế dịch tả lợn châu Phi lây lan. Ảnh: www.mard.gov.vn.
Trong bối cảnh dịch có diễn biến ngày càng phức tạp, Bộ Nông nghiệp cũng đưa ra cảnh báo cho 3 khu vực trọng điểm có nguy cơ đối diện với dịch tả lợn châu Phi trong thời gian tới.
Các khu vực bao gồm: vùng Đồng bằng sông Hồng với số lợn bệnh đang ở mức cao nhất, miền núi phía Bắc với địa hình phức tạp, các tỉnh miền Nam với hệ thống sông nước dày đặc, xung quanh là thị trường khổng lồ TP.HCM.
"Nếu để lây lan sang các khu vực này thì thiệt hại vô cùng lớn, phải mất thời gian dài mới có thể khôi phục được ngành chăn nuôi", Bộ trưởng Nông nghiệp nói.
Cục Thú y cũng cho biết nguy cơ dịch tiếp tục được phát hiện ở nhiều địa phương khác là rất cao. Trong khi đó, dịch tả lợn châu Phi chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt. Dịch cũng chưa xuất hiện tại các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn.
Theo Cục Thú y, dịch chủ yếu xuất hiện ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Ảnh: Nongnghiep.vn.
Trên cơ sở đó, Cục đã đưa ra các giải pháp cho các địa phương khống chế sự lây lan nhanh của loại dịch này.
Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ, phải lấy nhóm giải pháp xử lý an toàn sinh học bằng vôi bột đặt lên hàng đầu, xử lý môi trường triệt để ngay từ hộ chăn nuôi. Việc sử dụng vôi bột không những tốt cho đàn lợn mà còn mang lại lợi ích cho các vật nuôi khác. Ngoài ra, người dân phải xử lý thức ăn nuôi lợn bằng phương pháp xử lý nhiệt. Xử lý an toàn sinh học ngay cả người chăn nuôi ngay sau khi di chuyển từ vùng có dịch về.
Đối với các trang trại lớn, Cục Thú y yêu cầu áp dụng khẩn trương các biện pháp an toàn sinh học tăng cường hơn nhiều lần so với trước. Lãnh đạo các tỉnh cần quán triệt đến các trang trại chăn nuôi lớn nâng cao cảnh giác, nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh lây lan.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đặc biệt lưu ý truyền thông cần tuyên truyền để người dân, xã hội, thị trường không quay lưng lại với thịt lợn.
"Ổ dịch xảy ra đâu thì đã được kiểm soát ngay và về bản chất bệnh này không lây sang người", Bộ trưởng khẳng định.
NHẤN ĐỂ BẬT TIẾNG
Theo Zing.vn
Phòng chống dịch tả lợn châu Phi: Kiên quyết thực hiện 5 KHÔNG Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi có thể lây lan trên diện rộng, người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ lợn cần thực hiện nghiêm túc "5 KHÔNG" để tránh phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường. Cụ thể, để giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh dịch tả lợn châu Phi, Cục Thú...