Tiêu hủy 1.250 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn
Để chủ động phòng, chống bệnh khảm lá sắn trên địa bàn tỉnh, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương có diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn để thực hiện điều tra, xác minh, thống kê những diện tích nhiễm bệnh và tiến hành khoanh vùng, phun trừ bọ phấn trắng.
Người dân xã Bãi Trành ( Như Xuân) tiêu hủy diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn.
Đáng chú ý, để tiêu diệt triệt để nguồn bệnh, một số địa phương đã huy động lực lượng ra quân thực hiện tiêu hủy diện tích bị nhiễm bệnh khảm lá sắn đối với diện tích sắn có tỷ lệ nhiễm từ 50% trở lên. Qua đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tiến hành tiêu hủy 1.250 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn và thực hiện chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác để cắt nguồn bệnh.
Cùng với việc tiêu hủy diện tích bị nhiễm bệnh nặng, các địa phương cũng tập trung chỉ đạo bà con nông dân nhổ bỏ, tiêu hủy những cây bị bệnh và phun thuốc trừ bọ phấn trắng. Hiện đã có 1.433 ha sắn được phun phòng, trừ bọ phấn trắng. Bên cạnh đó, tuyên truyền bà con nông dân về tác hại của bệnh; đồng thời, hướng dẫn theo dõi, phát hiện bệnh sớm để có biện pháp phòng, trừ kịp thời.
Thanh Hóa: Khống chế bệnh khảm lá sắn
Tính đến thời điểm này, bệnh khảm lá sắn đã phát sinh, gây hại trên 600ha tại Thanh Hóa. Ngành nông nghiệp đang tập trung khống chế, tránh lây lan ra diện rộng.
Video đang HOT
Bệnh khảm lá sắn phát sinh gây hại trên 600 ha tại Thanh Hóa. Ảnh: Võ Dũng.
Niên vụ 2020 - 2021, huyện Như Xuân trồng mới, trồng lại được trên 3 nghìn héc-ta sắn nguyên liệu.
Ngày 26/2, Phòng NN-PTNT, Trung tâm dịch vụ NN cùng Chi cục trồng trọt và BVTV, Trung tâm BVTV vùng 4 kiểm tra, lấy mẫu, xác minh và có kết luận về bệnh khảm lá sắn trên địa bàn huyện.
Đến thời điểm này, bệnh khảm lá sắn đã xuất hiện một số xã như Xuân Hòa, Bãi Trành, Xuân Bình, Hóa Quỳ, Thượng Ninh với tổng diện tích trên 600ha. Trong đó Xuân Hòa là xã có diện tích và mức độ nhiễm bệnh nặng nhất, diện tích bị nhiễm ước trên 400/1.100ha.
Trước tình hình trên, UBND huyện Như Xuân đã hướng dẫn các địa phương tập trung thực hiện các biện pháp phòng, trị bệnh khảm lá sắn và thành lập 3 đoàn kiểm tra, xác định tình hình dịch bệnh.
Từ ngày 12-14/3, Phòng NN-PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện làm việc với ban chỉ đạo các xã để bàn giải pháp phòng, trừ bệnh. Ngành nông nghiệp cùng các nhà máy sắn họp nhân dân trồng sắn ở 6 thôn để hướng dẫn quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh, bàn giải pháp chuyển đổi cây trồng ở những diện tích bị bệnh nặng bằng các cây trồng khác như ngô, mía, rau màu...
Ngày 15/3, Phòng NN-PTNT huyện Như Xuân làm việc với Tổng Giám đốc nhà máy đường Lam Sơn, Tổng giám đốc Công ty TNHH 2 thành viên Yên Mỹ để bàn giải pháp chuẩn bị phương án đầu tư giống mía, ngô thay thế những diện tích sắn bị bệnh.
Đại diện Phòng NN-PTNT huyện Như Xuân cho biết, huyện đã chuẩn bị thuốc, vật tư, hóa chất để phòng trị bọ phấn trắng, tiêu hủy cây bệnh.
Các địa phương đang tập trung phun diệt bọ phấn trắng trên tất cả các diện tích bị nhiễm; thu gom, tiêu hủy toàn bộ hom sắn ở các bờ lô. Diện tích bị nhiễm nhẹ tiến hành phun phòng trừ bọ phấn trắng, thu gom, tiêu hủy các hom cây sắn xung quanh khu vực bờ lô sản xuất.
UBND huyện Như Xuân vận động nhân dân chuyển đổi những diện tích bị bệnh trên 70% số cây sang trồng ngô ở những diện tích chủ động nước tưới như khu vực gần hồ khe hương xã Xuân Hòa, khu vực Xuân Đàm xã Hóa Quỳ; trồng mía ở các diện tích còn lại; trồng rau màu ở khu vực bãi lau thôn Đông Xuân xã Thượng Ninh trong khung thời vụ cho phép. Huyện cũng đã chỉ đạo các xã tổng hợp danh sách các hộ đăng ký trồng ngô, mía và các cây trồng khác để phối hợp với các doanh nghiệp chuẩn bị giống kịp thời vụ...
Đối với các hộ không chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ngành nông nghiệp huyện Như Xuân chỉ đạo phải thu gom, tiêu hủy triệt để các hom giống bị bệnh, xử lý đất bằng vôi bột trước khi trồng, đồng thời phải trồng các loại giống kháng bệnh, sạch bệnh...
Ngành nông nghiệp địa phương vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng để ứng phó. Ảnh: Võ Dũng.
Được biết, Phòng NN-PTNT đã đề xuất UBND huyện Như Xuân hỗ trợ kinh phí mua thuốc phòng trừ bọ phấn trắng để hạn chế lây lan sang các diện tích khác.
Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh Thanh Hóa, bệnh khảm lá sắn phát sinh và gây hại trên các giống KM140, KM194 với tỷ lệ bệnh phổ biến 5-20%, cao 60%, cục bộ 80-100%.
Ước tính, tổng diện tích nhiễm là 666,95 ha, chủ yếu tập trung ở Như Xuân. Trong đó, nhiễm nhẹ 380 ha; trung bình 195 ha; nặng 91,5 ha.
Ngay sau khi nhận thông tin về dịch bệnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành các văn bản về việc phòng chống bệnh khảm lá hại cây sắn trên địa bàn tỉnh năm 2020. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa cử cán bộ xuống địa bàn điều tra, hướng dẫn các biện pháp phòng, trừ bệnh khảm lá sắn.
Đến nay, các huyện đã khoanh vùng, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ và phối hợp với các công ty chế biến tinh bột sắn trên địa bàn để hỗ trợ dầu tiêu hủy sắn bị bệnh, thuốc Bảo vệ thực vật phun trừ bọ phấn trắng.
Võ Văn Dũng
Ngất ngây với sắc hồng cổ lung linh giữa Thủ đô Hơn 500 gốc hồng nhung cổ, hồng cổ Sa Pa, hồng phấn đào... được trồng tại Hoàng Thành Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội) cách đây gần 3 tháng đã bắt đầu bung nở, khoe sắc. Những bông hồng phấn đào có màu sắc nhẹ nhàng, tinh khiết và có hương thơm cổ điển. Bông hồng cổ Sa Pa lung linh khoe sắc...