Tiêu hủy 20.000 đồ chơi xuất xứ Trung Quốc
Lần đầu tiên, thanh tra chuyên đề diện rộng về đồ chơi trẻ em được Bộ KH&CN tiến hành tại 62 tỉnh, thành phố. Kết quả, 20.000 sản phẩm đồ chơi bạo lực, hầu hết có nguồn gốc từ Trung Quốc đã bị tiêu hủy.
Đồ chơi xuất xứ Trung Quốc nhan nhản khắp nơi
Ẩn họa khó lường
Ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN cho biết, đợt thanh tra chuyên đề thực hiện trong tháng 8 và 9/2013, trùng với dịp Tết Trung thu. Tại 62 tỉnh, thành, đã thanh tra 1.708 cơ sở (41 cơ sở sản xuất, 18 cơ sở nhập khẩu, 1.649 cơ sở kinh doanh) đồ chơi trẻ em. Kết quả, có 672 cơ sở vi phạm với 808 hành vi vi phạm.
Ngoài việc thanh tra, Bộ KH&CN cũng chỉ đạo Cục Quản lý Chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tiến hành kiểm tra việc sản xuất, nhập khẩu, phân phối, kinh doanh đồ chơi trẻ em ở 23 tỉnh, thành. Cục đã kiểm tra 342 cơ sở với ba cơ sở sản xuất, sáu cơ sở nhập khẩu và 333 cơ sở kinh doanh. Kết quả, có 160 cơ sở vi phạm, phạt 135 triệu đồng. Như thế năm nay có 832/2.050 cơ sở vi phạm, chiếm 40,6%, tổng tiền phạt 570 triệu đồng.
Các vi phạm chủ yếu là ghi nhãn hàng hóa với 550 cơ sở. 178 cơ sở vi phạm về gắn dấu hợp quy. Điều đáng nói 20.000 sản phẩm trị giá gần 600 triệu đồng buộc phải thiêu hủy hoàn toàn. Hầu hết các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc thuộc hai nhóm đồ chơi bạo lực và đồ chơi không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường như không rõ nguồn gốc, không có chứng nhận hợp quy hay không có tem nhãn. Các sản phẩm này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao cho trẻ khi sử dụng.
Ông Trần Quốc Khánh, Chánh Thanh tra sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng cho hay, đợt thanh tra vừa qua, Sở KH&CN Hải Phòng phải tiêu hủy hàng trăm sản phẩm đồ chơi trẻ em. Nhiều sản phẩm tương đối phổ biến như bóng bay, đàn thú nhựa nhập khẩu từ Trung Quốc. Các sản phẩm này không đạt một số chỉ tiêu hóa, cơ lý.
Video đang HOT
Khó kiểm soát chất lượng
Đợt thanh tra 1.708 cơ sở lần này, chỉ lấy được 234 mẫu kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả, có 23 mẫu vi phạm. Trong số 342 cơ sở được Cục Quản lý Chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa kiểm tra, lấy 50 mẫu, có một mẫu vi phạm.
Theo ông Trần Minh Dũng, việc lấy mẫu chỉ tập trung vào các cơ sở lớn, có đăng ký, chứng nhận hợp quy. Với các cơ sở nhỏ lẻ, sản phẩm không đăng ký hợp quy, không có tem nhãn, không nguồn gốc xuất xứ thì xử lý ngay, không lấy mẫu.
Trong khi đó, với 1.649 cơ sở kinh doanh được thanh tra, chỉ có 94 siêu thị, đầu mối lớn, còn1.555 cơ sở (94,3%) buôn bán nhỏ lẻ. Nhiều cơ sở không chính danh như bán văn phòng phẩm, bán tạp hóa kèm đồ chơi trẻ em. Với các cơ sở này, theo ông Dũng, việc lấy mẫu rất khó khăn, vì mỗi sản phẩm chỉ có vài đơn vị sản phẩm, không đủ để cơ quan thanh tra lấy mẫu kiểm nghiệm. Vì thế, rất khó kiểm nghiệm chất lượng các sản phẩm đồ chơi của các cửa hàng nhỏ lẻ.
Theo ông Dũng, để kiểm soát tận gốc chất lượng đồ chơi trẻ em, cần có giải pháp quản lý chặt chẽ hơn như tăng cường trách nhiệm của cơ sở chứng nhận với nhà sản xuất, nhập khẩu, tăng cường thanh tra, kiểm tra tận gốc, phối hợp với các cơ quan truy nguồn gốc sản phẩm. Ngoài ra, đồ chơi trẻ em rất đa dạng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn, sức khỏe.Việc ngăn chặn phụ thuộc nhiều vào ý thức của phụ huynh khi lựa chọn sản phẩm.
Lo ngại “bom thối” ở cổng trường
Thời gian gần đây, nhiều cổng trường học ở Hà Nội xuất hiện sản phẩm trò chơi “bom thối” nhãn hiệu Trung Quốc. Sản phẩm là một túi hình chữ nhật có in chữ bomb kèm hình quả lựu đạn và đầu lâu, phía trong đựng chất lỏng màu hồng. Khi vứt xuống đất, giẫm chân lên thì “bom thối” sẽ phát ra tiếng nổ, kèm theo là mùi thối bốc lên nồng nặc. Mặt hàng này giá từ 2.500 đến 4.000 đồng đang được bán khá chạy tại các cổng trường tiểu học, trung học cơ sở. Chất lỏng bên trong là gì, có nguy hại đến sức khỏe hay không chưa được kiểm chứng.
Tiền Phong
Nguy cơ nhiễm độc từ bát đĩa nhựa kém chất lượng
Đô dung băng nhưa, nhât la bat, đia đang đươc rât nhiêu ngươi dân sư dung vi sư tiên ich cua no. Tuy nhiên, it ai ngờ răng nếu sử dụng đồ kém chất lượng nhưng đô dung nay sẽ la con đương trung gian đưa mâm bênh vao trong cơ thê.
Thận trọng với những bát nhựa màu
Bát nhựa nguy hiểm hơn bát sứ
Theo các nhà nghiên cứu, nhóm người chuyên ăn sáng bằng bát đĩa làm từ melamine có nồng độ nhiễm melamine cao gấp 8 lần đối với nhóm người dùng đồ sứ.Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Đài Loan, Trung Quốc, theo đó khi dùng thực phẩm nóng, chất melamine có trong đĩa đựng thức ăn có thể thâm nhập vào cơ thể và gây hại cho sức khỏe.
Sau khi tiến hành phân tích mẫu nước tiểu của những người thường xuyên ăn món mì nóng, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một lượng melamine đáng lưu ý.
Melamine là một loại hóa chất hữu cơ được dùng rộng rãi trong sản xuất đồ nhựa, đồ chơi trẻ em, đồ dùng gia đình. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, nhóm người chuyên ăn sáng bằng bát đĩa làm từ melamine có nồng độ nhiễm melamine cao gấp 8 lần đối với nhóm người dùng đồ sứ.
Nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ nhiễm melamine gia tăng trong điều kiện nhiệt độ cao. Theo Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, melamine được thông qua tại Mỹ để sử dụng trong việc sản xuất một số dụng cụ nấu ăn, nhựa, sơn công nghiệp. Tuy nhiên, hóa chất này phổ biến nhiều nhất ở Trung Quốc.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Tuy không phu nhân nhưng lơi ich cua đô dung băng nhưa nhât la bat, đia nhưa mang lai trong cuôc sông hang ngay. Nhưng viêc, nhiêu hang quan hiên nay vi ham re ma sư dung nhưng loai bat đia nhưa không đam bao an toan, không ro nguôn gôc xuât xư la vô cung nguy hiêm đôi vơi khach hang.
Lương trươc đươc vân đê nay, nhiêu chuyên gia đa canh bao tơi ngươi tiêu dung vê viêc sư dung đô nhưa, nhât la nhưng đô nhưa san xuât không đam bao tiêu chuân đôi vơi ngươi sư dung.
Theo GS. Chu Phạm Ngọc Sơn (PCT Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật TP HCM), những loai bát đĩa này chu yêu được làm bằng nhựa melamine-formaldehyt. Vi thê, không nên dùng để chứa các thức ăn quá nóng. Đăc biêt la không nên dung đê muối dưa hoăc cho vào lò vi sóng vì có thể làm thôi hai chất độc melamine và formaldehyt vào thức ăn gây nguy hiêm cho ngươi sư dung.
Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn phân tich, phần lớn các chất màu dùng cho nhựa melamine có kim loại nặng, chủ yếu là chì, dễ tạo các muối khó tan gây độc hại cho người và súc vật. Nếu đựng lâu thức ăn, nhất là đồ chua như dưa muối, trong bát đĩa phíp nhiều màu sắc, các độc chất trong đồ nhựa sẽ bị tách ra và ngấm vào thức ăn. Khi xâm nhập cơ thể người, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hoá và hệ thần kinh.
Ngoai ra, cac chuyên gia cung canh bao, bat đia nhưa không chi co nhưng chât đôc tao mau, ma nguy cơ gây bênh con xuât phat tư viêc cac chu cơ sơ dung nhưng loai nhưa tai chê đê san xuât. Điêu nay la đăc biêt nguy hiêm.
Môt nghiên cưu ơ Trung Quôc do ông Dong Jinshi, Phó giám đốc Ủy bản nguồn bao bì của Hiệp hội bao bì Trung Quốc cho thây, nếu sử dụng đồ nhựa tái chế lâu dài, những hóa chất như axit acetic sau khi thôi nhiễm vào thức ăn sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và chức năng gan. Vị quan chức này cũng thừa nhận nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do công tác giám sát thị trường chậm chạp, mức hình phạt còn nhẹ và sự hợp tác lỏng lẻo giữa các ngành liên quan.
Vi thê, khi sư dung nhưng đô dung, dung cu băng nhưa đê chê biên va đưng đô ăn, ngươi tiêu dung phai hêt sưc chu y tư khâu mua đô. Nêu thây co hiên tương phai mau hoăc thôi nhiêm mui nhưa trong khi sư dung cân phai loai bo nhưng đô dung đo ra khoi cuôc sông ngay lâp tưc.
Theo VietQ.vn
Úc thu giữ lượng lớn ma túy đá xuất xứ Trung Quốc Cảnh sát Úc ngày 11.10 cho biết họ đã thu giữ một lượng lớn ma túy đá (methamphetamine), với giá chợ đen khoảng 189 triệu USD, được giấu trong các lốp xe tải được chuyển đến Úc từ Trung Quốc. Ma túy đá giấu trong lốp xe tải - Ảnh: AFP Cảnh sát Úc đã phát hiện 200kg ma túy đá được giấu...